Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa
Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư thế. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khớp vai. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách phòng, chữa trị triệu chứng đau khớp vai khi tập gym.
Đau khớp vai khi tập gym là bệnh gì?
Thông thường, đau khớp vai khi tập gym xảy ra ngay trong quá trình tập. Khu vực vai tập chung nhiều gân cơ, dây chằng, bao khớp, xương,… nên rất dễ bị tổn thương. Việc thực hiện các bài tập sai kỹ thuật khiến dây chằng, cơ bị tổn thương,… Khi đó, bạn sẽ cảm nhận thấy các cơn đau bất chợt hoặc kéo dài ở phần xung quanh khớp vai. Lâu ngày, khớp vai của bạn có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
Các dạng tổn thương gây ra cơn đau khớp vai khi tập gym như sau:
- Trật khớp cùng: Thường xảy ra nếu bạn dùng tay chống đỡ khi bị ngã.
- Gãy xương vùng vai: Thường xảy ra nếu vùng vai bị va đập mạnh.
- Viêm rách các gân, chóp xoay: Việc tập sai kỹ thuật dễ làm viêm, rách nhóm gân này.
- Rách sụn viền và bao khớp vai: Việc chuyển mạnh và ngã, va chạm mạnh có thể khiến sụn viền và bao khớp vai bị rách, thậm chí là tróc ra khỏi xương vai.
Nguyên nhân gây đau khớp vai khi tập gym
Ngoài những tổn thương trên, các bệnh lý vùng vai cũng có thể gây ra cơn đau khớp vai khi tập thể dục, thể thao. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau khớp vai khi tập gym như sau:
- Việc dùng lực quá mạnh trong quá trình luyện tập khiến dây chằng bị tổn thương, các nhóm cơ bị bung ra.
- Trước khi tập không khởi động kỹ dẫn đến việc khớp vai phải chịu lực tác động đột ngột.
- Tập gym sai kỹ thuật khiến vùng xung quanh khớp vai tổn thương.
- Do tập tạ quá nặng.
- Người tập mắc bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp,… hoặc đã có tiền sử bị bệnh xương khớp.
- Cơ thể bị suy nhược, thiếu dưỡng chất, thiếu nước,…
- Cường độ luyện tập quá lớn gây ra gánh nặng cho cơ thể
Cách xử lý đau khớp vai khi tập gym
Đau khớp vai khi tập gym quá sức có thể tự khỏi nếu nghỉ ngơi, tập luyện khoa học và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, nếu khớp vai bị tổn thương nặng dẫn đến các cơn đau dữ dội thì bạn cần đến cơ sở Y tế để thăm khám ngay. Trường hợp đã có chấn thương mà chủ quan không điều trị kịp thời có thể khiến bạn gặp phải nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Tùy theo tình trạng đau khớp vai là do chấn thương hay bệnh lý tiềm ẩn,… có một số các phương pháp điều trị như sau:
Phương pháp Tây y
Việc dùng thuốc Tây để xử lý cơn đau khớp vai khi tập gym mang lại hiệu quả nhanh chóng. Khi xảy ra chấn thương, các gymer có thể uống thuốc giảm đau để giải quyết cơn đau ngay lập tức. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng giảm đau, không có tác dụng chữa trị. Trong trường hợp cơn đau có cường độ cao, các biện pháp điều trị tại chỗ không có hiệu quả thì cần đến cơ sở Y tế. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, cụ thể:
- Dùng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau giúp giảm nhanh cơn đau, bạn có thể chuẩn bị một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn khi đi tập để dùng khi cần thiết. Tuy nhiên không nên dùng nhiều vì thuốc này không chữa dứt điểm được bệnh, lạm dụng có thể gây nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc, hại gan thận,…
- Dùng thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm được dùng trong trường hợp bạn bị đau do viêm khớp. Nó giúp trị viêm, làm giảm triệu chứng bệnh, từ đó hạn chế việc xảy ra các cơn đau trong quá trình tập luyện.
