Bệnh Tổ Đỉa Và Cách Chữa Đem Lại Hiệu Quả Cao Nhất
Tổ đỉa là tình trạng viêm da với triệu chứng điển hình là xuất hiện các mụn nước ở bàn tay và bàn chân gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì thế, bệnh nhân cần phải được khám, kiểm tra và có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt. Dưới đây là thông tin chi tiết về bệnh tổ đỉa và cách chữa phổ biến nhất để bạn đọc cùng tham khảo.
Bị tổ đỉa là gì và cách chữa phổ biến nhất
Trả lời câu hỏi tổ đỉa là bệnh gì, bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là một dạng viêm da mãn tính khó có thể chữa dứt điểm, đồng thời rất dễ tái phát. Đây được xác định là một trong số các thể lâm sàng của bệnh chàm. Thực tế, hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý, việc chữa trị vẫn là đẩy lùi các triệu chứng gặp phải, kiểm soát, ngăn lan rộng vùng tổn thương.
Trong đó thuốc Tây, các mẹo dân gian và thuốc Đông y được rất nhiều người lựa chọn. Dưới đây là tổng hợp thông tin chi tiết về từng phương pháp để bệnh nhân có thêm kiến thức cần thiết.
Chữa bệnh bằng Thuốc Tây
Bệnh tổ đỉa là gì, bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng thuốc Tây được nhiều người quan tâm, lựa chọn. Lý do là bởi thuốc giúp làm giảm các triệu chứng nhanh chóng, cho hiệu quả cao. Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng và nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân những loại thuốc sau:
- Thuốc chống dị ứng: Tiêu biểu của nhóm này là Loratadine, Chlorpheniramine, tác dụng chính là giúp đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh.
- Corticosteroid: Kem hoặc thuốc mỡ có chứa thành phần Corticosteroi, tác dụng chính là đẩy lùi tình trạng mụn nước do tổ đỉa gây ra.
- Nước muối sinh lý: Có tác dụng làm sạch vùng da bị bệnh, đồng thời hạn chế lây lan sang các khu vực xung quanh.
- Triamcinolone: Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp lên vùng tổn thương của da, giúp phục hồi từ sâu bên trong làn da bị tổn thương bởi tổ đỉa.
- Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn: Nhóm thuốc trị tổ đỉa này có tác dụng chính là ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn nhất là vào thời điểm mụn nước bong dần.
Bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng Tây y đã được nhiều người đánh giá cao, nhưng do nguyên nhân gây tổ đỉa và cơ địa của mỗi người khác nhau nên người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra và kê đơn. Phương pháp đặc biệt phù hợp với những người mắc tổ đỉa nặng hay tổ đỉa bội nhiễm. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ thuốc nào khi chưa tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Nếu lạm dụng hoặc tự ý dùng thuốc khi chưa khám, xác định nguyên nhân bị tổ đỉa có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó việc dùng thuốc cũng cần phải đảm bảo đúng liệu trình, không bỏ dở, không lạm dụng vì có thể dẫn tới kháng thuốc, nhờn thuốc khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng mẹo dân gian
Việc dùng thuốc Tây chữa bệnh ngoài da tổ đỉa thời gian dài có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, nhiều bệnh nhân đã tìm tới các bài thuốc dân gian để cải thiện dấu hiệu bệnh lý, cũng như đảm bảo độ an toàn. Các bài thuốc này phù hợp với nhiều tình trạng và nguyên nhân mắc bệnh tổ đỉa ở tay, chân khác nhau.
Bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng bài thuốc dân gian đặc biệt phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa nghiêm trọng.
Sử dụng tỏi để giảm biểu hiện của bệnh tổ đỉa
Cách chữa bệnh tổ đỉa như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài thuốc từ tỏi được áp dụng phổ biến, các chuyên gia đánh giá cao. Tỏi được biết đến là nguyên liệu có chứa hoạt chất acillin dồi dào. Thành phần này giúp mang đến tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Khi sử dụng để điều trị tổ đỉa sẽ ngăn chặn tốt các loại vi khuẩn, nấm, nhanh chóng giảm các triệu chứng của bệnh lý.
Trả lời thắc mắc bị tổ đỉa phải làm sao, bài thuốc từ tỏi được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy vậy cách chữa bằng tỏi chỉ nên áp dụng với những trường hợp mụn nước chưa bị vỡ và chưa xuất hiện các vết thương hở ở trên da.
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi đem bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, sau đó xếp vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập tỏi và đậy kín nắp.
- Ngâm rượu tỏi trong khoảng thời gian 10 ngày, bảo quản ở nơi khô ráo và tránh ánh sáng mặt trời.
- Sau 10 ngày có thể sử dụng, bạn chỉ nên lấy 1 lượng nhỏ rượu tỏi để thoa lên vùng da đang bị tổn thương, sau 10 phút đem rửa sạch da với nước.
Bài thuốc từ lá lốt
Bệnh tổ đỉa và cách chữa từ lá lốt cũng là một trong số những phương pháp được nhiều người đánh giá cao. Phương pháp này có thể phù hợp với nhiều nguyên nhân tổ đỉa khác nhau. Lá lốt có vị cay, tính ấm, giúp trừ hàn, ôn trung, thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý xương khớp hoặc các bệnh viêm ngứa trên da như chàm, mề đay, vảy nến và tổ đỉa.
Cách sử dụng lá lốt để giảm triệu chứng bệnh tổ đỉa:
- Lá lốt chọn loại bánh tẻ, không quá già cũng không quá non, đem rửa sạch đất cát, có thể ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút và để ráo nước.
- Cắt nhỏ lá lốt sau đó cho vào máy xay nhỏ hoặc giã nhuyễn.
