Viêm Họng Hốc Mủ
Viêm họng hốc mủ là dạng mãn tính, bệnh lý ở cấp độ nặng mà mọi lứa tuổi, mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Bệnh thường gây ra những triệu chứng đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng tình trạng này khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm họng hốc mủ là gì?
Viêm họng hốc mủ là tình trạng xảy ra khi cổ họng gặp tổn thương, viêm nhiễm. Đây là hậu quả của viêm họng kéo dài ở thể mãn tính. Viêm nhiễm kéo dài khiến các tế bào lympho bị mất khả năng chống lại vi khuẩn, virus. Những vi sinh vật này tấn công vào họng, tại đây chúng bắt gặp những chất cặn bã còn dính lại trong họng sẽ tạo nên dịch mủ.
Đối tượng mắc viêm họng amidan hốc mủ có thể là người lớn, trẻ em. Nhất là người quá nhạy cảm, khả năng đề kém dễ bị hơn.
Viêm họng hốc mủ có nguyên nhân do đâu?
Viêm họng hạt hốc mủ gây ra tình trạng viêm nhiễm sưng mủ, khiến người bệnh cảm thấy đau rát. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng từ 70 – 90% người bệnh mắc viêm họng hốc mủ do nhiễm vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó, bệnh cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:
- Viêm họng cấp: Người bệnh bị viêm họng cấp không được điều trị kịp thời sẽ hình thành viêm a hốc mủ.
- Cổ họng bị khô: Khô họng kéo dài do thời tiết hanh khô hoặc việc thở bằng miệng lâu ngày cũng gia tăng mắc bệnh.
- Vệ sinh răng miệng: Răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm trong khoang miệng.
- Dị ứng: Phấn hoa, bụi, lông thú là những tác nhân dễ gây kích ứng cho cổ họng, lâu dần tạo thành viêm họng hốc mủ.
- Ăn uống không khoa học: Những thực phẩm không tốt như đồ cay nóng, đồ lạnh, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… là tác nhân gây kích thích vùng họng.
Dấu hiệu nhận biết, hình ảnh viêm họng hốc mủ
Triệu chứng viêm họng hốc mủ thường dễ bị nhầm lẫn với ung thư vòm họng. Dẫn đến việc người bệnh lo lắng và điều trị sai cách. Tuy nhiên, bệnh có một số dấu hiệu nhận biết giúp phân biệt với bệnh lý về đường hô hấp khác như:
- Ho: Đây là một trong dấu hiệu đầu tiên. Ho khan, ho có đờm xuất hiện nhiều vào ban đêm
- Sốt: Tùy vào thể trạng, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến 39 – 40 độ.
- Ngứa cổ họng: Ngứa ngáy cổ họng, cảm giác cổ bị mắc, phải khạc nhổ để giảm khó chịu.
- Cổ họng đau: Người bệnh có triệu chứng cổ họng đau liên tục, kèm theo khó nuốt, khó thở. Trường hợp bệnh nhân nặng có thể có máu lẫn trong nước bọt, ho đau họng có đờm.
- Cổ họng nổi mủ: Xuất hiện các nốt mủ trắng hoặc xanh nhạt theo ra khi ho thì chắc chắn là bị viêm họng hốc mủ.
- Miệng có mùi hôi: Dịch mủ trong họng sẽ khiến miệng có mùi hôi rất khó chịu.
Viêm họng hạt hốc mủ có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt hốc mủ hay viêm họng hạt viêm amidan hốc mủ là bệnh lý nguy hiểm. Lúc này tình trạng viêm nhiễm đã trở nặng, vùng họng sưng mủ trắng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Biến chứng tại đường hô hấp: Khi bệnh nhân bị viêm họng hốc mủ, có thể sẽ bị áp xe thành họng gây viêm tấy xung quanh amidan, viêm phổi,…
- Biến chứng sang bộ phận liên quan: Tai, mũi, họng là 3 cơ quan thông nhau nên vi khuẩn, virus dễ dàng lây lan, dẫn đến mắc các bệnh viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi,…
- Biến chứng sang cơ quan xa hơn: Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể mắc một số bệnh như nhiễm trùng đường huyết, viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp, ung thư vòm họng,…
Viêm họng hốc mủ còn có tính truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp, dịch mũi, nước bọt. Do đó, người bình thường không dùng chung thức ăn, vật dụng cá nhân, tiếp xúc với cự ly gần với người đang mắc bệnh.
