Xuất Huyết Đại Tràng

Xuất huyết đại tràng là biểu hiện cho thấy cơ quan này đang bị tổn thương nghiêm trọng và cần được điều trị gấp. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị chảy máu đại tràng, nguyên nhân là do đâu, làm cách nào để điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả? Hãy tham khảo ngay bài viết hữu ích dưới đây của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 để biết thêm thông tin chi tiết. 

Xuất huyết đại tràng là gì?

Đại tràng hay còn gọi là ruột già – một ống dài khoảng 1.5 – 1.8m nằm ở cuối cùng của hệ tiêu hóa. Bộ phận này chịu trách nhiệm dẫn thức ăn từ ruột non tới hậu môn để bài tiết ra ngoài. Từ đó giúp hấp thụ lại nước, chất điện giải và biến những gì còn lại của thức ăn thành phân. Tùy theo giới tính, kích thước đại tràng cũng có sự thay đổi, tuy nhiên chúng thường chiếm tới ⅕ chiều dài của ống tiêu hóa. 

Hình ảnh xuất huyết đại tràng
Hình ảnh xuất huyết đại tràng

Xuất huyết đại tràng (chảy máu đại tràng) chính là tình trạng viêm loét đại tràng kéo dài gây chảy máu, lâu dần có thể lan ra toàn bộ đại tràng hay ảnh hưởng tới ruột non. Bệnh gây ra các tổn thương, viêm nhiễm kéo dài, nếu tiến triển hơn 3 tháng rất dễ chuyển thành bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các bộ phận khác của hệ tiêu hóa. 

Được biết, chảy máu đại tràng thường phổ biến ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 15 – 30 tuổi. Trên thực tế, tình trạng này khá giống với viêm đại tràng nhưng xuất hiện tình trạng chảy máu. Để biết chính xác, bạn cần tới bệnh viện thăm khám và tiến hành làm xét nghiệm trước khi điều trị. 

Triệu chứng xuất huyết đại tràng

Các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là xuất huyết đại tràng thường kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tình trạng chảy máu đại tràng phổ biến nhất:

  • Căng tức bụng: Là hệ quả của tình trạng tổn thương niêm mạc đại tràng làm suy giảm chức năng tiêu hóa. Niêm mạc chảy máu sẽ khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng, gây đầy bụng và có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. 
  • Đau bụng: Bệnh tiêu hóa nói chung hay chảy máu đại tràng nói riêng đều gây nên những cơn đau dạ dày. Ở trường hợp này, các cơn đau sẽ tập trung ở vùng bụng dưới, 2 bên hố chậu. Chúng có thể đau âm ỉ nhưng có thể trở nên dữ dội, kéo dài gây căng thẳng, mệt mỏi cho người bệnh. 
  • Đại tiện ra máu: Triệu chứng điển hình nhất của tình trạng xuất huyết đại tràng chính là đi đại tiện ra máu. Lúc này, bệnh nhân đi ngoài sẽ có lẫn máu, phân đen. Khác với xuất huyết dạ dày, xuất huyết đại tràng rất hiếm nôn ra máu. 

Nguyên nhân gây xuất huyết đại tràng

Niêm mạc đại tràng bị tổn thương nhưng không được điều trị kịp thời sẽ gây sưng viêm, làm giãn nở các mạch máu, gây chảy máu trên bề mặt. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa thể biết chính xác đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Các giải thuyết về nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày thường do những vấn đề sau:

  • Viêm loét đại tràng: Như chúng ta đã biết, đại tràng chính là nơi chứa cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng là khu vực chứa lượng thức ăn đã được tiêu hóa nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vậy nên bộ phận này cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm cao, dễ hình thành ổ viêm loét. Trường hợp xử lý không đúng cách, các ổ viêm sẽ lan rộng, dẫn tới tình trạng chảy máu đại tràng.  
Viêm loét đại tràng có thể dẫn tới xuất huyết
Viêm loét đại tràng có thể dẫn tới xuất huyết
  • Giãn tĩnh mạch đại tràng: Tình trạng này có thể dẫn tới hiện tượng rách tĩnh mạch khi có tác động. Giãn tĩnh mạch làm cho đại tràng bị chảy máu, đi ngoài ra phân đen hoặc phân có máu. 
  • Ung thư đại tràng: Ở giai đoạn đầu, ung thư đại tràng không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thậm chí là chủ quan không tới bệnh viện thăm khám dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, dẫn tới tình trạng xuất huyết. 

