Thoát Vị Nội Xốp

Thoát vị nội xốp là một dạng của thoát vị đĩa đệm, nhưng có diễn biến phức tạp hơn thông thường. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, việc nắm được những nội dung cơ bản liên quan đến bệnh như nguyên nhân, triệu chứng và điều trị là rất quan trọng.

Thoát vị nội xốp là gì?

Giữa các đốt xương cột sống của con người đều có một đĩa đệm. Những đĩa đệm này có cấu tạo gồm 2 phần: Bao cơ và nhân mềm. Vì một yếu tố tác động nào đó, bao cơ bao bọc lấy nhân mềm bị vỡ, khiến nhân chảy ra ngoài và đè lên các rễ thần kinh, hiện tượng này được gọi là thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, đối với trường hợp nhân mềm của đĩa đệm chảy vào bên trong ống sống rồi tạo áp lực cho phần nội xốp của ống sống thì y tế xếp vào thể bệnh thoát vị nội xốp. Chính bởi vậy, tình trạng này còn được coi là một dạng khác của thoát vị đĩa đệm.

Nhân đĩa đệm tràn vào bên trong ống sống gây ra thoát vị nội xốp
Nhân đĩa đệm tràn vào bên trong ống sống gây ra thoát vị nội xốp

Theo các chuyên gia, tất cả mọi người đều có thể bị thoát vị đĩa đệm nội xốp, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi ngoài 50. Nếu không được phát hiện và xử lý hiệu quả, bệnh có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. 

Nguyên nhân thoát vị nội xốp

Thoát vị nội xốp đĩa đệm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến hơn cả là:

  • Sự thoái hóa: Không ai có thể chống lại sự ảnh hưởng của tình trạng thoái hóa đĩa đệm, nhất là khi tuổi đời ngày càng tăng lên. Khi thời gian trôi đi, đĩa đệm không còn giữ được kết cấu như ban đầu, dẫn đến hiện tượng bao cơ bên ngoài bị khô cứng. Dần dần, lớp vỏ này bị tổn thương và rách vỡ, tạo điều kiện cho nhân mềm chảy vào trong ống sống.
  • Tiền sử bệnh lý liên quan đến cột sống: Những người đã từng bị chấn thương vùng cột sống do tai nạn thường có nguy cơ xảy ra thoát vị nội xốp cao hơn. Lý do là vì cấu trúc cột sống sau thương tổn dù đã hồi phục lại nhưng không còn khỏe mạnh như trước nữa. Theo thời gian, cơ thể dần lão hóa và đĩa đệm sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng hơn.
  • Cân nặng vượt quá mức: Theo các nhà khoa học, béo phì và thừa cân cũng có thể là yếu tố khiến tỷ lệ mắc bệnh gia tăng. Cột sống vốn làm nhiệm vụ nâng đỡ cho cơ thể. Vì vậy, mỗi khi cân nặng tăng thêm thì áp lực chúng tạo ra trên cột sống cũng tiến triển hơn. Nếu tình trạng không được cải thiện thì cấu trúc đĩa đệm rất dễ chịu ảnh hưởng.
  • Các yếu tố khác: Một số yếu tố liên quan khác có thể kể đến như nghiện thuốc lá, nghiện chất kích thích, lối sống ít vận động,…

Triệu chứng thoát vị nội xốp đĩa đệm

Người bệnh thoát vị nội xốp có thể có các triệu chứng sau đây:

  • Đau mỏi vùng cổ gáy hoặc vùng lưng. Khu vực cơn đau tập trung phụ thuộc vào vị trí xảy ra thoát vị. Cảm giác ban đầu có thể không rõ rệt nhưng sau một khoảng thời gian, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội và khó chịu hơn.
  • Cảm giác tê ngứa như kiến bò xuất hiện ở tay và chân. Triệu chứng này xảy ra khi dây thần kinh bên trong ống sống bị đĩa đệm chèn lên và tổn thương. Một số ít trường hợp thậm chí còn mất cảm giác ở tứ chi.
  • Khả năng vận động giảm sút. Tình trạng giảm sút này tập trung chủ yếu ở hai chân, khiến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân chịu nhiều ảnh hưởng. Đây là hệ quả tất yếu của những tổn thương mà nội xốp phải chịu đựng trong một khoảng thời gian dài.
Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng đau nhức cổ gáy hoặc một số khu vực khác trên vùng lưng
Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng đau nhức cổ gáy hoặc một số khu vực khác trên vùng lưng

Bệnh thoát vị nội xốp có chữa khỏi không?

Bên cạnh các câu hỏi như thoát vị nội xốp đĩa đệm là gì, nguyên nhân, triệu chứng thường gặp,… không ít người cũng thắc mắc về việc bệnh có chữa được không và gây ra nguy hiểm gì. Đối với vấn đề này, các bác sĩ cho rằng phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn phát triển của bệnh.

