[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết?
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có cách nào điều trị bệnh an toàn hay không? Làm thế nào để phòng bệnh tái phát hiệu quả? Luôn là những băn khoăn của rất nhiều sản phụ mới sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bỉm sữa giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan tới căn bệnh này.
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?
Để giải quyết thắc mắc “Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết” bạn cần phải căn cứ vào một vài yếu tố dưới đây:
- Trạng thái cơ địa: Mỗi người sẽ có cơ địa cũng như cấu trúc da khác nhau. Với những sản phụ có cơ địa tốt khi bị bệnh thường chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày bệnh sẽ tự thuyên giảm. Nhưng cũng có những người có cơ địa dị ứng nên thời gian phục hồi có thể kéo dài lâu hơn.
- Tình trạng sức khỏe hiện tại: Nếu được cung cấp chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi nhờ khả năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên nếu tình trạng sức khỏe của bạn không tốt, đang bị ốm yếu, hệ miễn dịch suy giảm thì bệnh sẽ khó được điều trị nhanh.
- Diễn biến của bệnh: Tình trạng nổi mề đay ở mỗi sản phụ là không giống nhau. Đối với bệnh nhân bị nổi mề đay nặng, dày đặc và xuất hiện biến chứng thì thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Như vậy với thắc mắc “Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết” có thể thấy, trung bình thời gian để bạn điều trị khỏi căn bệnh này là từ vài ngày đến hơn 1 tuần. Do đó, mẹ bỉm sữa không nên quá căng thẳng, thay vào đó hãy tích cực điều trị bệnh bằng các phương pháp dưới đây.
Xem Thêm: Nổi Mề Đay Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng Có Thể Gặp
Cách điều trị nổi mề đay sau sinh hiệu quả cho mẹ bỉm
Dưới đây là một số phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh an toàn, hiệu quả bạn có thể tham khảo:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc uống và bôi để trị chứng nổi mề đay sau sinh, cụ thể như:
- Thuốc chứa Menthol: Đây là thuốc được chiết xuất từ thảo dược, giúp cải thiện hiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da, có tác dụng giảm viêm.
- Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này có tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự hoạt động của histamin do đó giúp làm giảm ngứa và chữa lành các tổn thương da.
- Thuốc chứa Corticoid: Là loại thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, có khả năng ức chế miễn dịch, chống viêm và thuyên giảm tình trạng mề đay khá hiệu quả.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi cùng một số thuốc uống khác. Ưu điểm là thuốc tây là cho tác dụng nhanh, giảm mẩn ngứa hiệu quả. Tuy nhiên thuốc chỉ cho tác dụng giảm các triệu chứng bên ngoài và thường gây tác dụng phụ. Vì vậy chị em cần sử dụng thuốc tây y theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng mẹo dân gian
Đây là phương pháp trị mề đay được các mẹ sau sinh ưu tiên hàng đầu bởi tính an toàn, dễ sử dụng và ít tốn kém. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi bệnh mới khởi phát và ở thể nhẹ. Dưới đây là một số mẹo điều trị mề đay sau sinh hiệu quả:
- Bột yến mạch: Mẹ bỉm dùng bột yến mạch hòa cùng nước thoa lên vùng da bị tổn thương trong vòng 20 phút, sau khi bột khô lại thì rửa lại thật sạch bằng nước mát. Mỗi ngày bạn thực hiện một lần để mang lại hiệu quả tốt.
- Ngải cứu: Bạn hãy chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, sau đó sao khô với muối rồi chườm lên vùng da nổi mề đay. Các vết mề đay mẩn ngứa sẽ được giảm nhanh sau một vài ngày áp dụng.
- Tắm nước lá khế: Bạn hãy dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi đem đun nước lá khế để tắm. Phần bã lá khế bạn có thể dùng để chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay sẽ có tác dụng sát khuẩn, phục hồi cho da hiệu quả.
- Rau kinh giới: Bạn sao nóng kinh giới cùng với một ít muối hạt rồi cho vào túi vải để chườm nóng lên vùng da đang bị sần ngứa. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng kinh giới để nấu nước uống mỗi ngày sẽ giúp thải độc tố rất tốt.
Đừng Bỏ Lỡ: TOP 8 Cách Trị Mề Đay Bằng Gừng Đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà
Phòng ngừa nổi mề đay sau sinh hiệu quả
Các sản phụ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, đồng thời phòng và hạn chế bệnh nổi mề đay tái phát:
- Uống đủ nước và bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin bằng cách ăn nhiều rau, củ, hoa quả…
- Hạn chế lạm dụng các món ăn lợi sữa thường xuyên.
- Nên tránh các thực phẩm nhiều đạm, chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng…
- Hạn chế ăn thịt đỏ và các loại hải sản dễ gây kích ứng.
- Sản phụ nên kiêng ra gió, khi cần ra ngoài hãy chú ý bảo vệ bằng cách đeo khẩu trang, khăn, áo choàng…
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, đúng cách, luôn giữ cho không gian sạch sẽ, thoáng mát.
- Sử dụng các trang phục rộng rãi, thoải mái.
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi tối thiểu 8 tiếng/ngày.
- Không dùng quạt gió cường độ mạnh thẳng vào người, hạn chế ngồi điều hòa liên tục cả ngày.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại được các tác nhân kích thích bệnh bùng phát.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn “nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết” cũng như cách phòng ngừa và chữa trị an toàn cho các chị em. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khóa để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị chính xác nhất.
Xem Thêm:
Array
Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nổi...
Xem chi tiếtMề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtNổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...
Xem chi tiếtNổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtMề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!