CLICK NGAY:
Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
- Chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử đã từng bị viêm họng chưa. Triệu chứng của bệnh như đau họng, có thể kèm theo sốt, ho, nuốt đau.
- Khám họng: Quan sát vùng hầu họng thấy sưng đỏ, có mủ.
- Xét nghiệm: Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch từ vùng họng, sau đó mang đi xét nghiệm. Có thể kèm theo xét nghiệm máu, thường bị bệnh, bạch cầu tăng cao.
Cách chữa viêm họng hốc mủ hiệu quả
Viêm họng hốc mủ là bệnh rất nguy hiểm, dễ lây lan và để lại biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc điều trị bệnh cần tuân theo liệu trình, phác đồ cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh thông dụng như dưới đây:
Mẹo dân gian chữa viêm họng hốc mủ
Bệnh có tính lây nhiễm nên người bệnh cần điều trị kịp thời và ngăn chặn phát triển nặng. Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm họng được nhiều người ưa chuộng.
Củ cải trắng
Loại củ này có đặc tính chống xung huyết. Bên cạnh đó, củ cải trắng mang đến khả năng chống các nguyên nhân gây ra dị ứng đường hô hấp, bảo vệ lớp lót mềm bên trong họng khỏi tình trạng nhiễm trùng. Củ cải trắng kết hợp mật ong là biện pháp trị đau họng tại nhà được nhiều người đánh giá cao.
Chuẩn bị: 1 củ cải trắng, 2 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Củ cải trắng cạo vỏ, thái lát mỏng. Trộn lát củ cải đã thái cùng 2 thìa mật ong. Sau đó bọc kín lại, để qua đêm đến sáng hôm sau có thể dùng.
- Khi dùng, chắt lấy nước cốt pha cùng 1 ít nước ấm, dùng uống 2 – 3 lần/ngày.
Lá xương sông
Cây xương sông từ lâu đã được sử dụng để trị viêm họng. Xương sông có vị cay, tính bình, có khả năng khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
Chuẩn bị: Lá xương sông.
Cách thực hiện:
- Lá xương sông rửa sạch, phơi khô.
- Đem nấu nước lá xương sông uống hàng ngày đến khi khỏi bệnh.
Quất và mật ong
Quất và mật ong là hai nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp. Hai gia vị này có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Chuẩn bị: Quất, mật ong.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch quất, trộn cùng mật ong rồi đem hấp cách thuỷ trong khoảng 10 – 15 phút.
- Chắt lấy nước cốt, sử dụng nước này pha cùng nước ấm uống bất cứ khi nào thấy đau họng, khô họng.
Điều trị viêm họng hạt hốc mủ theo Tây y
Phương pháp điều trị viêm họng hốc mủ bằng thuốc Tây là phổ biến nhất vì có tác dụng nhanh chóng. Người bệnh cần xin chẩn đoán, kê đơn thuốc từ bác sĩ để xác định đúng loại thuốc cần dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng, uống thuốc không đúng có thể dẫn đến sốc thuốc, khiến bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên lạm dụng thuốc, tránh tình trạng nhờn thuốc.
Dựa vào nguyên nhân, cơ địa và tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc cho phù hợp. Viêm họng hạt hốc mủ do vi khuẩn gây ra cần sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp thuốc điều trị. Còn trường hợp bệnh do virus sẽ dùng các loại thuốc điều trị để cơ thể tự sản sinh miễn dịch.
- Thuốc kháng sinh: Beta-lactam (Penicillin, Roxithromycin, Amoxicillin, Cephalexin), Cephalosporin (thế hệ thứ nhất), Macrolid (Roxithromycin, Clarithromycin).
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Các loại thuốc thường được chỉ định là Ibuprofen (Advil, Motrin IB), Naproxen (Aleve) hoặc Acetaminophen (Tylenol).
- Thuốc trừ ho: Dextromethorphan, Codein, Pholcodin, Alimemazin, Noscapin, Diphenhydramin. Những thuốc này có công dụng chính là giảm nhanh các cơn ho.
- Thuốc xịt họng hoặc viêm ngậm: Đây là nhóm thuốc chứa các chất như Hexylresorcinol, Benzocaine, Benzydamine, Dequalinium chloride, Amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol, Anasthetics,…
Viêm họng hốc mủ nên ăn gì, kiêng gì?
