Đau Khớp Ngón Tay Ở Bà Bầu

Đau khớp ngón tay ở bà bầu không phải tình trạng hiếm nhưng lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu không được điều trị sớm. Các chị em đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua một số thông tin hữu ích liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả trong bài viết sau đây.

Đau khớp ngón tay ở bà bầu nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức các khớp ngón tay trong thời kỳ mang thai có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

Sự thay đổi relaxin trong cơ thể

Khi mang thai, hàm lượng hormone relaxin trong cơ thể người mẹ sẽ được sản sinh nhiều hơn để giúp các khớp xương háng được nới lỏng, phục vụ cho việc sinh nở. 

Đau khớp ngón tay ở bà bầu có thể do sự thay đổi relaxin
Đau khớp ngón tay ở bà bầu có thể do sự thay đổi relaxin

Tuy nhiên, điều này đôi khi tác động đến cả các khớp ngón tay, khiến khu vực này trở nên đau nhức khó chịu. Thường thì sự thay đổi relaxin gây ra đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối nhiều hơn các giai đoạn khác.

Chấn thương bên ngoài

Chấn thương như va đập, ngã chống tay,… cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay ở bà bầu. Khi ngoại lực tác động quá mạnh vào ngón tay, dây chằng và sụn đệm có thể phải chịu áp lực lớn, dẫn đến hiện tượng đau nhức.

Tư thế ngủ không hợp lý

Trong một số trường hợp, bà bầu bị đau khớp ngón tay do tư thế ngủ không thích hợp. Vì bụng to khiến nhiều bà bầu lựa chọn nằm nghiêng, dùng tay gối đầu hoặc nằm đè lên bàn tay. Điều này có thể khiến lưu lượng máu đến bàn tay và ngón tay bị cản trở trong một khoảng thời gian, dẫn đến tình trạng tê rần và đau khớp.

Hội chứng liên quan ống cổ tay

Hội chứng carpal tunnel, còn được biết đến với tên gọi bệnh ống cổ tay, là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, cơ thể tăng cân và dễ tích nước hơn, khiến dây thần kinh chạy qua ống cổ tay bị chèn ép. Điều này gây ra một số triệu chứng như tê, đau nhức cổ tay và khớp ngón tay,… và thường xảy ra vào ban đêm.

Viêm xương khớp

Nếu tình trạng kéo dài dai dẳng dù các mẹ đã thử áp dụng biện pháp cải thiện tại nhà, rất có thể nguyên nhân gây đau khớp ngón tay khi mang thai là do viêm xương khớp. Sụn đệm bao bọc lấy hai đầu đốt xương ngón bị hao mòn theo thời gian, khiến đốt xương dễ va chạm và gây ra cảm giác đau nhức.

Phần lớn tình trạng này thường thấy nhất ở những bà bầu có đặc thù công việc làm văn phòng phải đánh máy tính hoặc làm trong ngành may mặc.

Đau khớp ngón tay ở bà bầu có triệu chứng gì?

Đau khớp ngón tay ở bà bầu có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Cảm giác nhức mỏi khó chịu ở các khớp ngón tay. Tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh thực hiện động tác cầm, nắm.
  • Hiện tượng sưng tấy khớp ngón tay, vùng bị sưng có màu đỏ sẫm hoặc tím bầm.
  • Các khớp khô cứng hơn bình thường, người bệnh có thể cảm giác được những tiếng lục khục khi di chuyển ngón tay.
  • Cảm giác tê ngứa lan khắp bàn tay, ngón tay.
Người bệnh có cảm giác tê ngứa bàn tay
Người bệnh có cảm giác tê ngứa bàn tay

Đau khớp ngón tay khi mang thai có nguy hiểm không?

Bên cạnh các vấn đề triệu chứng hay nguyên nhân, nhiều chị em cũng lo lắng không biết liệu đau khớp ngón tay ở bà bầu có nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, với các nguyên nhân do thay đổi hormone, chấn thương ngoài hay sai tư thế thì không quá đáng lo. Những tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện nhờ vào chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý.

Tuy nhiên, với các trường hợp liên quan đến bệnh lý thì ngược lại. Bà bầu cần phải được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn nếu không muốn gặp phải các biến chứng như đau các khớp ngón tay sau sinh, tổn thương khớp, thậm chí là biến dạng khớp. Tác nhân bệnh lý nếu kéo dài quá lâu cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của các mẹ bầu.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Các biện pháp chẩn đoán hiện nay

Để có phương án xử lý hiệu quả, thích hợp, các bà bầu nên tìm đến các cơ sở y tế thăm khám. Tại đây, các bác sĩ trước tiên sẽ nhận định sơ bộ về các triệu chứng đau khớp ngón tay ở bà bầu. Họ cũng sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác liên quan đến ngón tay để xem xét mức độ ảnh hưởng. 

Sau khi đã khám lâm sàng, bà bầu tiếp tục thực hiện thêm các loại kiểm tra hình ảnh khác như MRI, CT và X-quang. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm ra tổn thương khớp và nhận định chính xác về bệnh lý mà bà bầu gặp phải.

Cách điều trị đau khớp ngón tay ở bà bầu

Thời kỳ mang thai cần đặc biệt thận trọng trong khi sử dụng thuốc. Chính vì vậy mà các biện pháp điều trị đau khớp ngón tay ở bà bầu nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý từ bài viết, hy vọng có thể giúp ích cho các mẹ bầu:

Điều trị bằng thảo dược tại nhà

Các bài thuốc thảo dược tại nhà thường có tác dụng hỗ trợ giảm đau với thành phần tự nhiên, ít gây kích ứng và an toàn. Một số bài thuốc dân gian thường được sử dụng cho mẹ bầu là:

1. Bài thuốc từ gừng và muối

Trong khi gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau và tăng cường lưu thông khí huyết thì muối có khả năng sát khuẩn, kháng viêm nhiễm hiệu quả. Phương pháp này là dạng thuốc ngâm nên bà bầu hoàn toàn có thể yên tâm.