Bệnh xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, xuất huyết đại tràng là một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng, cần được can thiệp điều trị sớm. Việc không được tiến hành chữa trị hoặc trị bệnh quá muộn có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Thủng đại tràng.
  • Tăng nguy cơ phình giãn đại tràng cấp tính. 
  • Xuất huyết ồ ạt.
  • Không đáp ứng thuốc đặc trị hay còn gọi là kháng thuốc. 
  • Ung thư đại tràng. 

Bên cạnh đó, người bệnh còn bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, chán ăn, mệt mỏi, giảm cân nhanh chóng. Vậy nên để phòng ngừa biến chứng, hạn chế các rủi ro, mọi người nên phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. 

Cách chẩn đoán chảy máu đại tràng

Chẩn đoán chảy máu đại tràng sẽ được thực hiện tại bệnh viện – nơi có trang thiết bị hiện đại. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bệnh nhân – người nhà bệnh nhân về các triệu chứng, thời điểm mắc bệnh và một số câu hỏi liên quan. 

Sau đó, nếu nghi ngờ bạn bị chảy máu đại tràng, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ nhìn, cảm nhận, kiểm tra khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm cả việc dùng ngón tay tác động lên bụng, hậu môn để kiểm tra các bất thường, nếu nghi ngờ bị trĩ. 
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ dùng một ống soi mỏng có gắn camera vào hậu môn. Điều này cho phép bác sĩ biết chính xác khu vực tổn thương nằm ở đâu. 
Bệnh nhân có thể được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi
Bệnh nhân có thể được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá mức độ chảy máu và cho biết bệnh nhân có bị thiếu máu hay đang gặp vấn đề nào khác nhau không. 
  • Xét nghiệm phân: Điều này được tiến hành khi các xét nghiệm trên không thể nhìn thấy máu. 
  • Rửa dạ dày: Trường hợp bác sĩ nghi ngờ vấn đề nằm trong dạ dày thay vì đại tràng, họ có thể đưa một ống thông qua mũi vào dạ dày để loại bỏ những chất bên trong, đồng thời xác định vị trí chảy máu. 
  • Xét nghiệm hình ảnh: Thường là yêu cầu bệnh nhân chụp CT hoặc chụp X-quang. 

Biện pháp điều trị xuất huyết đại tràng

Dựa theo mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân gây xuất huyết đại tràng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc xử lý đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có, đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và hồi phục. Theo đó, người bị xuất huyết đại tràng sẽ được tiến hành điều trị theo những cách sau đây: 

Xử lý tại chỗ

Người bị xuất huyết đại tràng không nên vận động quá nhiều, bởi hành động này có thể khiến tình trạng chảy máu trở nên khó kiểm soát hơn. Thay vào đó, mọi người nên dành thời gian nghỉ ngơi, nằm yên một chỗ trong ít nhất 15 – 20 phút hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Sau đó, mọi người cần nắm được cách cầm máu tại chỗ để làm giảm rủi ro do xuất huyết. Cụ thể, mọi người có thể uống nước muối ấm pha loãng hoặc bù thêm nước, điện giải khi người bệnh bị nôn ói, tiêu chảy nhiều. Đồng thời nhờ người thân tới các quầy thuốc để mua thuốc cầm máu không kê toa như Hemocaprol,  Posthypophyse hay vitamin K dạng ống dung tích 5ml. 

