Ăn Hải Sản Bị Nổi Mề Đay Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn

Ăn hải sản bị nổi mề đay xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng bất thường với protein có trong cua, tôm, ốc, hàu,… Các triệu chứng có thể chỉ xuất hiện vài giờ rồi biến mất mà không cần điều trị, nhưng cũng có những trường hợp đe dọa tới tính mạng. Vì thế, các bạn cần có biện pháp can thiệp phù hợp ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau khi ăn hải sản. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về vấn đề này.  

Tại sao ăn hải sản bị nổi mề đay?

Hải sản là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và rất tốt cho sức khỏe như canxi đạm, chất béo, sắt, magie, kẽm,… Do đó hải sản luôn nằm trong những loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn để bổ sung năng lượng, tăng cường sức khỏe xương khớp. Thậm chí chúng còn rất được cánh mày râu yêu thích vì có khả năng cải thiện sinh lý, giúp “cuộc yêu” trở nên viên mãn hơn. 

Song trên thực tế có nhiều người ăn hải sản bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Trung bình, cứ 10 người ăn hải sản sẽ có khoảng 2 – 3 người gặp vấn đề dị ứng khiến một số vùng da hoặc toàn bộ cơ thể bị nổi mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Những triệu chứng và mức độ dị ứng sẽ khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. 

Xem ngay: Nguyên nhân gây nóng gan nổi mề đay

Ăn hải sản xong bị nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến
Ăn hải sản xong bị nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này xuất phát từ khả năng miễn dịch của người bệnh. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của người bị dị ứng “bài xích” một số chất có trong hải sản và tạo ra kháng nguyên IgE trong huyết tương. Trường hợp nồng độ IgE càng tăng cao, các phản ứng trên da sẽ càng trở nên dữ dội. 

Theo đó, histamine sẽ gây tổn thương da, viêm niêm mạc hô hấp, thậm chí là làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Lúc này, da sẽ có hiện tượng nổi mề đay kèm theo một số triệu chứng khác như mẩn ngứa và thường được gọi chung là dị ứng hải sản. 

Dấu hiệu nhận biết ăn hải sản bị nổi mề đay

Nổi mẩn ngứa do dị ứng hải sản gây nổi mề đay thường đi kèm với triệu chứng liên quan tới hô hấp và tiêu hóa. Cụ thể, người bị nổi mề đay sau khi ăn hải sản sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Hình thành các vết sẩn màu đỏ hoặc hồng, mịn, dạng bờ tròn, có xu hướng nổi thành các cụm, gây phù nề hơn so với vùng da xung quanh.
  • Các tổn thương trên da thường xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt, cổ rồi lan rộng tới tay, lưng và bụng. 
  • Ngoài cảm giác ngứa ngáy dữ dội, mề đay do dị ứng hải sản còn gây đau rát, sưng nóng rất khó chịu. 
  • Bệnh nhân cảm thấy nghẹt mũi, ngứa mũi, sổ mũi, đau bụng, tiêu chảy, người nôn nao, buồn nôn, nôn,… 

Được biết các triệu chứng trên sẽ xuất hiện một cách đột ngột và nhanh chóng lan nhanh sau vài phút ăn hải sản. Với những trường hợp dị ứng nổi mề đay nhẹ các triệu chứng sẽ biến mất sau vài giờ. Song, nếu bị dị ứng ở mức nghiêm trọng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như choáng váng, chóng mặt, nôn mửa liên tục, tiêu chảy kéo dài, nghẹn ở họng, khó thở, khó nuốt, phù mí mắt – môi, ngất xỉu,… 

Với những ca dị ứng nặng, bệnh nhân rất dễ chuyển sang tình trạng sốc phản vệ. Lúc này, mạch đập sẽ chậm hơn, da nổi vân tím, suy hô hấp và hạ đường huyết,… Trong tình huống không thể cấp cứu kịp thời có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng. 

Đối tượng nào dễ bị nổi mề đay sau khi ăn hải sản?

