Uống Bia Nổi Mề Đay Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bia là thức uống không thể thiếu trong các buổi giao lưu xã hội, nhưng không ít người sau khi thưởng thức đồ uống này sẽ xuất hiện những phản ứng không mong muốn trên cơ thể, chẳng hạn như nổi mề đay. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng uống bia nổi mề đay này là gì? Điều trị thế nào? Phòng ngừa ra sao? Lời giải đáp được chuyên gia phân tích cụ thể như sau.

Nguyên nhân uống bia nổi mề đay

Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau khi uống bia:

  • Phản ứng dị ứng với bia rượu

Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (như protein lúa mạch, hoa bia, men, chất bảo quản, phụ gia trong bia rượu), hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn đây là tác nhân gây hại và sản xuất ra kháng thể IgE. Khi tiếp xúc với bia rượu lần sau, kháng thể IgE sẽ liên kết với mast cells (tế bào mast) và giải phóng histamine, dẫn đến các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa, sưng tấy, khó thở, thậm chí sốc phản vệ.

  • Không dung nạp cồn

Một số người thiếu enzyme ALDH2 – enzyme có vai trò chuyển hóa acetaldehyde (chất độc hại sinh ra khi cơ thể phân hủy cồn) thành axit acetic (chất vô hại). Do đó, khi uống bia rượu, hàm lượng acetaldehyde tích tụ trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ dẫn đến các triệu chứng như mề đay.

Có nhiều nguyên nhân uống bia gây nổi mề đay
Có nhiều nguyên nhân uống bia gây nổi mề đay

Xem thêm: Uống Rượu Nổi Mề Đay Là Tình Trạng Gì? Có Nguy Hiểm Không?

  • Kích thích histamine

Bia rượu có chứa histamine, một chất hóa học do cơ thể sản xuất để chống lại nhiễm trùng và dị ứng. Khi uống bia rượu, lượng histamine trong cơ thể tăng lên, dẫn đến các triệu chứng dị ứng như mề đay, ngứa, sưng tấy, khó thở.

  • Mức độ cồn trong máu cao

Uống quá nhiều bia rượu có thể dẫn đến ngộ độc cồn, gây ra các triệu chứng như mề đay, ngứa, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt. Khi lượng cồn trong máu tăng cao, cơ thể sẽ giải phóng histamine để chống lại độc tố, dẫn đến các triệu chứng dị ứng.

  • Chức năng gan suy giảm

Chuyên gia cho biết, trường hợp uống quá nhiều bia rượu và uống trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến gan hoạt động quá tải, bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề như xơ gan, tăng men gan, viêm gan, thậm chí ung thư gan. Các bệnh này đều khiến chức năng gan suy giảm, không thể đào thải độc tố khỏi cơ thể, khiến chúng tích tụ và kích phát mẩn ngứa mề đay.

  • Hệ thống mạch máu nhạy cảm

Một số người có hệ thống mạch máu quá nhạy cảm, khi tiếp xúc với bia hoặc bất cứ chất cồn nào cũng làm giãn tĩnh mạch và khích phát nổi mề đay.

Nhận biết triệu chứng uống bia nổi mề đay

Ngoài nổi mề đay, dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp sau khi uống bia:

  • Dị ứng da: Trên da xuất hiện sần đỏ, phát ban, kèm cảm giác ngứa ngáy. Các nốt sần kích thước khác nhau, thường tập trung chủ yếu ở vùng bụng, vùng mặt, tay chân,… hoặc trên toàn cơ thể.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị co thắt dạ dày, rối loạn nhu động ruột, xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa,…
  • Rối loạn hô hấp: Xuất hiện một số triệu chứng rối loạn hô hấp như khàn giọng, thở khò khè, suy hô hấp.
  • Rối loạn vận mạch, thần kinh: Tụt huyết áp, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, ngất xỉu, không thể kiểm soát hành vi và ngôn ngữ.
Trên da xuất hiện sần đỏ ngứa ngáy dữ dội
Trên da xuất hiện sần đỏ ngứa ngáy dữ dội

Xem thêm: Ăn Hải Sản Bị Nổi Mề Đay Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn

Uống bia nổi mề đay có nguy hiểm không?

Chuyên gia cho biết, phần lớn trường hợp uống bia rượu bị nổi mề đay đều không nguy hiểm, các triệu chứng này sẽ giảm dần và hoàn toàn biến mất sau khi cơ thể chuyển hóa xong cồn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có biện pháp điều trị sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

  • Nhiễm trùng da: Nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài, người bệnh gãi ngứa liên tục có thể dẫn đến trầy xước da, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Sốc phản vệ: Nổi mề đay sau khi uống bia rượu có thể là dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ – một tình trạng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Sốc phản vệ gây ra các triệu chứng như khó thở, sưng tấy cổ họng, chóng mặt, ngất xỉu và cần được cấp cứu y tế kịp thời để tránh nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng chức năng gan: Nổi mẩn đay khi uống bia cũng là một dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng gan. Nếu người bệnh chủ quan, không thăm khám và điều trị sẽ khiến sức khỏe gan sụt giảm theo thời gian, lâu dần gây bệnh gan mãn tính.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bác sĩ khuyến nghị bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, thăm khám và chẩn đoán nếu gặp các trường hợp dưới đây:

  • Mẩn đỏ khắp người, vùng mẩn đỏ ngày càng lan rộng, ngứa ngáy dữ dội.
  • Mặt, môi, mắt sưng phồng, có cảm giác khó thở, choáng váng.
  • Tụt huyết áp, đau thắt ngực khó thở, tim đập nhanh,…
  • Bụng đau quặn, tiêu chảy, nôn mửa.

Cách điều trị nổi mề đay khi uống bia

Có nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị tình trạng nổi mề đay khi uống bia như sau:

Mẹo dân gian

Các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng trong cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa do uống rượu bia. Bởi các phương pháp này đơn giản, an toàn, chi phí thấp và cho hiệu quả tốt.

Chè xanh trị mề đay

Lá chè xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy đào thải độc tố khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong chè xanh giúp giảm viêm, làm dịu triệu chứng ngứa ngáy và thúc đẩy tốc độ phục hồi cho da. Cách thực hiện giảm mề đay do uống bia với lá chè xanh như sau:

  • Chuẩn bị 3 nắm lá chè tươi, đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Vò nát lá chè, sau đó cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước.
  • Đổ nước chè xanh ra chậu, sau đó pha thêm nước cho nguội bớt rồi tắm. Dùng lá chè xanh chà xát nhẹ nhàng lên các vùng da nổi mẩn đỏ nhiều để nhanh khỏi hơn.

Dùng lá khế 

Theo Đông y, lá khế được xếp vào loại vị thuốc tính bình, vị chua, có tác dụng đẩy lùi các biểu hiện ngứa ngáy, sưng viêm. Y học hiện đại cũng đã chứng minh Flavonoid và các chất chống oxy hóa trong lá khế có thể giúp ức chế giải phóng histamin, giảm phản ứng dị ứng gây ra mề đay. Bên cạnh đó, Saponin trong lá khế có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da do gãi ngứa.

  • Cách 1: Rửa sạch 2 nắm lá khế tươi, ngâm nước muối 10 phút rồi cho vào nồi đun với 1 – 2 lít nước. Dùng nước này lau rửa vùng da đang nổi mẩn hoặc pha loãng với nước sạch để tắm.
  • Cách 2: Đem 1 nắm lá khế rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất. Sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vị trí đang bị mề đay. Để khoảng 20 phút, người bệnh có thể rửa sạch lại với nước.
Dùng lá khế giúp cải thiện nổi mề đay do uống bia
Dùng lá khế giúp cải thiện nổi mề đay do uống bia

Xem thêm: Hướng Dẫn 6 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Hiệu Quả Nhất

Nha đam

Để cải thiện mẩn ngứa do bia, chuyên gia khuyến nghị người bệnh sử dụng nha đam. Bởi thành phần nha đam có chứa lượng lớn các hoạt chất như Aloctin A, aloctin B, carboxypeptidase giúp giảm viêm, chống dị ứng, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy mẩn đỏ. Đồng thời, Axit glutamic, axit aspartic, serine trong dược liệu sẽ giúp dưỡng ẩm da, làm mềm da và tăng độ đàn hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo da hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Rửa lá nha đam sạch, lọc lấy phần gel bên trong.
  • Thoa gel nha đam lên vùng da bị mề đay, massage nhẹ nhàng cho gel thấm vào da.
  • Để gel nha đam trên da trong 20 phút rồi rửa thật sạch.

Dùng thuốc Tây

Những trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng sau khi uống bia sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.

Thuốc kháng histamin: 

  • Tác dụng: Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị mẩn ngứa. Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của histamine, một chất hóa học trong cơ thể gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, sưng tấy, đỏ da.
  • Các thuốc kháng histamine phổ biến bao gồm: Cetirizine (Zyrtec), Loratadine (Claritin), Fexofenadine (Allegra), Desloratadine (Aerius).

Thuốc bôi corticosteroid:

  • Tác dụng: Thuốc bôi corticosteroid được sử dụng để giảm viêm và ngứa trên da. Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như kem, thuốc mỡ, thuốc bôi gel, dung dịch.
  • Các thuốc bôi corticosteroid phổ biến: Hydrocortisone, Triamcinolone, Betamethasone.
Bôi thuốc giảm viêm và ngứa trên da
Bôi thuốc giảm viêm và ngứa trên da

Các loại thuốc khác: 

  • Thuốc tiêm Adrenalin: Sử dụng trong điều trị nổi mề đay kèm sưng phù mạnh hoặc có dấu hiệu sốc phản vệ. Thuốc giúp duy trì chức năng hô hấp và tim mạch hiệu quả.
  • Oresol: Sau khi uống bia có thể bị mất nước, kết hợp tình trạng mẩn ngứa khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược. Lúc này người bệnh được bác sĩ khuyến nghị sử dụng thêm Oresol để bù nước, cân bằng lại điện giải, thúc đẩy đào thải độc tố từ bia và hỗ trợ phục hồi thể trạng tốt hơn.