Với mỗi chúng ta, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để cải thiện sức khỏe và hạn chế bệnh tật. Với người bệnh viêm họng hốc mủ lại càng được quan tâm hơn. Vậy bị viêm họng hạt hốc mủ nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi, không bị biến chứng?
Thực phẩm người bị viêm họng hốc mủ nên ăn
Với tình trạng viêm họng hốc mủ, có một thực đơn hợp lý hoàn toàn có thể giúp giảm đau tổn thương vòm họng, loại trừ virus gây hại. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Thức ăn nhiều kẽm: Các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, các loại hạt, các loại đậu,… Kẽm giúp tăng đề kháng, phòng chống nhiễm virus.
- Thức ăn giàu protein: Thịt, cá, trứng là những thực phẩm giàu protein, dưỡng chất không thể thiếu trong cơ thể. Protein giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Các loại như cam, bưởi, ổi, măng cụt, táo, dứa,… tác dụng giảm đau họng, cung cấp nguồn vitamin đa dạng, dồi dào.
- Mật ong: Đây là loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus.
- Sữa chua: Chất kháng viêm trong sữa chua giúp xoa dịu cổ họng, men vi sinh có tác dụng lợi khuẩn, lợi cho tiêu hoá.
- Canh xương hầm: Đồ ăn được nấu mềm sẽ giúp cho việc nhai nuốt dễ dàng hơn. Nhờ đó mà hạn chế được tổn thương đối với vòm họng.
Các thức ăn người viêm họng hốc mủ cần kiêng
Chế độ ăn uống cho người viêm họng cần tránh một số loại thực phẩm gây kích thích vòm họng. Để hạn chế sự khó chịu của triệu chứng bệnh gây ra, muốn khỏi bệnh nhanh cần kiêng những loại thực phẩm sau:
- Món cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạc,… những loại thực phẩm này chứa nhiều hoạt chất gây nóng rát ở cổ họng.
- Món ăn nhiều dầu mỡ: Gồm các loại như đồ chiên, đồ xào, rán,… Thực phẩm này chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng khả năng tiết chất nhầy. Sử dụng những món này là đang tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Chúng xâm nhập gây kích ứng vòm họng.
- Thực phẩm nhiều đường: Chất arginine trong đường làm tăng chất nhầy trong cổ họng. Chất này còn hỗ trợ sự phát triển của siêu vi sinh, khiến quá trình hồi phục của bệnh nhân chậm đi.
- Thức uống có cồn, có gas: Bia, rượu, nước ngọt có gas, cafe,… chứa những chất kích thích cản trở sự lành bệnh. Về lâu dài chúng còn gây ra nhiều biến chứng.
- Thực phẩm chứa nhiều axit: Thức ăn chứa hàm lượng axit cao có thể khiến kích thích niêm mạc, tình trạng viêm họng sẽ diễn biến nặng hơn.
- Thực phẩm khô cứng: Loại thực phẩm này gây ra tình trạng khó nuốt, đau rát khi nuốt, khó khăn cho tiêu hoá.
- Thức uống lạnh, có đá: Bệnh nhân nên kiêng các đồ uống lạnh, đồ ăn lạnh như kem, đá xay,…
Biện pháp phòng tránh viêm họng hốc mủ
Bên cạnh việc tìm hiểu các phương pháp chữa viêm họng hạt hốc mủ, người bệnh cũng cần quan tâm đến việc phòng tránh bệnh. Những lưu ý dưới đây không chỉ giúp việc điều trị bệnh nhanh và hiệu quả, mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Giữ răng miệng luôn sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Nên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc) với bệnh nhân viêm họng.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, không ẩm mốc.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,… Để bảo vệ đường hô hấp, nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Rèn luyện thân thể để tăng cường sức khoẻ, nâng cao đề kháng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
Viêm họng hốc mủ là tình trạng bệnh mãn tính có thể gặp ở mọi đối tượng. Nhiều người thường chủ quan cho rằng đây là bệnh đơn giản nên chậm trễ điều trị. Hậu quả là bệnh biến chứng nguy hiểm sang các cơ quan khác. Do đó, mỗi người nên chú ý khi có triệu chứng bất thường, cần đi khám để được phát hiện, chữa kịp thời.
NỘI DUNG LIÊN QUAN:
Array
Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...
Xem chi tiếtĐau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...
Xem chi tiếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...
Xem chi tiếtUống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...
Xem chi tiếtViêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!