Các đối tượng bị nổi mề đay sau khi ăn hải sản rất đa dạng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là  ở những trường hợp sau:

  • Người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng đang dần suy giảm chức năng bên trong cơ thể như gan, thận, tim,… Vì thế, hệ miễn dịch cũng dần suy yếu và dễ phản ứng lại với các tác nhân có trong thực phẩm, nhất là đồ hải sản. 
  • Trẻ em: Như chúng ta đã biết, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên rất dễ bị dị ứng với một số thực phẩm nhất định, trong đó có hải sản. Việc dung nạp tôm, cua, ốc,… khiến lượng dinh dưỡng không thể chuyển hóa hoàn toàn. Từ đó làm cho hệ miễn dịch phản ứng lại với lượng protein đã cung cấp và khiến trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa. 

Tham khảo: Nổi mề đay do dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?

Trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ bị mề đay do ăn hải sản
Trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ bị mề đay do ăn hải sản
  • Người mắc bệnh cơ địa: Thông thường những người có tiền sử mắc bệnh cơ địa như chàm da, viêm da cơ địa, hen suyễn đều có hệ miễn dịch khá kém. Bên cạnh đó, cơ thể của họ cũng không thể tiếp nhận lượng protein nên việc xảy ra phản ứng nổi mề đay khi ăn hải sản là điều dễ hiểu. 

Ăn hải sản bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Triệu chứng nổi mề đay sau khi ăn hải sản ở mỗi người sẽ khác nhau tùy theo cơ địa. Một số trường hợp sẽ xảy ra hiện tượng dị ứng mề đay trong vài phút nhưng có những trường hợp kéo dài tới vài giờ hoặc vài ngày. 

Theo kiến thức y khoa, ăn hải sản bị nổi mề đay sẽ được chia thành 3 cấp độ. Cụ thể là mức độ nhẹ, nặng và sốc phản vệ, ở mỗi cấp độ sẽ có cách xử lý khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết mức độ nguy hiểm của việc dị ứng nổi mề đay do hải sản. 

  • Trường hợp nhẹ: Ở trường hợp này, bệnh nhân chỉ bị nổi mề đay ở một vùng da nhất định, rất ít trường hợp mề đay lan ra khắp người. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có cảm giác ngứa ngáy nhưng không quá nghiêm trọng và thường sẽ khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. 
  • Trường hợp dị ứng nặng: Bất kể khi nào bạn ăn hải sản đều sẽ xuất hiện những nốt mề đay đỏ trên da. Những vùng da bị nổi mề đay sẽ sưng phù, nhất là mặt, tay, chân và cổ. Không những thế, người bệnh có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, khó thở, đau bụng, khó chịu, tiêu chảy, thậm chí không còn chút sức lực nào. 
  • Tình huống bị sốc phản vệ: Đây là nhóm đối tượng bị mề đay nặng nhất với những biểu hiện như xuất hiện nốt đỏ, ngứa, sưng phù khắp người, đặc biệt là ở mặt, tay – chân,… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị rối loạn huyết áp, mạch máu, rơi vào trạng thái mất ý thức, bất tỉnh. Nếu không được cấp cứu và can thiệp y tế kịp thời, nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân bị sốc phản vệ là rất cao. 

Cách xử lý nổi mề đay sau khi ăn hải sản

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản là một trong những loại dị ứng thường gặp. Hiện tượng này phần lớn đều không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp có thể gây tử vong do yếu tố sốc phản vệ. Chính vì thế, mọi người không nên chủ quan và cần có biện pháp xử lý, điều trị dị ứng ngay khi có những biểu hiện đầu tiên.

Dưới đây là một số các điều trị và xử lý tình trạng nổi mề đay sau khi ăn hải sản hiệu quả, an toàn mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên trước khi áp dụng điều trị, mọi người nên tham khảo ý kiến, sự tư vấn của bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn. 

