Sưng Khớp Ngón Tay
Sưng khớp ngón tay có thể xảy ra với tất cả mọi người. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng, từ chấn thương cho đến các vấn đề bệnh lý. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, không chỉ sức khỏe mà sinh hoạt thường nhật của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Sưng khớp ngón tay là bệnh gì?
Sưng khớp ngón tay được hiểu đơn giản là tình trạng tích tụ chất lỏng bên trong các mô khớp. Khi nhìn bên ngoài bề mặt, người bệnh có thể nhận thấy những khu vực này trở nên phồng rộp bất thường. Nhiều người thường nhầm lẫn sưng khớp ngón tay cái hoặc các khớp ngón tay khác là bệnh lý nhưng thật ra nó được xếp vào dạng triệu chứng. Các nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
Tổn thương khớp
Tổn thương khớp được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sưng tấy các khớp ngón tay. Tổn thương có thể xảy ra khi người bệnh bị một ngoại lực lớn bên ngoài tác động, ví dụ như va đập hay ngã. Điều này khiến dây chằng ở các khớp ngón tay bị chấn thương, dẫn đến hiện tượng sưng khớp ngón tay.
Nhiễm trùng khớp
Ngoài những lý do trên, sưng khớp ngón tay cũng có thể do bệnh lí viêm khớp nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng khớp thường do các loại vi khuẩn gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, sau đó theo đường máu di chuyển đến các mô khớp. Sau đó, vi khuẩn thường tấn công vào cả bao hoạt dịch bên trong khớp, khiến khu vực này bị viêm nhiễm rồi sưng tấy lên.
Viêm khớp
Viêm khớp cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng các khớp ngón tay bị sưng. Viêm khớp xảy ra khi các sụn đệm ở đầu đốt xương ngón tay bị mài mòn do sự lão hóa của cơ thể. Tình trạng này rất dễ gây ra hiện tượng sưng tấy kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu ở các khớp ngón tay.
Viêm xương khớp dạng thấp
Viêm xương khớp dạng thấp là tình trạng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em. Bệnh lý này do chức năng của hệ thống miễn dịch bị suy giảm, dẫn đến việc hệ miễn dịch tự ý tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Viêm xương khớp dạng thấp xảy ra phổ biến nhất ở các khớp bàn tay (khớp ngón, khớp cổ tay), khớp bàn chân và đầu gối.
Chức năng thận suy giảm
Có một số trường hợp bị sưng khớp ngón tay không phải xuất phát từ vấn đề xương khớp mà do chức năng thận suy giảm. Khi thận không thể đào thải hết các chất lỏng dư thừa, chúng sẽ tích tụ tại bàn tay và bàn chân, gây ra hiện tượng sưng tấy, thậm chí là phù nề rất khó chịu cho người bệnh.
Bệnh gout
Các khớp ngón tay bị sưng là một triệu chứng khá đặc trưng của bệnh gout. Gout xảy ra khi các chất axit uric trở thành tinh thể rồi lắng đọng tại các khớp ngón tay, khớp ngón chân. Bên cạnh tình trạng sưng tấy, những cơn đau do bệnh gout gây ra thường rất dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Khớp ngón tay bị sưng có nguy hiểm không?
Một trong những vấn đề liên quan đến sưng khớp ngón tay được nhiều người bệnh quan tâm chính là tình trạng này có gây nguy hiểm hay không. Theo các chuyên gia, mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào các nguyên nhân bệnh lý.
Đối với những trường hợp liên quan đến chấn thương phần mềm không gây gãy xương hay đứt dây chằng, bệnh nhân chỉ cần áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản và tăng cường chăm sóc, nghỉ ngơi là được.
Tuy nhiên, đối với những người bị sưng đau khớp ngón tay út và các khớp ngón khác do nhiễm trùng hoặc bệnh lý xương khớp, việc điều trị sớm là rất quan trọng. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh rất dễ gặp phải một số biến chứng như:
- Các cơn đau nhức mãn tính: Hậu quả dễ nhận thấy nhất của việc không điều trị kịp thời chính là những cơn đau nhức mãn tính. Cảm giác khó chịu này có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm, khiến người bệnh không thể ngủ nghỉ được, kéo theo đó là thể chất, tinh thần suy giảm nghiêm trọng.
