Chữa Viêm Họng Bằng Lá Trầu Không
Chữa viêm họng bằng lá trầu không là mẹo dân gian được nhiều người tin tưởng áp dụng. Đây là phương pháp có cách làm đơn giản, an toàn, lành tính và chi phí rẻ. Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao sẽ giúp người bệnh khắc phục nhanh các triệu chứng bệnh.
Công dụng chữa viêm họng của lá trầu không
Cây trầu không còn có tên gọi khác là thược tương, có tên khoa học là Piper betle L, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae. Loại cây này có đặc điểm thân nhẵn, dây leo, cuống có bẹ với chiều dài khác nhau. Lá trầu không có hình gần giống trái tim, đầu thuôn nhọn, chiều dài từ 4 – 9cm.
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, mùi thơm nồng và có vị cay nhẹ. Tác dụng chính của lá này là khu phong, ôn trung hòa khí, tán hàn, sát khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm, trị ho, loại trừ một số vi khuẩn. Do vậy lá trầu không thường được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản và các bệnh khác như phong ngứa, mề đay,…
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá trầu không chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như Eugenol, Tanin, Cineol,… Chúng được coi như các kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm sưng viêm, làm lỏng chất nhầy ở đường hô hấp, ức chế sự tác động của tác nhân gây hại.
Trong lá trầu không còn chứa rất nhiều tinh dầu khi kết hợp với các hoạt chất trên có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn. Chữa viêm họng bằng lá trầu không giúp làm dịu những cơn đau họng, giảm ngứa ngáy vùng cổ, giảm ho, kháng viêm. Đồng thời còn giúp loại trừ virus, bảo vệ được niêm mạc họng.
Nhờ những công dụng trên mà lá trầu không được coi là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc trị bệnh về viêm nhiễm, điển hình là bệnh viêm họng.
Các cách chữa viêm họng bằng lá trầu không
Công dụng của lá trầu không về chữa các bệnh về đường hô hấp chắc hẳn nhiều người đã nghe qua. Nhưng cách chữa viêm họng bằng lá trầu không như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là gợi ý 8 cách là hiệu quả nhất mà người bệnh có thể tham khảo thực hiện.
1. Chữa viêm họng bằng lá trầu không và mật ong
Mật ong chứa nhiều thành phần có lợi, chủ yếu là các carbonhydrat. Những thành phần này có tác dụng làm tiêu viêm, giảm đau, giảm sưng và giúp lành nhanh các tổn thương.
Mật ong còn chứa các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá. Chúng có khả năng cải thiện sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sự kết hợp giữa lá trầu không và mật ong sẽ tạo ra bài thuốc quý, nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng viêm họng.
Chuẩn bị: 5 lá trầu không, mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối pha loãng trong 15 phút.
- Vớt lá trầu không và rửa lại bằng một lần nước sạch nữa. Sau đó cho lá trầu không vào cối giã nát.
- Cho lá trầu không vừa giã vào bát, đổ thêm 300ml nước đun sôi vào trộn đều, ngâm trong thời gian 30 phút.
- Chắt bỏ bã lấy nước cốt. Mỗi lần uống lấy 50ml nước cốt trầu không trộn cùng mật ong.
- Người bệnh nên uống hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày, liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Lưu ý: Không nên chữa viêm họng bằng lá trầu không và mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi mật ong chứa những hoạt chất không tốt cho trẻ. Có thể thay mật ong bằng đường phèn để dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
2. Uống nước lá trầu không
Cách sử dụng nước lá trầu không chữa viêm họng cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện. Hạn chế của cách này là nước lá trầu không có mùi nồng, khá khó uống. Bài thuốc này cũng chỉ phù hợp với người có hệ tiêu hoá tốt, do đó không nên áp dụng cho trẻ nhỏ.
Chuẩn bị: Lá trầu không tươi.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá trầu không mang đi rửa thật sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Cho lá trầu vào nồi đổ thêm 200ml nước lọc, đun sôi.
- Người bệnh dùng uống nước này hàng ngày, liên tục thực hiện trong khoảng 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.
3. Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với gừng tươi
Gừng tươi mang tính ấm, vị cay, theo Đông y có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Dược liệu này còn có khả năng phong tán hàn, làm ấm cơ thể, ấm cổ họng, giảm đau đầu, giảm đau họng, hỗ trợ cải thiện viêm họng gây sốt.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra, một số dưỡng chất trong gừng tươi có khả năng tác động và rút ngắn quá trình chữa lành những vết thương. Gừng tươi giúp điều trị những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng.