Áp dụng mẹo dân gian

Với những thể dị ứng nổi mề đay nhẹ do ăn hải sản, mọi người có thể tự điều trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng và làm giảm cảm giác khó chịu. Cụ thể như sau:

  • Đầu tiên bạn cần uống nhiều nước khi da có biểu hiện ngứa ngáy. Ngoài nước khoáng, mọi người có thể uống nước hoa quả, rau củ như rau kinh giới, rau má hoặc tía tô. 
  • Đun nước lá tắm cũng là phương pháp hiệu quả để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy ngoài da. Các loại lá có thể dùng để nấu nước tắm chữa mề đay trong trường hợp này là lá khế, lá tía tô, tinh dầu bạc hà, lá chè xanh,… 

Xem thêm: Các cách điều trị nổi mẩn ngứa ở cổ hiệu quả

Các bạn có thể dùng nước lá trà xanh để tắm
Các bạn có thể dùng nước lá trà xanh để tắm
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gel nha đam để thoa lên vùng da bị nổi mề đay. Tính mát và các dưỡng chất có trong nha đam sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa cũng như giúp da nhanh chóng hồi phục sau các tổn thương. 

Bên cạnh đó, mọi người cũng nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay quần áo rộng rãi, thoải mái để không gây ứ đọng mồ hôi hay khiến các triệu chứng thêm trầm trọng hơn. 

Sử dụng thuốc trị bệnh nổi mề đay khi ăn hải sản

Để đảm bảo an toàn, người ăn hải sản bị nổi mề đay nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Dựa theo mức độ nặng nhẹ cùng các triệu chứng liên quan, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Được biết, các loại thuốc thường xuất hiện trong các đơn thuốc cho người bị dị ứng hải sản gây nổi mề đay gồm có:

  • Kem chống ngứa da: Các loại kem chống ngứa da sẽ được kê đơn để làm dịu các vết tổn thương ngoài da. Chủ yếu là những thuốc bôi có chứa thành phần sulfat kẽm, menthol,… 
  • Thuốc tiêm Epinephrine: Thuốc được dùng trong trường hợp bị nổi mề đay do ăn hải sản nặng và có tiền sử bị hen suyễn. Theo đó, thuốc sẽ có tác dụng chống lại tình trạng co thắt phế quản, làm giảm viêm cũng như những ảnh hưởng khác tới đường hô hấp. 
  • Thuốc kháng histamine H1: Nếu cơ thể buộc phải tiếp nhận hải sản nhưng hệ miễn dịch lại tiết ra chất histamin chống lại và gây ra tình trạng mề đay, mẩn ngứa thì bạn sẽ được kê loại thuốc này. Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi,… 
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Được chỉ định cho những đối tượng xuất hiện triệu chứng khó thở, sốc phản vệ để cải thiện tình trạng co thắt phế quản gây khó thở. Một số thuốc chống co thắt phế quản phổ biến có thể kể đến như Formoterol, Fenoterol, Adrenalin (dùng trong cấp cứu),…
  • Corticoid đường uống: Loại thuốc này được cân nhắc dùng cho những trường hợp bị nổi mề đay ở cấp độ nặng và có nguy cơ chuyển thành sốc phản vệ. Corticoid đường uống được dùng với liều thấp trong thời gian ngắn chỉ từ 3 – 5 ngày để tránh các rủi ro, biến chứng có thể phát sinh sau khi dùng thuốc.  
  • Một số loại thuốc khác: Dựa theo các triệu chứng đi kèm cụ thể khác, người bệnh có thể được kê thêm một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc tiêu hóa,…

Với những trường hợp bị nổi mề đay do ăn hải sản nghiêm trọng hơn, các bạn nên yêu cầu được chăm sóc y tế hoặc gọi cấp cứu để được hỗ trợ. 

