Trẻ Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Hết Và Cách Điều Trị Cụ Thể?
Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con trẻ không may mắc bệnh lý này. Mề đay là bệnh da liễu phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Để giải đáp cho vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102.
Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết?
Nổi mề đay ở trẻ là tình trạng mao mạch dưới da, niêm mạc phản ứng với các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Làn da của bé khi mắc bệnh sẽ xuất hiện tại một vùng da hoặc lan ra nhiều vùng cùng lúc, thậm chí là toàn cơ thể.
Nguyên nhân gây mề đay có thể do môi trường tiếp xúc bị ô nhiễm, ảnh hưởng từ hóa chất, dị ứng thời tiết, côn trùng cắn, phấn hoa,… Tuy rất ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cảm giác ngứa ngáy sẽ khiến bé khó chịu và liên tục gãy dẫn tới tổn thương, viêm nhiễm da nặng hơn.
Xem ngay: Mẩn ngứa ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ở một vài trường hợp, mề đay ở trẻ còn gây sưng khí quản, khiến bé khó thở, thở gấp, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh xảy ra ở tổ chức não sẽ gây phù não. Theo đó, trẻ bị nổi mề đay sẽ có những biểu hiện như sau:
- Da của trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, hồng mọc riêng lẻ hoặc thành từng mảng lớn nhỏ không đồng đều.
- Trẻ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, quấy khóc, châm chích, nóng rát ở vùng bị nổi mề đay.
- Khu vực da bị tổn thương do mề đay gây ra thường có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh.
- Có thể bị phù mạch ở vùng miệng, mí mắt, bộ phận sinh dục, tay, chân,…
Vậy trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết? Theo các bác sĩ da liễu, nổi mề đay ở trẻ em bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh và phương pháp điều trị. Nếu trường hợp bị mề đay nhẹ, thời gian bé khỏi bệnh sẽ nhanh hơn so với những trường hợp nặng hơn. Cụ thể như sau:
- Mề đay cấp tính
Mề cấp cấp tính là tình trạng xảy ra đột ngột do thời tiết hoặc khi bị dị ứng với các dị nguyên. Nếu thuộc nhóm đối tượng này, thông thường các triệu chứng sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị mề đay cấp tính nặng sẽ có cảm giác khó thở, hạ huyết áp, buồn nôn và cần tiến hành điều trị. Mề đay cấp tính dễ tái phát nếu người bệnh không chủ động tránh các yếu tố gây dị ứng.
- Trẻ bị mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính là tình trạng bệnh lý tái phát thường xuyên theo một chu kỳ nhất định. Ở giai đoạn này, các triệu chứng mề đay của trẻ sẽ trở nên dữ dội, cảm giác ngứa ngáy cũng kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt của bé.
Thông thường, các bé bị mề đay mãn tính sẽ cần ít nhất 3 – 6 tháng để cải thiện các triệu chứng. Hơn nữa, rất khó để loại bỏ bệnh dứt điểm như khi bị mề đay cấp tính. Vì thế, để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Bị mề đay do di truyền
Với những bé bị mề đay do di truyền, thời gian điều trị sẽ lâu và hiếm khi có thể chữa khỏi hoàn toàn. Lúc này, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu và việc dùng thuốc chỉ có thể làm giảm cơn ngứa ngáy trong thời gian ngắn. Song cảm giác ngứa ngáy, nốt mẩn sẽ nhanh chóng quay lại.
Muốn phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát, cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của các bé. Đồng thời tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da, nhất là hải sản, thịt gà, cà muối,…
Đọc thêm: Tổng hợp các cách chữa mề đay ở trẻ em hiệu quả an toàn tại nhà
Làm sao để điều trị mề đay cho trẻ hiệu quả?