Chuẩn bị: 10 lá trầu không, 1 củ gừng.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch rồi cho vào ngâm trong nước muối loãng.
- Gừng đem cạo vỏ, rửa sạch rồi thái thành lát mỏng.
- Cho lá trầu không và gừng vào cối rồi giã nát.
- Sau đó, cho hỗn hợp ra bát, đổ vào 300ml nước sôi và ngâm trong 20 phút.
- Chắt lấy nước cốt để uống, mỗi ngày dùng 2 lần sau khi ăn 30 phút, nên dùng liên tục trong 5 ngày.
4. Lá trầu không kết hợp củ nén
Củ nén hay còn gọi là hàng tăm, theo Đông y có vị cay, tính ấm, mùi hăng. Tác dụng của củ nén là phong tán hàn, trị ho, tiêu viêm, đào thải độc tố và các tác nhân gây hại.
Theo y học hiện đại, củ nén chứa các hoạt chất có lợi có khả năng sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây hại. Do đó, sử dụng các chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với củ nén làm giảm nhanh tình trạng đau buốt, điều trị tốt bệnh viêm họng.
Chuẩn bị: 10 lá trầu không, 4 củ nén.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và ngâm lá trầu không trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Đem củ nên đi bóc vỏ, rửa sạch.
- Sau đó, cho lá trầu không và củ nén vào cối rồi giã nát.
- Cho hỗn hợp ra bát, ngâm cùng 300ml nước sôi trong thời gian 20 phút.
- Lọc bỏ bã lấy nước cho người bệnh uống 2 lần mỗi ngày sau ăn 30 phút.
5. Chữa viêm họng bằng lá trầu không kết hợp với củ nghệ
Củ nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin, tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Khi kết hợp lá trầu không và củ nghệ để chữa viêm họng sẽ tăng hiệu quả gấp đôi. Đồng thời, bài thuốc này còn giúp làm dịu cổ họng, giảm nhanh chóng tình trạng sưng viêm.
Chuẩn bị: 5 lá trầu không, 1 củ nghệ tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không bằng nước sạch, sau đó ngâm nước muối loãng trong 15 phút.
- Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch. Sau đó đem lá trầu không và nghệ đi giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp ra cốc, đổ vào 100ml nước sôi rồi khuấy đều.
- Chắt bỏ bã, lấy nước cốt uống mỗi ngày, thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày.
6. Kết hợp lá trầu không với lá húng quế, bạc hà, mật ong
Ông bà ta thường sử dụng lá húng quế trong các bài thuốc trị ho. Lá bạc hà được dùng với tác dụng ngăn chặn và chữa nhiễm trùng đường hô hấp. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu lá trầu không, húng quế, bạc hà, mật ong là cách chữa viêm họng mãn tính dân gian hiệu quả.
Chuẩn bị: Lá trầu không, húng quế, bạc hà, mật ong.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các lá trầu không, húng quế, bạc hà, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Cho tất cả các lá vào xay nhuyễn cùng 200ml nước, sau đó cho hỗn hợp ra cốc.
- Chắt lọc lấy nước cốt, thêm mật ong và khuấy đều là dùng được.
- Người bệnh sử dụng 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn khoảng 2 phút.
7. Chữa viêm họng bằng lá trầu không và mù tạt
Mù tạt là gia vị không thể thiếu trong các món ăn hải sản. Loại gia vị này có nhiều công dụng hữu hiệu khác mà ít người biết. Mù tạt có tác dụng điều trị bệnh viêm họng hiệu quả. Sử dụng dầu mù tạt có tác dụng tiêu viêm, giảm đau rát họng nhờ vào đặc tính vị cay, tính ấm.
Chuẩn bị: 5 lá trầu không, dầu mù tạt.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Dùng dầu mù tạt tẩm lên lá trầu, đem hơ nóng, sau đó đặt lên ngực trong thời gian 10 phút.
- Người bệnh nên chà sát nhẹ lá trầu trên ngực, các tinh chất sẽ dễ thấm sâu vào cơ thể hơn.
- Thực hiện cách này hàng ngày để giảm nhanh các triệu chứng ho, đau họng, viêm họng do virus.