Theo đó, nếu người bệnh phát hiện và xử lý kịp thời, tổn thương mà phần nội xốp bên trong ống sống phải chịu đựng chưa quá nghiêm trọng, việc điều trị thường dễ dàng đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm sẽ cao hơn.

Một trong những hậu quả nặng nề nhất mà thoát vị nội xốp gây ra chính là bại liệt tay, chân. Điều này là do nhân mềm của đĩa đệm thoát vị chèn ép quá lâu đối với những dây thần kinh quan trọng bên trong ống sống. Những dây thần kinh này thường phân nhánh tập trung ở tứ chi, vì vậy mà hiện tượng mất cảm giác, bại liệt, tàn phế sẽ xảy ra.

XEM THÊM:

Chẩn đoán thoát vị nội xốp

Hiện nay, việc chẩn đoán thoát vị nội xốp được tiến hành thông qua hai bài kiểm tra. Bài kiểm tra đầu tiên là thể chất và các dấu hiệu bên ngoài. Các bác sĩ sẽ hỏi một số vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh rồi thông qua các va chạm phần mềm, yêu cầu người bệnh thức hiện các động tác,… để đưa ra phán đoán bước đầu.

Các bác sĩ thường khám sơ bộ nhằm đưa ra chẩn đoán ban đầu
Các bác sĩ thường khám sơ bộ nhằm đưa ra chẩn đoán ban đầu

Sau đó, người bệnh cần được kiểm tra bằng các kỹ thuật hiện đại như X – quang, cộng hưởng từ MRI, cắt lớp CT,… Những biện pháp này sử dụng chùm tia X, sóng từ trường và sóng vô tuyến để ghi lại hình ảnh về cấu trúc cột sống. Thông qua kết quả hiển thị thu được trên máy vi tính, bác sĩ có thể xác định đĩa đệm nào bị vỡ, nội xốp tổn thương bao nhiêu phần trăm để từ đó đưa ra phương án điều trị. 

Điều trị thoát vị nội xốp

Quá trình điều trị phụ thuộc vào một số yếu tố, ví dụ như tuổi tác, tình trạng sức khỏe hiện tại, mức độ phát triển của bệnh,… Hầu hết người bệnh thoát vị nội xốp thân đốt sử dụng phác đồ từ bác sĩ và kết hợp thêm một số biện pháp cải thiện tại nhà khác.

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian có thể áp dụng tại nhà gồm có:

  • Chườm nóng bằng xương rồng ông: Bệnh nhân chuẩn bị tầm 60g xương rồng ông và 20g muối trắng. Xương rồng bỏ gai, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho lên chảo rang nóng cùng với muối trắng. Hỗn hợp thu được sau đó dùng chườm lên những khu vực bị đau nhức, thời gian chườm khoảng 30 phút.
  • Ngải cứu giảm đau hiệu quả: Ngải cứu chọn các cây thân già, khoảng 70g rồi cắt thành từng khúc, dùng chảo nóng sao thật khô. Đổ ngải cứu vào một chiếc khăn mặt, bọc kín lại và đắp lên vùng lưng hoặc cổ gáy đang đau nhức khó chịu. Khi thuốc tỏa hết nhiệt thì lại tiếp tục bắc lên chảo rang, làm liên tục đến khi cơ thể cảm thấy dễ chịu.
  • Rượu rễ đinh lăng: Người bệnh chuẩn bị các nguyên vật liệu: 100g rễ đinh lăng, 500ml rượu trắng. Rễ đinh lăng sau khi sơ chế sạch sẽ thì dùng dao cắt thành các miếng mỏng, cho vào bình rồi đổ rượu ngâm. Rượu đinh lăng ủ khoảng 2 tuần là có thể dùng được. Người bệnh xoa bóp vùng bị đau với rượu thuốc hàng ngày.
Bài thuốc rễ đinh lăng ngâm rượu giúp giảm đau nhức hiệu quả ở người bệnh thoát vị nội xốp
Bài thuốc rễ đinh lăng ngâm rượu giúp giảm đau nhức hiệu quả ở người bệnh thoát vị nội xốp

Tây y trị thoát vị nội xốp

Điều trị bảo tồn bằng thuốc uống vẫn là phương pháp được nhiều bệnh nhân thoát vị nội xốp lựa chọn vì hiệu quả nhanh và không tốn nhiều thời gian chuẩn bị như bài thuốc dân gian. Các loại thuốc uống gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Đa phần người bệnh có mức độ triệu chứng dạng nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng viêm không kê đơn, ví dụ như aspirin, naproxen sodium, ibuprofen,… Thuốc có tác dụng ức chế hormone COX gây viêm, nhờ vậy mà cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức.
  • Thuốc chống viêm theo đơn: Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể chuyển sang dùng thuốc chống viêm theo đơn, ví dụ như cortisone, codein và prednisone. Những loại thuốc này có chứa hoạt chất kháng viêm liều mạnh khoảng 2,5% đến 5%, giúp giảm nhanh cơn đau khó chịu mà bệnh nhân đang phải chịu đựng. 