Sau khi đã giải đáp được vấn đề trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết, các bậc phụ huynh cũng muốn tìm hiểu thêm về biện pháp điều trị bệnh mề đay an toàn cho các bé. Như chúng ta đều biết, làn da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại khác. Vậy nên việc bị trẻ bị mề đay bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Song các bạn có thể cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát bằng cách chú ý hơn tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của các con. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo điều trị mề đay cho bé thông qua các mẹo dân gian như sau:
Chườm đá lạnh
Nếu tình trạng nổi mề đay không quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi áp dụng phương pháp chườm lạnh. Đây là cách làm được nhiều người thực hiện để làm giảm cơn ngứa ngáy ngoài da cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc khăn bông mềm để bọc đá lạnh và chườm lên vùng da đang bị mẩn ngứa cho bé. Lưu ý, chỉ chườm trong khoảng 10 phút/lần và thường xuyên di chuyển bọc đá để tránh bị bỏng lạnh. Đồng thời nên di chuyển nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh gây tổn thương hoặc làm bé khó chịu.
Dùng nha đam chữa mề đay cho bé
Nha đam (lô hội) vốn thường được chị em sử dụng nhiều trong việc làm đẹp. Bởi trong nguyên liệu này có chứa nguồn vitamin E dồi dào với khả năng làm giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây nên. Mặt khác, người ta còn tìm thấy các thành phần có tác dụng chống viêm nên có thể góp phần làm giảm triệu chứng của bệnh mề đay, mẩn ngứa ngoài da.
Để tiến hành điều trị mề đay cho trẻ, các mẹ cần lấy những nhánh nha đam còn tươi, gọt vỏ, giữ lại phần thịt bên trong rồi giã nhuyễn. Sau khi vệ sinh da cho bé với nước ấm, bạn thoa nha đam trực tiếp lên da trong 10 phút rồi rửa lại là được. Thực hiện đều đặn mẹo chữa mề đay này khoảng 1 – 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngứa ngáy.
Mặc dù mề đay khá an toàn nhưng để tránh nguy cơ bị kích ứng, cha mẹ nên lấy một lượng nhỏ thoa lên vùng cổ tay hoặc cổ chân của bé. Nếu sau 30 phút mà da bé không có phản ứng gì bất thường thì mới dùng cho vùng da rộng hơn.
Tắm bằng nước lá trầu không
Lá trầu không được biết đến với công dụng kháng viêm, giảm ngứa cực kỳ hiệu quả. Thêm vào đó chúng còn là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, an toàn nên có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Các bé đang bị mề đay có thể tắm nước lá trầu không đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây lan diện rộng. Cụ thể, cha mẹ cần hái khoảng 10 – 15 lá trầu không, rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun với 1 thìa muối trắng. Nước sôi thì chờ cho nguội bớt hoặc pha thêm ít nước lạnh để tắm hoặc lau người cho bé.
Lưu ý khác
Ngoài các phương pháp điều trị, cải thiện nêu trên, cha mẹ có con nhỏ bị nổi mề đay, mẩn ngứa cần lưu ý thêm một vài thông tin như sau:
- Thứ nhất, tránh để trẻ chơi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là sau 10h trưa tới 4h chiều.
- Không để tránh ăn thức ăn dễ dị ứng như thịt gà, hải sản hay các chất kích thích,…
- Hạn chế để các bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo,…
- Lựa chọn sữa tắm, sản phẩm chăm sóc da an toàn cho bé và có nguồn gốc rõ ràng.
- Mặc cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và giữ cho da bé luôn sạch sẽ.
- Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là khu vực giường và phòng bé ngủ. Đồng thời khi đi ra ngoài, nên cho trẻ mặc áo khoác, đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với khói bụi hoặc các dị nguyên khác.
- Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông và những ngày hè oi bức không nên để trẻ mặc đồ quá chật.
- Nếu trẻ bị bệnh, hãy đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra, tránh tự ý mua thuốc và điều trị cho trẻ vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bị mề đay, gặp tác dụng phụ không mong muốn khác.
Vừa rồi là những thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề “trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết” và những biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Nhìn chung, mề đay ở trẻ là tình trạng da liễu phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà nên theo dõi các phản ứng để có những biện pháp xử lý phù hợp, tránh để các con gặp phải biến chứng nguy hiểm.
ArrayTham khảo thêm:
- Top 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả Và An Toàn
- Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết
Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nổi...
Xem chi tiếtMề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtNổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...
Xem chi tiếtNổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtMề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!