Bệnh Vảy Nến Hồng

Bệnh vảy nến hồng được đánh giá là một bệnh lý ngoài da khá lành tính. Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh có thể khiến người bệnh tự ti, lâu dần trở nên khó chữa trị. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được hướng dẫn cách chữa trị phù hợp nhất.

Bệnh vảy nến hồng là gì?

Bệnh vảy nến hồng hay vảy nến phấn hồng, vảy phấn hồng gibert là một căn bệnh ngoài da có biểu hiện là những nốt đỏ hình bầu dục hoặc hình tròn. Đây là một căn bệnh ngoài da có dạng tổn thương cấp tính. Khi bị bệnh, những nốt hồng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, khiến người bệnh bị tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Bệnh vảy nến hồng hay vảy nến phấn hồng là bệnh ngoài da thể cấp tính
Bệnh vảy nến hồng hay vảy nến phấn hồng là bệnh ngoài da thể cấp tính

Theo thống kê, độ tuổi dễ mắc bệnh vảy hồng là từ 10 – 35. Trong đó, phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới với khoảng 60%. Vảy nến hồng nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ rất dễ lây lan sang những vùng da khác và gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mùa xuân và mùa thu là thời điểm bệnh có xu hướng tăng cao. Khi xuất hiện bệnh, sau 3 – 8 tuần những nốt hồng sẽ biến mất. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cần sử dụng thuốc và can thiệp các biện pháp y tế.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến phấn hồng

Theo các chuyên gia y tế, bệnh vảy nến hồng vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Nhưng theo biểu hiện lâm sàng cũng như dịch tễ học, bệnh xuất hiện do một loại virus là Epstein – Barr thuộc họ Herpes, HHP6 gây nên. Bên cạnh đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm có: Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, cơ địa dị ứng, ăn uống không đủ chất,….

Người bệnh có thể sớm phát hiện bệnh vảy nến thể hồng thông qua những biểu hiện sau đây:

  • Da xuất hiện những mảng màu hồng bất thường, dạng hình thoi, hình tròn hoặc hình bầu dục.
  • Khi sờ lên da cảm thấy có hơi sần sùi, hơi nhô lên. Các tổn thương có thể lan rộng nếu không được điều trị.
  • Những vùng da bị vảy nến hồng có thể bị khô, bong tróc.
  • Vùng da trở nên ngứa ngáy hơn, có thể bị đau rát nhẹ.
  • Có trường hợp bệnh tái phát sau 1 – 2 năm mắc bệnh.
  • Một số trường hợp bị nhiễm trùng sẽ bị đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi hay viêm họng….
Người bị bệnh vảy nến hồng sẽ thấy trên da xuất hiện nốt hình tròn, bầu dục...
Người bị bệnh vảy nến hồng sẽ thấy trên da xuất hiện nốt hình tròn, bầu dục…

Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không, có lây không?

Các chuyên gia cho biết, vảy nến hồng không lây bởi đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nó có thể lây lan đến những vùng da khác nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, người bệnh ngay khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh thì nên đi khám tại cơ sở chuyên về da liễu để được tư vấn cụ thể.

Ở trường hợp nhẹ, vảy nến hồng không có gì đáng lo ngại và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không xử lý tốt thì bệnh sẽ trở nặng hơn, thậm chí bị bội nhiễm. Với phụ nữ đang mang thai, vảy nến thể hồng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Vì thế, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đến những địa chỉ uy tín để được bác sĩ khám, hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hướng dẫn xử lý bệnh vảy nến hồng hiệu quả

Khi đến bệnh viện khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách quan sát những triệu chứng ngoài da. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm cũng được tiến hành để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và cách chữa phù hợp nhất.

Dưới đây là chi tiết những cách chữa bệnh vảy nến hồng hiệu quả cao.

Sử dụng mẹo dân gian

Trong dân gian có lưu truyền một số cách chữa bệnh vảy nến hồng khá đơn giản và hiệu quả như sau:

Nha đam - nguyên liệu tự nhiên rất tốt cho những ai bị vảy nến hồng
Nha đam – nguyên liệu tự nhiên rất tốt cho những ai bị vảy nến hồng
  • Dùng nha đam: Nha đam có thể giúp kháng khuẩn, dưỡng ẩm cho da và giảm tình trạng ngứa ngáy khá tốt. Bạn dùng phần thịt nha đam bôi lên vùng da bị tổn thương sẽ cảm thấy đỡ ngứa hơn rất nhiều. Mỗi tuần kiên trì dùng 2 – 3 lần để đạt hiệu quả nhanh nhất.
  • Dùng trà xanh: Trà xanh dùng nấu nước uống mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể cực tốt và giảm ngứa da đáng kể. Bên cạnh đó, uống nước trà xanh còn hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp da phục hồi nhanh chóng hơn.
  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa giúp làm mềm da, ngăn vi khuẩn lây lan, đồng thời hỗ trợ phục hồi da. Mỗi ngày bạn lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên da sẽ giúp những triệu chứng của bệnh vảy nến thể hồng được đẩy lùi.