- Các khớp ngón tay bị biến dạng: Một biến chứng thường thấy khác là việc các khớp ngón tay bị biến dạng. Khớp ngón tay lại là các khớp xương nhỏ nên tình trạng này càng dễ xảy ra hơn. Khi đó, người bệnh không thể sử dụng chức năng bàn tay như bình thường. Thậm chí có trường hợp từ biến dạng trở thành hỏng khớp vĩnh viễn rất nguy hiểm.
Các biện pháp chẩn đoán tình trạng bệnh
Tình trạng sưng khớp ngón tay có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, chính vì vậy người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán kịp thời. Các bác sĩ có thể nhận định vấn đề từ những biểu hiện lâm sàng dễ thấy như sưng tấy, đau nhức và khó cử động các khớp. Họ cũng thường đề nghị người bệnh mô tả cảm giác thường gặp, tiền sử bệnh lý (nếu có).
Sau khi đã khám tổng quát, người bệnh bắt đầu thực hiện xét nghiệm chuyên sâu. Một số loại kiểm tra thường được áp dụng là:
- Chụp chiếu hình ảnh: X-quang, CT, MRI,.. được sử dụng để kiểm tra cụ thể tình trạng của khớp ngón tay. Các loại xét nghiệm này giúp tìm ra tổn thương khớp, thoái hóa khớp và mức độ hao mòn của sụn đệm.
- Xét nghiệm máu, sinh thiết dịch khớp: Hai loại kiểm tra này thường được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng sưng đốt ngón tay trỏ hoặc các đốt ngón tay khác liên quan đến nhiễm trùng và viêm khớp dạng thấp. Bởi vì các xét nghiệm hình ảnh khó có thể chẩn đoán chính xác những vấn đề này.
Điều trị sưng khớp ngón tay
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà người bị sưng khớp ngón tay sẽ được chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp tại nhà, Tây y, Đông y mà bệnh nhân có thể tham khảo:
Các bài thuốc dân gian
Các chuyên gia nhận định những bài thuốc dân gian không có khả năng chữa khỏi bệnh nhưng sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng cũng thích hợp với người có cơ địa nhạy cảm, dễ phản ứng với thuốc tân dược. Dưới đây là một số cách trị viêm khớp tại nhà bệnh nhân có thể tham khảo:
1. Bài thuốc từ lá đinh lăng
Đinh lăng được trồng khá nhiều ở nước ta, vừa dùng làm cây cảnh vừa dùng làm dược liệu. Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng có tính mát, vị đắng chát, tác dụng chính là chống nôn mửa, dị ứng, giảm đau nhức sưng tấy bên ngoài hiệu quả.
Chuẩn bị: 50g lá đinh lăng tươi, bông băng y tế.
Cách thực hiện:
- Lá đinh lăng đem giã nát rồi đắp lên những khớp ngón tay bị sưng tấy.
- Dùng bông băng quấn chặt lại, để khoảng 30 phút thì tháo ra và rửa lại với nước.
2. Bài thuốc từ trà xanh và gừng tươi
Hai vị thuốc trà xanh và gừng tươi có thể được sử dụng làm nước ngâm tay chân sưng tấy hiệu quả. Trà xanh sở hữu một lượng lớn các chất chống oxy hóa EGCG có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa lão hóa. Gừng tươi có nhiều chất chống viêm, giúp giảm đau nhức và sưng tấy hữu hiệu.
Chuẩn bị: 30g lá trà xanh, 10g gừng tươi giã nát.
Cách thực hiện:
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ và nấu thật sôi.
- Đợi đến khi nhiệt độ nước thuốc giảm bớt, người bệnh ngâm hai bàn tay vào trong, thời gian ngâm không quá 30 phút.
3. Bài thuốc chườm nóng từ ngải cứu
Nếu người bệnh đang tìm một bài thuốc chườm thảo mộc có tác dụng nhanh chóng thì không nên bỏ qua ngải cứu. Loại dược liệu này theo Đông y có vị đắng, tính ấm với tác dụng chống viêm sưng, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp rất tốt.
Chuẩn bị: 20g đến 30g lá ngải cứu.
Cách thực hiện:
- Cho lá ngải đã chuẩn bị lên chảo và rang đến khi ấm nóng.
- Dùng phần lá này đắp lên khớp ngón tay bị sưng đau từ 10 đến 15 phút.
