Suy thận có ăn yến được không? [Chuyên gia y tế giải đáp]

Suy thận có ăn yến được không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Yến sào vốn là một trong những loại thực phẩm siêu dinh dưỡng, sở hữu rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận trong quá trình chế biến và sử dụng cần chú ý để tránh gây hại cho sức khỏe.

Tìm hiểu bệnh nhân suy thận có ăn yến được không
Tìm hiểu bệnh nhân suy thận có ăn yến được không

Suy thận có ăn yến được không?

Đối với những bệnh nhân thận suy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, thông thường người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bổ sung một loại thực phẩm vào thực đơn hàng ngày. Trong số các câu hỏi liên quan đến chủ đề này, không ít người thắc mắc liệu suy thận có ăn yến được không?

Yến, hay còn được biết đến với một số tên gọi khác như yến sào, yến thái, vốn là tổ của loài chim Yến hàng, được tạo thành từ chính nước bọt của chim. Tổ yến được sử dụng đầu tiên bởi người Trung Hoa, là món ăn quý dành để dâng lên vua chúa. Ngày nay, yến được xem là siêu thực phẩm bởi hàm lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất mà nó sở hữu.

Suy thận có ăn yến được không là thắc mắc của nhiều người
Suy thận có ăn yến được không là thắc mắc của nhiều người

Theo các chuyên gia, người bệnh suy thận có thể sử dụng yến như bình thường. Hiện nay, không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy tổ yến có tác dụng không tốt với những người gặp vấn đề liên quan đến các dấu hiệu suy thận. Bên cạnh đó, hàm lượng dưỡng chất dồi dào có trong yến có thể giúp cơ thể con người tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ khí huyết rất hiệu quả.

Tuy nhiên nếu xét theo khía cạnh của Đông y, yến sào không thích hợp dùng với bệnh nhân suy thận do cao huyết áp hoặc do các rối loạn liên quan đến đường huyết. Chính vì vậy, tốt nhất là người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng tổ yến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Suy thận ăn yến được không? – Cách dùng hiệu quả

Bên cạnh vấn đề “Bệnh suy thận có ăn được tổ yến không?”, nhiều bệnh nhân cũng quan tâm đến cách chế biến và sử dụng tổ yến. 

Về liều lượng sử dụng

Tuy rằng tổ yến sở hữu rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, người bệnh cũng không nên sử dụng quá nhiều. Bởi vì nếu lạm dụng, yến sào có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, chán ăn, đầy bụng và tiêu chảy. 

Người bệnh suy thận chỉ nên dùng tối đa 40g yến/ngày
Người bệnh suy thận chỉ nên dùng tối đa 40g yến/ngày

Các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân suy thận chỉ nên dùng tối đa 40g yến sào/ngày. Yến sào có thể sử dụng hàng ngày hoặc với tần suất 2 ngày 1 bữa với liều lượng thích hợp. Tác dụng của yến sào thường phát huy tốt nhất nếu bệnh nhân dùng đều đặn, thường xuyên.

THAM KHẢO THÊM:

Suy thận có ăn yến được không? – Về cách chế biến

Như vậy câu trả lời cho câu hỏi: “Suy thận có ăn yến được không” là có. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe, người bệnh cần dùng đúng liều lượng, lựa chọn những cách chế biến phù hợp.

Tổ yến có nhiều cách chế biến đa dạng, trong đó có thể kể đến:

  • Yến chưng cách thủy đường phèn: Đây là cách chế biến truyền thống của tổ yến, giúp giữ lại nguyên vẹn hương vị của nguyên liệu. Món ăn này có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược và ăn không ngon.
  • Yến nấu sữa bò: Nếu bệnh nhân không thích dùng đường, yến nấu sữa bò là lựa chọn đáng thử. Món tráng miệng này thơm mùi sữa bò, vị béo và ngọt thanh, có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, giảm chứng buồn nôn, chán ăn ở người bị thận suy.
  • Yến hầm gà và nấm: Món ăn này phù hợp với những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, muốn bồi bổ cơ thể. Yến hầm gà và nấm là lựa chọn không tồi. Cách thực hiện đơn giản là cho tất cả nguyên liệu vào nồi và hầm khoảng 10 phút. Công dụng chính của món ăn này là tăng cường khí huyết, giảm triệu chứng mệt mỏi, da xanh xao và ăn không ngon.
Yến sào nên chế biến bằng cách chưng cách thủy
Yến sào nên chế biến bằng cách chưng cách thủy

Người bệnh suy thận khi ăn yến cần lưu ý gì?

Bên cạnh giải đáp thắc mắc: “Suy thận có ăn yến được không”, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân suy thận. Trong quá trình sử dụng các món ăn chế biến từ tổ yến, người bệnh suy thận cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Trao đổi với bác sĩ điều trị: Người bị suy thận vốn có tình trạng sức khỏe yếu hơn người bình thường, vì vậy cần đặc biệt thận trọng trong tất cả các vấn đề sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống. Bệnh nhân nên dành thời gian trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng yến sào, nhất là những người vốn có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng hoặc có các bệnh lý nền khác.
  • Sử dụng yến tươi: Yến tươi tuy rằng có giá bán cao nhưng chúng đảm bảo chất lượng hơn các loại yến đóng hộp. Các sản phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường hóa học và chất bảo quản, có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh suy thận. 
  • Cẩn trọng khi mua yến ngoài thị trường: Do yến sào là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và phải thu hoạch từ tự nhiên nên nó rất dễ bị làm giả. Người bệnh cần biết cách phân biệt để tránh mua phải yến sào kém chất lượng. Thông thường, tổ yến thật có màu hơi ngả vàng và không bị phai màu nếu ngâm trong nước nóng.
  • Chế biến yến đúng cách: Yến rất dễ bị biến chất nếu không được chế biến đúng cách. Người bệnh cần chú ý không nên nấu yến ở nhiệt độ trên 100 độ C cũng như sử dụng quá nhiều đường trong món yến. Theo các chuyên gia, phương thức chế biến yến đúng nhất là chưng, hấp cách thủy với thời gian tối đa là 30 phút.

Hy vọng với những thông tin bài viết tổng hợp, bệnh nhân đã phần nào giải đáp được câu hỏi: “Suy thận có ăn yến được không?”. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh cũng nên xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích, rượu bia và tăng cường luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. 

ĐỌC NGAY:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời.  Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...

Xem chi tiết
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Dinh dưỡng
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top