Điều trị bảo tồn

Sau khi đã xử lý tại chỗ, bạn cần tới bệnh viện để tiến hành điều trị, kiểm tra cụ thể. Phương pháp điều trị bảo tồn sẽ được áp dụng trong trường hợp chảy máu từ nhẹ đến trung bình. Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu truyền máu nếu bị thiếu máu. Ngoài ra, bạn sẽ được truyền dịch, bổ sung vitamin cần thiết để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. 

Dùng thuốc trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dùng nước để rửa niêm mạc đại tràng với mục đích làm sạch vị trí chảy máu. Kết hợp với việc truyền máu, truyền dịch, dùng thuốc điều trị theo chỉ định để phòng tránh nguy cơ bị chảy máu, hạn chế các tổn thương lan rộng. 

Điều trị ngoại khoa

Phần lớn các trường hợp bị chảy máu đại tràng đều sẽ phục hồi tốt sau khi điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, với những trường hợp phát hiện muộn, tình trạng bệnh kéo dài thì mức độ sẽ trở nên nghiêm trọng, cần tiến hành điều trị ngoại khoa. Bác sĩ lúc này sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa để khắc phục bệnh. Do chảy máu ồ ạt dễ gây mất máu. Nếu không tiến hành điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng. 

Theo đó, xuất huyết đại tràng được chỉ định mổ trong trường hợp viêm loét đại tràng nặng, thủng đại tràng, polyp đại tràng, viêm túi thừa, ung thư đại tràng,… Đương nhiên, ngoài gây mê, bệnh nhân sẽ được truyền máu để tránh hiện tượng mất máu, ảnh hưởng tới độ thành công của ca mổ. 

Xuất huyết đại tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Khi mắc bệnh, lớp niêm mạc đường ruột bị tổn thương nặng khiến dạ dày, đại tràng hay các bộ phận trong đường ống tiêu hóa đều có khả năng bị xuất huyết. Hậu quả phải đối mặt là tình trạng đau bụng, nôn ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen cùng các triệu chứng khó chịu khác. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng này, cũng như giúp bệnh phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân cần chú ý hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy đại tràng bị xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì thì tốt? 

Thực phẩm nên ăn

Người bị chảy máu đại tràng có thể bổ sung những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm nhiều đạm: Bao gồm cá, sữa đậu nành, thịt nạc,… giúp trung hòa acid. 
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Khoai lang, gạo tẻ,… là những thực phẩm giúp giảm tiết acid dịch vị, làm lành tổn thương niêm mạc hiệu quả. 
  • Thực phẩm giàu vitamin: Mọi người nên ăn nhiều trái cây như táo, bơ, đu đủ chín để cung cấp vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường bảo vệ niêm mạc đại tràng, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. 
  • Nhóm thực phẩm ít xơ sợi: Nên ăn những loại rau củ còn non để tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đại tràng. 
Mọi người nên ăn thực phẩm ít chất xơ sợi
Mọi người nên ăn thực phẩm ít chất xơ sợi

Thực phẩm cần kiêng

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung như đã đề cập, trường hợp đang có vấn đề về đại tràng như đã nêu cần hạn chế nhóm đồ ăn, thức uống sau:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Không chỉ khó tiêu hóa, các vết viêm loét còn trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn nhiều đồ chiên rán nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà chiên, cơm rang,… 
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Do có chứa nhiều chất bảo quản khó tiêu, không tốt cho đường tiêu hóa nên bạn cần hạn chế ăn xúc xích, lạp xưởng, đồ ăn nhanh,… 
  • Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt và các loại thực phẩm cay nóng khác dễ làm tăng lượng acid trong dạ dày – đại tràng, khiến bộ phận này bị tổn thương nhiều hơn. 
  • Thực phẩm chứa nhiều acid: Mặc dù các thực phẩm có chứa vitamin C rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu hệ tiêu hóa đang bị tổn thương thì bạn nên tránh hạn chế dung nạp chúng. 
  • Đồ ăn quá cứng, gân sụn: Đồ ăn quá cứng, gân sụn rất dễ gây bào mòn niêm mạc, khiến bệnh chảy máu đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Chất kích thích: Tránh hút thuốc, uống cà phê, rượu, bia, trà đặc, đồ ngọt có ga,… 