Tây y chữa sưng khớp ngón tay
Tây y hiệu quả nhanh và dễ sử dụng nên thường là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh mà các loại thuốc được kê đơn có thể là:
Đối với bệnh xương khớp và gout
Người bệnh sưng khớp ngón tay giữa, ngón cái và các ngón khác do các vấn đề xương khớp thường sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc chống viêm NSAIDs: Các loại thuốc này có thể dùng cho những cơn đau nhức và sưng tấy mức độ vừa và nhẹ. Chúng khiến cơ thể không thể sản sinh được hormone gây viêm, nhờ vậy mà người bệnh cảm thấy khá hơn. Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại như ibuprofen, aspirin, naproxen,…
- Thuốc giảm đau: Thuốc chống viêm NSAIDs thường được dùng kèm với thuốc giảm đau như paracetamol để tăng hiệu quả. Thuốc giảm đau tác động đến tế bào thần kinh, khiến não bộ ngừng chuyển phát tín hiệu đau nhức, người bệnh vì thế cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc chống viêm steroids: Nếu tình trạng sưng tấy và đau nhức nặng hơn, người bệnh thường được yêu cầu sử dụng thuốc chống viêm steroids. Thuốc có hai dạng chính là đường tiêm và đường uống với tác dụng giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Ví dụ: Methylprednisolone, prednisone,…
- Thuốc DMARDs: Với những bệnh nhân sưng khớp ngón tay út và các ngón khác do viêm xương khớp dạng thấp, bên cạnh việc dùng NSAIDs hay thuốc giảm đau, thuốc DMARDs cũng thường được kê thêm. Thuốc DMARDs ức chế hệ thống miễn dịch, nhờ đó mà các triệu chứng được cải thiện đáng kể. Ví dụ thuốc DMARDs có thể kể đến như hydroxychloroquine, leflunomide,…
- Thuốc trị bệnh gout: Bệnh gout được điều trị bằng thuốc chống viêm NSAIDs cùng với các thuốc kê đơn khác như colchicine, allopurinol,.. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm viêm sưng và đào thải axit uric tồn đọng trong các khớp.
Đối với nhiễm trùng
Nhiễm trùng khớp ngón tay do tác nhân vi khuẩn được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây hại đồng thời đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng mà liều lượng và thời gian dùng thuốc ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau.
Sưng khớp ngón tay nên làm gì?
Người bị sưng đau khớp ngón tay nên thực hiện một số điều sau đây để tình trạng nhanh chóng được cải thiện hơn:
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin A. Thay vì thịt đỏ và mỡ động vật, người bệnh nên sử dụng các loại thịt cá nước ngọt cùng với dầu oliu.
- Tránh ăn các đồ chế biến chiên rán, thực phẩm có hàm lượng muối và đường cao. Không sử dụng các thức uống có cồn và cafein như cà phê, trà đen, bia và rượu.
- Hạn chế các hoạt động phải sử dụng nhiều đến bàn tay như giặt giũ, đánh máy tính, bấm điện thoại di động,…
- Tham gia tích cực những hoạt động thể dục thể thao. Người bệnh nên lựa chọn bộ môn không sử dụng tay nhiều như yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ,….
- Không để tâm lý trong trạng thái căng thẳng. Thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim cùng gia đình, tắm nước ấm.
Phòng tránh tình trạng sưng khớp ngón tay thế nào?
Để phòng tránh sưng khớp ngón tay, mọi người nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều trái cây tươi cùng rau xanh. Không ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối và các loại thịt giàu chất đạm.
- Uống đủ 2l nước mỗi ngày để đảm bảo chức năng thận cùng tuần hoàn trao đổi chất trong cơ thể được khỏe mạnh.
- Khi tham gia các môn thể thao, nhớ bảo hộ đầy đủ cho các bộ phận dễ bị tổn thương như đầu gối, bàn tay.
- Xây dựng lối sống tích cực và lành mạnh nhờ vào những thói quen tốt như đi ngủ sớm, tập thể dục sau khi ngồi lâu, tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, không hút thuốc hay uống rượu.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều góc nhìn mới liên quan đến chủ đề sưng khớp ngón tay. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên đi thăm khám ngay khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên để được chẩn đoán và kê đơn thuốc thích hợp.
ArrayĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!