Gừng và muối có thể giúp làm dịu cơn đau nhức khó chịu
Gừng và muối có thể giúp làm dịu cơn đau nhức khó chịu

Thành phần: 10g gừng tươi, 5g muối trắng, 500ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan muối trong nước ấm, sau đó thêm gừng đập dập vào ủ trong 10 phút.
  • Người bệnh ngâm bàn tay trong nước muối gừng, thời gian 15 đến 20 phút, thực hiện đều đặn hàng ngày.

2. Ngải cứu trị đau nhức

Ngải cứu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chườm, đắp giảm đau nhức xương khớp. Ngải cứu theo y học cổ truyền có tính ấm, khả năng chống viêm, cầm máu và cải thiện tình trạng đau cơ, đau xương hiệu quả.

Thành phần: 40g ngải cứu, 10ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu giã nát, thêm rượu và trộn đều.
  • Làm nóng hỗn hợp sau đó đắp lên các ngón tay bị đau, thời gian đắp từ 10 đến 15 phút hàng ngày.

3. Bài thuốc từ lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có vị ngọt, tính ấm với tác dụng giảm đau, giảm viêm sưng hiệu quả và nhanh chóng. Giống như hai biện pháp nói trên, bài thuốc từ lá lốt cũng được dùng bên ngoài, không gây hại hay kích ứng đối với mẹ bầu nên được xem là bài thuốc Nam trị bệnh viêm khớp hiệu nghiệm.

Lá lốt giúp giảm sưng tấy và đau nhức
Lá lốt giúp giảm sưng tấy và đau nhức

Thành phần: 60g lá lốt tươi, 700ml nước.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt vò nát, thêm nước và đun sôi..
  • Đợi nước thuốc nguội bớt thì ngâm bàn tay vào trong đó. Thời gian ngâm từ 20 đến 30 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày là được.

Điều trị đau khớp ngón tay ở bà bầu với Tây y

Nhiều bà bầu cho rằng trong thời gian mang thai thì không thể dùng thuốc Tây y. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu tình trạng đau khớp ngón tay khi mang thai quá khó chịu và dữ dội thì các mẹ có thể sử dụng thuốc acetaminophen. Acetaminophen thuộc nhóm dược painkillers, đã được chứng minh là an toàn với người trong thai kỳ.

Thuốc có khả năng tác động đến trung khu thần kinh, khiến não bộ không phát ra tín hiệu gây đau, nhờ đó mà người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Acetaminophen là thuốc không cần kê đơn nhưng bà bầu vẫn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ về lộ trình, liều sử dụng

Đau khớp ngón tay ở bà bầu nên làm gì?

Bên cạnh việc điều trị bằng dược liệu hay Tây y, chị em cần chú ý một số vấn đề trong chăm sóc đau khớp ngón tay ở bà bầu sau đây:

  • Hạn chế các hoạt động phải sử dụng ngón tay như bấm điện thoại, cầm nắm đồ vật, đánh máy vi tính,… và các tư thế ngủ dễ gây ảnh hưởng đến bàn tay.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho cơ thể bằng một số biện pháp như ngâm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc,…
  • Tham khảo các video bài tập cho khớp ngón tay trên internet và tập luyện hàng ngày. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn.
  • Tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất ngoài trời nhiều hơn như đi bộ, bơi lội hay đạp xe. Đây đều là những hoạt động giúp thư giãn, thả lỏng toàn thân và tăng cường lưu thông tuần hoàn trong cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm như rau quả có màu đậm, thịt cá, dầu oliu cùng các loại hạt như óc chó, dẻ cười, hạnh nhân trong bữa ăn hàng ngày. Bà bầu cũng nên sử dụng các loại sữa dành cho người mang thai để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, nhất là canxi và vitamin D.

Cách phòng tránh hiệu quả

Để phòng tránh đau khớp ngón tay ở bà bầu cũng như tình trạng bị đau khớp ngón tay sau khi sinh, chị em cần thực hiện các điều sau đây:

  • Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, đặc biệt là nếu phát hiện ngón tay có biểu hiện đau nhức bất thường. Giữ liên lạc với bác sĩ điều trị cũng là cách giúp phòng ngừa các tình trạng sức khỏe không mong muốn nhanh chóng hơn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách tăng cường vận động cơ thể. Người mẹ nên lựa chọn các bài tập tác động toàn thân, trong đó bao gồm cả các khớp ngón tay.
  • Nếu đặc thù công việc yêu cầu phải sử dụng các ngón tay nhiều, hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau khi hoạt động tầm 45 phút để các khớp ngón tay được nghỉ ngơi, thư giãn tối đa. 
  • Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, uống đủ 2lit nước mỗi ngày. Hạn chế việc thức quá khuya, chế biến thức ăn nhiều dầu mỡ, đường và muối cũng như chú ý đến tư thế hàng ngày, đặc biệt là khi ngủ nghỉ.

Đau khớp ngón tay ở bà bầu có nhiều nguyên nhân gây ra, từ chủ quan đến khách quan. Để tránh khiến tình trạng trở nặng và kéo dài dai dẳng, chị em nên xây dựng chế độ thực phẩm, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý. Bên cạnh đó, việc đi khám định kỳ cũng rất cần thiết vì giúp người bệnh phòng ngừa nguy cơ biến chứng xảy ra.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Array

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top