TOP 8 Cách Trị Mề Đay Bằng Gừng Đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà
Notice: Array to string conversion in /home/quandan102.com/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 434
Mề đay là một căn bệnh da liễu phổ biến, gây ra các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy và sưng tấy trên da. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mề đay có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các cách trị mề đay bằng gừng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp này trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của gừng trong điều trị nổi mề đay
Chữa mề đay bằng gừng là một phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Theo Đông y, gừng (sinh khương) có vị cay, tính ấm, giúp trừ phong hàn, giải độc, cải thiện lưu thông khí huyết. Do đó các thầy thuốc thường bổ sung thêm gừng vào các bài thuốc giúp điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa.
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại, gừng có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Gingerol, Shogaol, Zingiberen, Vitamin C, Magnesium, Kali,… Chúng có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và giảm căng thẳng stress.
Đối với bệnh nổi mề đay, nguyên liệu này mang đến một số lợi ích như:
- Ức chế histamin: Histamin là một chất trung gian hóa học đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Gừng có khả năng ức chế giải phóng histamin. Từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay như ngứa, sưng nề, mẩn đỏ.
- Giảm viêm: Gừng có chứa các hợp chất chống viêm như gingerol, shogaol và zingerone giúp giảm viêm da. Từ đó giảm ngứa và sưng nề do mề đay gây ra.
- Chống oxy hóa: Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, góp phần giảm nguy cơ bùng phát mề đay.
- Cải thiện hệ miễn dịch: Các dưỡng chất có trong gừng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây dị ứng hiệu quả hơn.
- Làm ấm cơ thể: Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp giảm ngứa ngáy, sưng phù dưới da.
Các cách trị mề đay bằng gừng hiệu quả tại nhà
Những cách trị mề đay bằng gừng được nhiều người đánh giá là an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ. Có thể tìm hiểu một số cách trị mề đay bằng gừng như sau:
Uống trà gừng
Uống trà gừng cũng là cách cải thiện bệnh mề đay hiệu quả. Trà dừng có tính ấm, giúp cải thiện lưu thông máu. Nguyên liệu này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, góp phần giảm nguy cơ bùng phát mề đay.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi.
- Nước sôi.
- Mật ong hoặc chanh (tùy chọn).
Cách làm:
- Gọt vỏ gừng, thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Cho gừng vào nước sôi, hãm trong 10-15 phút.
- Có thể thêm mật ong hoặc chanh vào trà gừng để tăng hương vị và tăng cường hiệu quả.
- Uống trà gừng 2-3 lần/ngày.
Tắm với nước gừng
Tắm với nước gừng là một phương pháp dân gian đơn giản nhưng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị nổi mề đay. Gừng có chứa các hợp chất chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp giảm ngứa, sưng nề, mẩn đỏ và cải thiện tình trạng da do nổi mề đay gây ra.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi.
- Nước tắm.
Cách làm:
- Gọt vỏ gừng, thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Cho gừng vào nước tắm, nấu sôi trong 5-10 phút.
- Để nước gừng nguội bớt, sau đó pha loãng với nước tắm bình thường.
- Ngâm mình trong nước tắm gừng khoảng 15-20 phút.
- Tắm với nước gừng 2-3 lần mỗi tuần.
Dùng gừng tươi chườm da
Dùng gừng tươi chườm lên da có tác dụng giúp giảm sưng tấy, viêm nhiễm, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương trên da. Bên cạnh đó, cách trị nổi mề đay bằng gừng này còn giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu. Từ đó giúp giúp tăng độ đàn hồi trên da, giúp bệnh nhanh được cải thiện.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi.
- Khăn sạch.
Cách làm:
- Gọt vỏ gừng, giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Cho gừng đã giã nát hoặc xay nhuyễn vào khăn sạch.
- Chườm khăn gừng lên vùng da bị mề đay trong 15-20 phút.
- Rửa sạch da sau khi chườm.
- Có thể lặp lại khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
Rượu gừng
Rượu gừng từ lâu đã được biết đến như một bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nổi mề đay. Loại rượu này có tác dụng giúp giảm viêm da, ngứa ngáy, làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu để giảm sưng ngứa, phù nề.
Nguyên liệu:
- 1 kg gừng tươi.
- 3 lít rượu trắng.
- Bình thủy tinh.
Cách làm:
- Rửa sạch củ gừng, gọt vỏ và thái lát mỏng.
- Cho gừng vào bình thủy tinh.
- Đổ rượu trắng vào ngập gừng.
- Đậy kín nắp bình và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp.
- Sau khoảng 1 tháng, rượu gừng sẽ ngấm đều và có thể sử dụng.
- Pha loãng rượu gừng với nước ấm theo tỷ lệ 1:1.
- Dùng bông gòn thấm dung dịch rượu gừng.
- Xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay trong 5-10 phút.
- Thực hiện cách chữa mề đay bằng gừng 2-3 lần/ngày.