Áp dụng Y học hiện đại chữa bệnh

Khi bị bệnh vảy nến, sử dụng thuốc Tây y là lựa chọn được nhiều người lựa chọn bởi cách này cho hiệu quả nhanh chóng, giá bán các loại thuốc cũng khá hợp lý. Dưới đây là một vài loại thuốc phổ biến dùng cho bệnh vảy nến hồng.

  • Thuốc chứa corticoid: Khi da bị nhiễm khuẩn, người bệnh ngứa và gãi nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc Elomet, Flucinar, Diprosone,…
  • Thuốc chống virus: Các thuốc này sẽ giúp bệnh nhanh chóng khỏi, phù hợp với những ai mới mắc bệnh, chưa có nhiều triệu chứng. Bạn có thể tham khảo Acyclovir, Famciclovir, Erythromycin,…
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin như Cetirizine, Diphenhydramine, Loratadine,… cũng được chỉ định cho những bệnh nhân vảy nến hồng.
Thuốc Tây y cho hiệu quả tốt nhưng bạn cần chú ý đến tác dụng phụ sẽ xảy ra
Thuốc Tây y cho hiệu quả tốt nhưng bạn cần chú ý đến tác dụng phụ sẽ xảy ra

Một số trường hợp mắc bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng liệu pháp ánh sáng để chữa bệnh. Đây là phương pháp dùng tia  UV để đẩy lùi những tổn thương trên da. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng có thể tăng nguy cơ da bị cháy nắng, chi phí cũng không phải là rẻ nên nhiều bác sĩ không khuyến khích bệnh nhân áp dụng cách này, trừ một vài trường hợp cần thiết.

Những lưu ý quan trọng giúp phòng bệnh vảy nến hồng

Bệnh vảy nến hồng có thể phòng tránh được nếu như bạn tuân thủ theo những hướng dẫn sau đây:

  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya quá nhiều,.
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, giữ tâm lý thoải mái.
  • Có thể nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga để tâm trạng thoải mái hơn, tránh stress trong thời gian dài.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là vào mùa khô, có thể dùng thêm sữa tắm, kem dưỡng ẩm cho da.
  • Không nên dùng những hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không tự ý bôi kem, thuốc không có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả để bổ sung vitamin, giữ da luôn khỏe, đồng thời giúp cơ thể có hệ miễn dịch tốt.
  • Hạn chế dùng đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, không uống bia rượu hoặc đồ có cồn hay các chất kích thích.
  • Nếu có những biểu hiện của bệnh, hãy đi khám, không nên tự ý dùng thuốc hay tự ý chữa trị vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, đi ra ngoài nắng thì nên bôi kem chống nắng và che chắn đầy đủ.
Bạn nên tránh ăn đồ cay để phòng bệnh vảy nến thể hồng
Bạn nên tránh ăn đồ cay để phòng bệnh vảy nến thể hồng

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về bệnh vảy nến hồng đang khá nhiều người mắc phải. Mặc dù không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nó cũng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Chính vì thế, người bệnh ngay khi nhận thấy triệu chứng thì cần đi khám chữa ngay, tuyệt đối không chủ quan đến tránh làm bệnh nặng hơn cũng như khó điều trị hơn. Chúc bạn luôn khỏe.

Array

Chia sẻ

“ĐÁNH BAY” vảy nến sau 1 liệu trình nhờ phác đồ 3 TÁC ĐỘNG toàn...

Vảy nến là một trong những thể viêm da mãn tính khó điều trị dứt điểm hiện nay. Vì vậy,...
Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Top 11 Bác Sĩ Chữa Vảy Nến Giỏi Ở Hà Nội Và TP HCM

Vảy nến là chứng bệnh ngoài da khá nhiều người mắc phải, gây ra nhiều khó chịu. Để chữa khỏi...
Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

[Giải Đáp] Mẹ Bầu Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và hoang...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top