Các loại thuốc Tây đều được đánh giá cao về hiệu quả kiểm soát triệu chứng khi uống bia nổi mề đay. Tuy nhiên, do thành phần dược tính khá cao nên có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn, tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng.

Hướng dẫn uống bia giảm nguy cơ dị ứng, nổi mẩn

Để phòng ngừa tình trạng uống bia nổi mề đay mẩn ngứa, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn chi tiết như sau:

  • Ăn no trước khi uống bia: Không để bụng đói khi uống bia bởi điều này sẽ khiến cồn nhanh chóng hấp thụ vào gan. Chuyên gia khuyến nghị nên ăn thức ăn một chút để dạ dày không bị rỗng.
  • Lựa chọn thực phẩm ăn khi uống bia: Nên chọn ăn những thực phẩm giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh trước khi uống bia. Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ ngọt, uống nước ngọt có ga hoặc đồ uống chứa caffeine vì có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay.
  • Uống nhiều nước: Nhằm giúp cơ thể đào thải cồn và các chất độc hại khác ra khỏi cơ thể, từ đó giảm nguy cơ nổi mề đay. Chuyên gia khuyến nghị nên uống nước lọc hoặc nước trái cây khi uống bia rượu.
  • Uống chậm, uống từ từ: Điều này sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để xử lý lượng cồn đi vào cơ thể. Đồng thời uống bia chậm cũng giúp gan đào thải độc tố hiệu quả hơn, hạn chế áp lực dẫn đến tổn thương gây mẩn ngứa dị ứng.
Uống bia chậm, từ từ giúp cơ thể xử lý lượng cồn đi vào cơ thể
Uống bia chậm, từ từ giúp cơ thể xử lý lượng cồn đi vào cơ thể
  • Chọn loại bia phù hợp: Một số loại bia có thể chứa các thành phần gây dị ứng hoặc khiến cơ thể bạn không hấp thụ được, vì vậy nếu bị nổi mề đay khi dùng loại bia đó thì bạn cần ghi nhớ và tránh sử dụng trong lần sau.
  • Dùng sản phẩm giải độc: Người thường xuyên uống bia nên sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc sản phẩm có tác dụng giải độc cơ thể, bảo vệ gan.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể: Nếu bạn nghi ngờ mình không dung nạp cồn, hãy thử uống một lượng nhỏ bia rượu và theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu bạn bị mề đay hoặc các triệu chứng khác, hãy ngừng uống bia rượu và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp vấn đề uống bia nổi mề đay. Thông qua đó, bạn có thể chủ động cập nhật các kiến thức quan trọng, giúp phòng ngừa và có phương pháp điều trị hiệu quả nếu mắc phải.

Xem thêm: Top 10 Loại Thuốc Trị Nổi Mề Đay Của Nhật Phổ Biến Nhất

Array
Câu hỏi thường gặp
Nổi Mề Đay Sau Sinh Có Tự Khỏi Không

Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.  Nổi...

Xem chi tiết
Mề Đay Mãn Tính Có Chữa Được Không

Mề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay HIV Có Ngứa Không

Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...

Xem chi tiết
Giải Đáp: Khi Bị Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không?

Nổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...

Xem chi tiết
Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì

Mề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Dinh dưỡng

Mẹ Trẻ Chia Sẻ Kinh Nghiệm GIẢI QUYẾT Dị Ứng Thời Tiết Nổi Mề Đay...

Cuộc chiến chống lại nổi mề đay, dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là điều rất nhiều người mẹ...

Phác Đồ ĐẶC TRỊ Mề Đay 3 TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN Của Nhất Nam Y...

Hiện nay, phác đồ đặc trị mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang của Tổ hợp Y tế Cổ...
Quy trình thăm khám Đông - Tây y hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm

Bí Quyết Chữa DỨT ĐIỂM Mề Đay Khi Mang Thai AN TOÀN Từ Thảo Dược

Lần đầu mang thai, niềm vui chưa được bao lâu, chị Vũ Ngọc Diệp (29 tuổi, Hà Nội) đã phải...

NSƯT Thanh Hiền chữa khỏi nổi mề đay mãn tính tại Nhất Nam Y Viện

“Tôi đã từng có những ngày tháng khổ sở vì căn bệnh mề đay mẩn ngứa. Nhiều đêm mất ngủ...

Bác Sĩ Lê Phương Chữa Mẩn Đỏ, Ngứa Da Có Hiệu Quả Không?

Bác sĩ Lê Phương hiện đang nắm giữ cương vị Phó Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top