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có hiệu quả và đĩa đệm thoát vị bên trong thân đốt đã xuất hiện nguy cơ biến chứng, người bệnh có thể sẽ cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật nhằm loại bỏ những áp lực đang đè nén bên trong gây ra tình trạng hẹp ống sống và chèn ép dây thần kinh. Nhờ vào việc giải quyết tận gốc nguyên nhân, triệu chứng đau nhức, tê ngứa cũng thuyên giảm đi đáng kể.

Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?

Bệnh nhân thoát vị nội xốp bên cạnh việc dùng thuốc cũng cần chú ý đến những thực phẩm mà bản thân tiêu thụ hàng ngày. Bởi vì theo bác sĩ, dinh dưỡng lành mạnh và đúng đắn giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.

Thực phẩm nên ăn

Người bệnh bổ sung thêm một số loại sau đây:

  • Trái cây giàu vitamin A và vitamin C: Cam, bưởi, kiwi, dâu tây, anh đào, lựu đỏ,…
  • Nguồn thịt động vật chứa ít đạm béo: Cá hồi, cá thu, bạch tuộc, ức gà,…
  • Rau xanh đậm màu với nguồn chất xơ cần thiết cho cơ thể: Bí đỏ, bắp cải tím, ớt chuông, rau cải xoong,…

Thực phẩm kiêng dùng

Bệnh nhân cũng nên hạn chế các loại thực phẩm dưới đây:

  • Nội tạng động vật có chứa nhiều cholesterol gây hại như lòng bò, gan lợn,…
  • Ngũ cốc tinh chế với hàm lượng đường, tinh bột cao như gạo trắng, bột mì, bột nếp,…
  • Dầu ăn thực vật chứa axit béo omega-6 như đậu nành, hạt mè, nho, hạt hướng dương,… 

Phòng tránh thoát vị nội xốp

Để phòng tránh có hiệu quả vấn đề thoát vị nội xốp đĩa đệm, mọi người nên:

  • Ngồi làm việc ở tư thế thẳng lưng, tránh cong vẹo cột sống. Không nên ngồi quá lâu mà không thay đổi tư thế hoặc vận động nhẹ. Điều này thường khiến cột sống chịu nhiều áp lực hơn.
  • Cân nặng cần duy trì ở mức ổn định. Điều này có thể được thực hiện nhờ vào việc có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt. Mọi người cũng nên chăm luyện tập thể dục thể thao hơn.
  • Đừng bỏ qua những cơn đau cấp tính xuất hiện ở vùng lưng hay cổ gáy, dù tình trạng này thuyên giảm ngay và không kéo dài. Tốt nhất là mọi người nên dành thời gian đi khám để được kiểm tra cụ thể.
  • Chú ý động tác, tư thế khi mang vác đồ vật nặng. Nguyên nhân là vì quá trình này rất dễ tác động xuất đến cấu trúc cột sống, nhất là dây chằng và đĩa đệm. 
Mọi người cần chú ý khi mang vác vật nặng
Mọi người cần chú ý khi mang vác vật nặng

Bị thoát vị nội xốp nên khám ở đâu?

Người bị thoát vị nội xốp có thể đến thăm khám tại các cơ sở sau:

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thuộc tuyến trung ương nên đảm bảo chất lượng, dịch vụ khám chữa bệnh luôn ở mức cao. Khoa xương khớp của bệnh viện cũng hội tụ các y bác sĩ trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm, có thể xử lý nhiều trường hợp phức tạp khác nhau. Bệnh viện có địa chỉ ở số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 1900 6422.
  • Bệnh viện Nhân Dân 115: Đối với các bệnh nhân khu vực nội thành TP. HCM hoặc các vùng lân cận, Bệnh viện Nhân Dân 115 là lựa chọn đáng tin cậy. Đây là một trong những bệnh viện đa khoa công lập hàng đầu trên cả nước, với nhiều chuyên khoa và trung tâm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đáp ứng tất cả mọi yêu cầu từ bệnh nhân. Địa chỉ: Số 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Hồ Chí Minh  Liên hệ: 028 1080.

Thoát vị nội xốp có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng cho thân đốt sống nếu người bệnh không có biện pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh việc uống thuốc đều đặn, bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện hàng ngày và theo dõi sức khỏe sát sao nhằm phòng tránh nguy cơ biến chứng. 

ĐỌC NGAY:

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì? Triệu chứng và cách điều...

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm khiến bệnh nhân đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống...
Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Rách vòng xơ đĩa đệm làm hạn chế chức năng của cơ quan này, tạo điều kiện cho bệnh lý...
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? Cách điều trị ra sao?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? Cách điều trị ra sao?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu...
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức? Chi phí thế nào?

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức? Chi phí thế...

Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi điều trị các...
Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng đuôi ngựa có tỷ lệ mắc phải thấp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top