- Can thiệp ngoại khoa: Một số chấn thương nghiêm trọng hoặc bệnh lý xương khớp cần được điều trị bằng cách phẫu thuật. Biện pháp này sẽ được dùng khi các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả. Sau khi phẫu thuật khớp vai sẽ tiềm ẩn nguy cơ teo cơ, biến dạng khớp,… Vì vậy sau khi mổ, bạn cần chú ý theo dõi dấu hiệu, thăm khám định kỳ, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Các mẹo giúp giảm đau tại chỗ
Dùng mẹo giảm đau tại chỗ giúp xử lý các cơn đau nhẹ một cách nhau chóng. Điển hình như:
Chườm nóng, chườm lạnh
Khi bị chấn thương, dùng nhiệt là phương pháp giảm đau hiệu quả. Đối với các cơn đau nhẹ, bạn có thể chườm nóng, hoặc chườm lạnh.
Cách thực hiện:
- Chườm nóng: Dùng nhiệt độ từ 60 – 70 độ để chườm nóng tại các chỗ không bị sưng, viêm.
- Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh để chườm tại các chỗ bị đau, sưng.
Thời gian thực hiện chườm lý tưởng không quá 20 phút. Nếu chườm quá lâu có thể gây ra hiện tượng bỏng nóng hoặc bỏng lạnh, làm các mô mềm bị tổn thương.
Thư giãn khớp vai
Việc thư giãn khớp vai sau khi luyện tập giúp giảm đau một cách tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Thả lỏng khớp.
- Nhẹ nhàng xoay khớp.
- Vận động giãn cơ, giãn gân một cách nhẹ nhàng.
Thời gian thực hiện thư giãn khớp vai lý tưởng là 5 – 10 phút. Quá trình thư giãn giúp giảm áp lực trên dây chằng, dây thần kinh, giảm căng cứng cơ,…
Massage khớp vai
Massage không chỉ giúp giảm đau khớp mà còn giúp toàn cơ thể bạn được thư giãn. Trong quá trình massage vai, dùng tay tác động lên khớp và các huyệt đạo sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Có thể dùng dầu nóng để tăng hiệu quả, thao tác cần được thực hiện bởi những người có kỹ thuật massage tốt.
Cách phòng ngừa đau khớp vai khi tập gym
Để phòng ngừa các cơn đau khớp vai khi tập gym, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Khởi động kỹ trước khi luyện tập, nhất là đối với các khớp vai, gối, háng,…
- Thực hiện tập đúng kỹ thuật, theo hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Từ từ dừng tập rồi thông báo ngay khi cảm thấy đau để được hỗ trợ.
- Tập luyện với cường độ vừa phải, không chọn các bài tập quá sức.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp với người tập gym.
- Bên cạnh việc tập gym, người bệnh có thể tham khảo thêm việc các bài tập yoga điều trị bệnh xương khớp được hiệu quả hơn.
- Ăn nhẹ trước khi tập.
- Không tập gym vào thời điểm quá sớm hay quá muộn trong ngày. Cần có khung giờ luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp.
- Uống đủ nước, với người trường thành bạn nên nạp vào cơ thể khoảng 2,5-3 lít nước/ngày.
- Không tắm ngay sau khi tập, nên nghỉ ngơi, thư giãn trước.
- Khi khớp vai có dấu hiệu đau cần dừng chế độ luyện tập một thời gian để giúp vai hồi phục.
Hiện nay, rất nhiều người gặp phải tình trạng đau khớp vai khi tập gym. Vì vậy khi luyện tập bộ môn này bạn cần thực hiện tốt các phương pháp phòng tránh. Khi có dấu hiệu đau khớp, đau vùng vai,… không đỡ, hãy đến các cơ sở Y tế để thăm khám và kịp thời khắc phục, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!