Lưu ý khi bị nổi mề đay sau khi ăn hải sản

Trong trường hợp bạn bị ngứa ngáy, nổi mề đay sau khi ăn hải sản thì cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Khi có dấu hiệu bị dị ứng hải sản, đầu tiên mọi người cần thực hiện kích thích gây nôn để nhanh chóng đẩy thức ăn gây dị ứng ra ngoài. 
  • Cần vệ sinh cơ thể và tắm bằng nước mát, không dùng nước nóng. Bởi khi da bị nổi mề đay, nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao, vùng da bị tổn thương sẽ diễn tiến xấu, những nốt mề đay có thể lan rộng hơn. Đi kèm theo đó chính là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bạn không thể không cào gãi da. 
Hạn chế cào gãi da để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng
Hạn chế cào gãi da để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng
  • Xác định nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay là do ăn cua, tôm, ốc, bạch tuộc hay loại hải sản khác để tránh sử dụng chúng vào lần sau đó. 
  • Tránh xa rượu bia, các loại đồ uống chứa cồn vì chúng sẽ làm tình trạng ngứa ngáy trở nên khó kiểm soát. Thậm chí còn xuất hiện thêm nhiều tình trạng rối loạn khác. 
  • Mặc dù nổi mề đay gây cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu nhưng hãy cố gắng không cào gãi lên da. Điều này sẽ hạn chế các tổn thương cũng như ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng. 
  • Trong những ngày bị nổi mề đay, cần hạn chế dung nạp những loại thực phẩm giàu đạm. Tốt nhất nên nêm nếm ít gia vị, ăn nhạt và thanh đạm để hạn chế gây áp lực cho hệ tiêu hóa. 
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý hơn nếu bị dị ứng với hải sản. 
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao cũng như ngủ nghỉ, sinh hoạt điều độ để giúp bệnh chóng khỏi. 

Biện pháp phòng ngừa hiện tượng nổi mề đay do hải sản

Ăn hải sản bị nổi mề đay hoàn toàn có thể tái diễn nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Thêm vào đó, mức độ dị ứng ở những lần sau thường nghiêm trọng hơn những lần trước nên rất nguy hiểm. Chính vì thế, để phòng tránh nguy cơ bị nổi mề đay do hải sản, các bạn cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh sử dụng những loại hải sản đã có tiền sử bị dị ứng và cần cân nhắc tới nguy cơ dị ứng chéo giữa các loại hải sản với nhau. Chẳng hạn như hải sản có vỏ và hải sản thân mềm.
  • Cá là loại hải sản ít có khả năng dị ứng nhất nên mọi người có thể bổ sung protein, khoáng chất thông qua việc ăn cá.
  • Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm, thực phẩm nào, bạn cũng nên đọc kỹ thành phần của chúng. Bởi có rất nhiều hãng thường cho bột tôm, cua để tăng vị ngọt, màu sắc hoặc mùi thơm cho món ăn. Mặc dù hàm lượng khá thấp nhưng với những người có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể bị dị ứng. 
  • Trên thực tế, có những người bị nổi mề đay do ăn hải sản quá nhiều hoặc do chế biến không đúng cách. Nếu rơi vào trường hợp này, mọi người cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn hải sản và chế biến. Bên cạnh đó nên kết hợp ăn hải sản cùng với gia vị có tính ấm như sả, gừng, tiêu,… Vì đây là những gia vị có khả năng làm giảm mùi tanh, tính hàn có trong hải sản. 

Nhìn chung, hiện tượng ăn hải sản bị nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến. Phần lớn các trường hợp đều không quá nguy hiểm và có thể tự hết sau khi dùng thuốc trị dị ứng. Tuy nhiên các bạn cũng không nên chủ quan vì có nhiều trường hợp gặp biến chứng dẫn tới sốc phản vệ. 

Tìm hiểu thêm:

Array

Câu hỏi thường gặp
Nổi Mề Đay Sau Sinh Có Tự Khỏi Không

Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.  Nổi...

Xem chi tiết
Mề Đay Mãn Tính Có Chữa Được Không

Mề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay HIV Có Ngứa Không? Cách Xử Trí Hiệu Quả 

Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...

Xem chi tiết
Giải Đáp: Khi Bị Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không?

Nổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...

Xem chi tiết
Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì

Mề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Dinh dưỡng

Đánh Giá Của Người Bệnh Về Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Với những ưu điểm về hiệu quả điều trị, mức độ an toàn, lành tính, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang...
Thành phần dược liệu của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Phác đồ chữa mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam tốt...

Phác đồ điều trị mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam sử dụng hoàn toàn nam...

Giải Mã Công Dụng Các Vị Thuốc “VÀNG” Trong Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay nổi tiếng nhờ giúp hơn 30.000 bệnh nhân...
Quy trình thăm khám Đông - Tây y hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm

Bí Quyết Chữa DỨT ĐIỂM Mề Đay Khi Mang Thai AN TOÀN Từ Thảo Dược

Lần đầu mang thai, niềm vui chưa được bao lâu, chị Vũ Ngọc Diệp (29 tuổi, Hà Nội) đã phải...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top