Gừng kết hợp với đường thẻ
Đường thẻ được biết đến với tính chất thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm bớt các triệu chứng nóng trong, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy do mề đay gây ra. Khi kết hợp nguyên liệu này với gừng sẽ giúp giảm viêm da, từ đó giảm ngứa và sưng nề do mề đay gây ra.
Chuẩn bị:
- 30g gừng tươi.
- 20g đường thẻ.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ gừng, thái lát mỏng hoặc giã nát.
- Cho gừng vào nồi nước sôi, hãm trong 10-15 phút.
- Thêm đường thẻ vào nồi nước gừng, khuấy đều cho đến khi đường tan hết.
- Có thể thêm mật ong hoặc chanh vào nước gừng đường thẻ để tăng hương vị và tăng cường hiệu quả.
- Uống nước gừng đường thẻ 2-3 lần mỗi ngày.
Xem thêm: TOP 5 Cách Trị Mề Đay Bằng Muối Đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà
Gừng kết hợp với muối
Muối có tính sát khuẩn, kháng viêm, giúp giảm ngứa, sưng nề và mẩn đỏ do mề đay gây ra. Nguyên liệu này cũng có khả năng hút ẩm, giúp làm khô da, giảm tiết mồ hôi, từ đó góp phần giảm ngứa ngáy. Gừng kết hợp với muối có thể hỗ trợ điều trị bệnh mề đay hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1-2 củ gừng tươi.
- 1 ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi đem gọt vỏ rồi rửa sạch, cắt lát hoặc đập giập.
- Cho gừng vào nồi nước sôi đun lên khoảng 7 – 10 phút sau đó cho thêm muối vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Dùng nước gừng muối để tắm hoặc ngâm rửa những vùng da bị nổi mề đay.
- Có thể thực hiện cách trị mề đay bằng gừng mỗi ngày.
Gừng, đường phèn, giấm
Đường phèn có tính thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm bớt các triệu chứng nóng trong, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy do mề đay gây ra. Trong khi đó giấm có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, giúp giảm ngứa, sưng nề và mẩn đỏ do mề đay gây ra. Giấm cũng có khả năng hút ẩm, giúp làm khô da, giảm tiết mồ hôi, từ đó góp phần giảm ngứa ngáy.
Chuẩn bị:
- 1 củ gừng tươi.
- 100g đường phèn.
- 1/2 chén giấm.
- Nước.
Cách làm:
- Gừng tươi rửa sạch đất cát, gọt vỏ, đem thái lát mỏng.
- Cho đường phèn, gừng, và giấm vào nồi.
- Thêm nước vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp mặt gừng.
- Đun sôi nồi nước, sau đó hạ lửa nhỏ và đun liu riu trong khoảng 30 phút cho đến khi gừng mềm và đường phèn tan hết.
- Để nguội bớt, sau đó lọc lấy nước và bảo quản trong lọ thủy tinh sạch.
Thêm gừng vào chế độ ăn uống
Thêm gừng vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay. Gừng chứa các hợp chất chống viêm như gingerol, shogaol và zingerone có tác dụng giảm viên da, làm ấm cơ thể, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây dị ứng.
Cách làm:
- Thêm gừng vào món ăn: Sử dụng gừng tươi để chế biến các món ăn như xào, kho, nấu canh, súp,… Gừng cũng có thể được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn thêm thơm ngon.
- Ăn gừng tươi: Có thể ăn gừng tươi trực tiếp hoặc ngâm gừng trong mật ong để ăn.
Lưu ý quan trọng khi chữa mề đay bằng gừng
Khi sử dụng gừng để trị mề đay, có một số lưu ý quan trọng cần xem xét để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Trước khi sử dụng bạn nên thử trên một vùng da nhỏ để đảm bảo bạn không bị dị ứng với gừng.
- Sử dụng gừng tươi vì gừng tươi thường có tác dụng tốt hơn so với gừng khô hoặc bột gừng.
- Không nên sử dụng quá nhiều gừng vì có thể gây kích ứng da. Một lượng nhỏ, khoảng 1-2 lát gừng tươi là đủ. Sử dụng gừng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy,…
- Gừng có thể kết hợp với các phương pháp khác như tắm nước lá khế, uống nước chanh mật ong hoặc sử dụng các loại thuốc trị mề đay theo chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng gừng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người có vấn đề về tim mạch, tiêu hóa,… mà không có hướng dẫn cách chữa cụ thể từ bác sĩ.
- Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu cũng nên thận trọng khi sử dụng gừng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Sau khi sử dụng gừng, nếu thấy tình trạng da không cải thiện hoặc tệ hơn, cần ngừng dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là top 8 cách trị mề đay bằng gừng hiệu quả mà bạn nên tham khảo áp dụng. Sử dụng gừng là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn để hỗ trợ điều trị mề đay. Người bệnh nên kết hợp gừng với các biện pháp chăm sóc tại nhà và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế bệnh tái phát.
ArrayBài đọc thêm:
Notice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Notice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nổi...
Xem chi tiếtMề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtNổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...
Xem chi tiếtNổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtMề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!