- Hỗn hợp lá lốt sau đó nên pha với khoảng 30ml nước ấm, lọc bỏ bã để lấy nước cốt.
- Sử dụng nước cốt lá lốt để uống 1 lần/ngày cho tới khi các biểu hiện của bệnh tổ đỉa thuyên giảm.
Bệnh tổ đỉa và cách chữa từ lá trầu không
Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa hiện tại đang chưa xác định chính xác, tuy nhiên, nếu không may mắc bệnh, bạn có thể sử dụng bài thuốc từ lá lốt. Trong thành phần của lá trầu không có chứa hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, vì thế, chúng rất hiệu quả trong việc đẩy lùi các biểu hiện của bệnh tổ đỉa. Bên cạnh đó, Tanin có trong lá trầu không sẽ giúp thúc đẩy việc tái tạo tế bào da mới, làm vết thương nhanh lành hơn. Sử dụng lá trầu không để trị bệnh tổ đỉa được thực hiện đơn giản nhờ các bước sau.
Cách dùng lá trầu không giảm triệu chứng tổ đỉa trên da:
- Lá trầu không chọn loại không quá già hoặc quá non, đem đi rửa thật sạch đất cát, ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo vệ sinh.
- Bạn cần vò nát lá trầu đã rửa sạch, sau đó cho vào đun chung với khoảng 2 lít nước trong 10 – 15 phút.
- Hòa nước lá trầu với một chút muối biển, chờ cho nước ấm rồi đem ngâm rửa vùng da bị bệnh. Phần bã trầu đem chà nhẹ lên khu vực da bị bệnh để tăng hiệu quả điều trị.
- Bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng lá trầu không nên được áp dụng mỗi ngày 2 lần để nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.
Cách chữa từ gừng tươi
Y học cổ truyền cho biết gừng là dược liệu có tính ấm, được dùng phổ biến trong chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hóa hoặc hô hấp. Bệnh tổ đỉa và cách chữa từ gừng giúp ngăn viêm nhiễm, giảm ngứa hiệu quả.
Y học hiện đại đã chỉ ra hoạt chất Gingerol và Zingerone có trong gừng có khả năng ức chế sản sinh chất trung gian có thể hình thành phản ứng viêm là prostaglandin. Nhờ vậy, hiện tượng viêm sưng do bệnh tổ đỉa gây ra sẽ được thuyên giảm và cải thiện nhanh chóng.
Cách sử dụng gừng tươi giảm dấu hiệu tổ đỉa ở môi:
- Bạn chỉ cần sử dụng 2 củ gừng tươi rửa sạch đất cát, thái lát mỏng.
- Cho các lát gừng vào nồi đun chung cùng với khoảng 2 lít nước, sau đó đổ nước gừng ra chậu, chờ nguội bớt rồi ngâm rửa, vệ sinh vùng da bị bệnh.
- Bạn nên thực hiện phương pháp đều đặn mỗi ngày một lần để nhanh chóng đem lại hiệu quả.
Nước cốt chanh
Lượng acid có trong chanh được chứng minh hiệu quả trong việc sát khuẩn, làm sạch lỗ chân lông, giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy. Sử dụng chanh là một mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa khá phổ biến.
Cách dùng nước cốt chanh để giảm dấu hiệu của bệnh tổ đỉa:
- Bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
- Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt, cho thêm nước ấm vào pha với tỷ lệ 1:1 sau đó khuấy đều.
- Sử dụng bông y tế thấm hỗn hợp nước chanh với nước ấm và thoa đều lên trên da trong khoảng 10 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
- Khi áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng nước cốt chanh nên sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm ngay sau đó để tránh tình trạng da bị khô ráp.
Những lưu ý khi áp dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng Tây y, Đông y, mẹo dân gian được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, để quá trình áp dụng các phương pháp trên đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chỉ sử dụng mẹo dân gian khi bệnh ở thể nhẹ, chưa có dấu hiệu bội nhiễm.
- Tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi điều trị, tránh lạm dụng thuốc, vì điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng mẹo dân gian đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì thực hiện do tác dụng chậm hơn các phương pháp khác. Bên cạnh đó, biện pháp này sẽ cho hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
- Bệnh nhân không nên sử dụng tay để gãi cào, hoặc sử dụng vật nhọn làm thủng các mụn nước ở trên da.
- Tránh để vùng da đang bị tổn thương tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, nguồn nước bẩn hoặc lông chó mèo.
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày.
- Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, tránh xa các loại thực phẩm có thể gây dị ứng da, đồ ăn chiên xào, đồ cay nóng, đồ ngọt nhiều đường bởi chúng có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.
- Bệnh nhân nên uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể có thể đào thải độc tố hiệu quả, đồng thời nên tránh sử dụng thức uống có chứa cồn.
Bệnh tổ đỉa và cách chữa bằng Đông y, Tây y hoặc mẹo dân gian được đánh giá cao, nhiều người áp dụng. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh, đồng thời lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp, đem đến hiệu quả cao.
Array
Tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không cũng là thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Để biết câu trả lời chính xác cũng như cách khắc phục khi bị tổ đỉa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bác sĩ giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Tổ đĩa là bệnh lý về da liễu có tỷ lệ người...
Xem chi tiếtTổ đỉa là một trạng thái viêm da, tổn thương khu trú tại bàn tay, bàn chân. Giống như nhiều bệnh lý da liễu khác, nhiều người lo lắng, thắc mắc liệu bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không, phòng ngừa thế nào. Tất cả sẽ được chuyên gia, Ths.BS Lê Phương giải đáp trong bài viết bên dưới. Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không? Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, gây ra các tổn thương mãn tính và thường có tính chu kỳ....
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!