8. Lá trầu không, nhục đậu khấu, nụ đinh hương
Chữa viêm họng bằng lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương giúp trị ho, tiêu đờm, khử phong hàn. Bài thuốc này đặc biệt phù hợp cho người bị viêm họng mủ. Những nguyên liệu này đều là vị thuốc lành tính, có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ.
Chuẩn bị: 10 trầu không, 5gr nụ đinh hương, 5gr nhục đậu khấu, muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu với nước, rồi cho tất cả ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Vớt nguyên liệu ra, rửa lại một lần nữa với nước sạch.
- Đem tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi cùng 600ml nước lọc trong 30 phút, đến khi thấy nước còn 300ml thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước thuốc, chia làm 3 phần dùng uống 3 lần mỗi ngày.
- Người bệnh nên sử dụng từ 4 – 5 ngày để tình trạng bệnh mau chóng thuyên giảm.
Những lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá trầu không
Lá trầu không là dược liệu tốt với sức khoẻ, lại là thảo dược tự nhiên, lành tính. Tuy nhiên, cách chữa viêm họng bằng lá trầu không không phải mọi đối tượng đều áp dụng được. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt, tránh biến chứng không mong muốn.
- Không dùng cách chữa viêm họng bằng lá trầu không cho các đối tượng: Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh lý nguy hiểm, đang mắc hoặc tiền sử bệnh về dạ dày (viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày,…).
- Khi dùng bài thuốc này nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường như mệt mỏi, choáng váng thì ngưng lại ngay. Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Lựa chọn sử dụng những lá trầu không màu xanh đậm (lá già, lá bánh tẻ). Lý do bởi những lá này chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất hơn, tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn cao hơn.
- Lá trầu không và những vị thuốc khác cần phải rửa sạch, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt ra rửa lại một lần với nước sạch. Điều này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn, tránh tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm.
- Người bệnh thực hiện đúng hướng dẫn của bài thuốc, không tự ý kết hợp các nguyên liệu với nhau. Không dùng cùng lúc các nguyên liệu gồm lá trầu không, mật ong, củ nén vì rất dễ dẫn tới đau bụng, buồn nôn.
- Để giúp quá trình điều trị nhanh có kết quả tốt, người bệnh cần uống đủ nước, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường đề kháng, cải thiện miễn dịch. Hạn chế các loại đồ ăn, đồ uống không tốt như đồ cay nóng, đồ lạnh, các chất kích thích,…
- Chữa viêm họng bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh ở giai đoạn cấp tính. Do đó, với trường hợp người bệnh viêm họng mãn tính cần đến cơ sở y tế để can thiệp phù hợp, kịp thời.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc trị bệnh viêm họng bằng lá trầu không.
Chữa viêm họng bằng lá trầu không cho hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa từng người và mức độ tình trạng bệnh. Đây là phương pháp dân gian chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế thuốc chữa bệnh. Người bệnh có thể sử dụng kết hợp cách này với các biện pháp điều trị chuyên sâu.
ArrayNỘI DUNG HỮU ÍCH:
Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân viêm họng hạt gây hôi miệng cũng như giải pháp đánh bay mùi hôi hiệu quả trong thời gian ngắn. Chuyên gia lý giải viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Tại sao? Viêm họng hạt là một thể bệnh viêm họng mãn tính, khó điều trị dứt điểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc trưng của bệnh là viêm...
Xem chi tiếtĐau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn. Đau họng uống gì tốt nhất? Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định,...
Xem chi tiếtViêm họng mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa trị dứt điểm như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia Tai - Mũi - Họng, nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng thành ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Nhiều bệnh nhân lo lắng “viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?” và làm thế nào để chữa trị dứt điểm, an toàn. Thực tế, bệnh viêm họng mãn tính sẽ không gây...
Xem chi tiếtUống nước đá có gây viêm họng không là thắc mắc, câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan điểm của đa số mọi người, uống nước đá lạnh là nguyên nhân bị viêm họng. Nhiều người cũng cho rằng khi bị viêm họng mà uống nước đá, đồ ăn lạnh sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ dai dẳng lâu khỏi. Uống nước đá có gây viêm họng không? Nước đá lạnh là thức uống giải nhiệt ngày hè nóng nực phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người lại cho rằng chính...
Xem chi tiếtViêm họng hạt là bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất cứ ai, trong mọi lứa tuổi. Khi mắc bệnh, liệu rằng viêm họng hạt có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này. Khi mắc bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không? Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, xuất hiện khi niêm mạc họng bị tổn...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!