Lưu ý trong cách điều trị và phòng tránh bệnh

Ngoài những biện pháp điều trị nêu trên, để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục, đạt kết quả tốt, người bệnh cần chú ý tới một số vấn đề như sau:

  • Bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi mạch đập, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, tình trạng đau bụng, nôn mửa,… Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, dai dẳng nhiều ngày thì cần thông báo với bác sĩ ngay. 
  • Ưu tiên những loại thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu để tránh gây áp lực cho dạ dày, đại tràng. Sau đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ để lên thực đơn phù hợp, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Chế biến món ăn đơn giản, nên ăn các món hấp, luộc, ít gia vị hoặc được hầm kỹ để tiêu hóa dễ dàng hơn. Tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, chế biến sẵn hoặc sử dụng rượu bia, đồ ngọt có ga, cà phê hay các chất kích thích khác trong thời gian điều trị bệnh. 
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày, nếu trước đây ăn 3 bữa, giờ có thể chia thành 5 – 6 bữa. 
  • Trường hộ đang bị tiêu chảy, nôn mửa cần uống nhiều nước, nhất là nước ấm hoặc nước ép trái cây phù hợp. 
  • Xây dựng thói quen sống khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế làm việc quá sức, để đầu óc quá căng thẳng dẫn tới lao lực, khiến bệnh nặng hơn. 
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

Bên cạnh những lưu ý trong cách điều trị bệnh, để phòng tránh xuất huyết đại tràng hay các bệnh lý khác liên quan tới bộ phận này, các bạn cần:

  • Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: Mọi thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể đều phải đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn. Tốt nhất nên tránh những thực phẩm còn tươi sống như rau sống, nem chua, nem chạo, gỏi cá, lòng lợn, tiết canh,… 
  • Tránh căng thẳng kéo dài: Lo lắng, căng thẳng kéo dài rất dễ dẫn tới tình trạng căng thẳng, chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Đồng thời làm giảm nhu động ruột, làm tăng bệnh đau dạ dày – đại tràng và các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa. 
  • Ăn uống hợp lý: Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh, củ, quả, trái cây và những thực phẩm giàu kali như chuối, đu đủ, khoai lang,… để giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động tru trơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, nên tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ chua cay, chiên rán nhiều dầu mỡ gây khó tiêu. Nên ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn quá no vào buổi tối. 
  • Kiên trì tập luyện thể dục thể thao: Tập luyện thể thao mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái, ăn uống ngon miệng hơn. 
  • Thăm khám định kỳ: Tới bệnh viện thăm khám ngay khi thấy hệ tiêu hóa có những biểu hiện bất thường. 

Tóm lại, xuất huyết đại tràng là bệnh lý nguy hiểm, cần được tiến hành điều trị, can thiệp sớm để tránh biến chứng. Ngoài việc tuân thủ các biện pháp chữa trị, mọi người cũng cần chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ, sinh hoạt, ăn uống điều độ và khoa học hơn. 

Array

Câu hỏi thường gặp
Cắt Polyp Đại Tràng Có Mọc Lại Không

Phần lớn các trường hợp có xuất hiện polyp đại tràng đều khá lành tính. Tuy nhiên chúng có thể biến thành u ác tính và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt polyp đại tràng có mọc lại không, làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? Những vấn đề thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.    Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? Polyp đại tràng chính là sự tăng trưởng bất thường của tế bào...

Xem chi tiết
Viêm Đại Tràng Uống Nước Dừa Được Không

Nước dừa là thức uống chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu muối khoáng, canxi, magie và kali, chất điện giải,... Tuy nhiên người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không, tại sao và cần lưu ý gì khi uống? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì có thể dành chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.  Viêm đại tràng uống nước dừa được không? Nước dừa từ lâu đã được xem là loại nước giải khát tốt cho sức khỏe. Song với những người bị bệnh tiêu...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top