Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh lý chủ yếu gây ra bởi vi khuẩn và nấm men, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân có khả năng phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như biến dạng xương, tổn thương sụn,…

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn được hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng ở các khớp xương. Bệnh thường xảy ra khi một số loại vi khuẩn hoặc nấm men tấn công vào khớp và chất lỏng hoạt dịch bao quanh sụn khớp. Những vi sinh vật gây hại này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, sau đó lây lan đến đường máu và các mô xương khớp.

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra ở khớp nối lớn như đầu gối
Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra ở khớp nối lớn như đầu gối

Tình trạng này hầu hết xảy ra ở các khớp nối quan lớn, ví dụ như đầu gối, hông và vai. Đối tượng của viêm khớp nhiễm trùng phần lớn là trẻ em, người cao tuổi hoặc những người suy giảm hệ miễn dịch do sử dụng ma túy.

Dấu hiệu của viêm khớp nhiễm khuẩn

Khi gặp phải viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh thường có một số dấu hiệu như sau:

  • Các cơn đau dữ dội tại vùng khớp bị tổn thương. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bệnh nhân cử động các khớp.
  • Khớp bị sưng tấy, vùng da xung quanh đỏ au và có cảm giác nóng rát khó chịu.
  • Sốt nóng, nhiệt độ thường từ 38 độ C trở lên. Trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh còn cảm thấy ớn lạnh sau lưng, mệt mỏi, mất sức, chán ăn và cáu gắt.
  •  Nhịp tim trở nên nhanh hơn bình thường, có thể kèm theo tình trạng tức ngực.

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn thường là do các loại vi khuẩn, virus và nấm men. Trong số những loại trùng này, vi khuẩn Staphylococcus aureus là phổ biến nhất, chúng thường tồn tại trên da của con người. Thông qua nhiễm trùng da hoặc đường tiết niệu, vi khuẩn thâm nhập vào mạch máu rồi tấn công đến bao hoạt dịch của các khớp xương. 

Bên cạnh nguyên nhân vi khuẩn, bệnh lý này còn có thể do một số yếu tố nguy cơ sau đây gây ra:

  • Các vấn đề y tế liên quan đến khớp: Một số tình trạng mãn tính về khớp như viêm khớp, gout, lupus ban đỏ hay viêm khớp dạng thấp có thể khiến nguy cơ nhiễm trùng khớp ở người bệnh. Không những vậy, vấn đề chấn thương khớp, phẫu thuật chỉnh hình hoặc dùng khớp nhân tạo cũng có nguy cơ cao.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp: Một số loại thuốc điều trị viêm khớp có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho một số hại khuẩn tấn công và gây ra tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Các vấn đề liên quan đến da: Những người có làn da mỏng và dễ tổn thương thường có nguy cơ nhiễm khuẩn xương khớp cao hơn. Bên cạnh đó, các bệnh lý về da như vảy nến hay chàm cũng có thể là yếu tố rủi ro, khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường máu rồi gây hại cho bao hoạt dịch.
  • Một số các yếu tố: Hệ miễn dịch suy yếu, vết thương hở gần khớp xương, côn trùng cắn, tiểu đường, tiền sử bệnh lý gan và thận,…
Tình trạng này có thể do người bệnh sử dụng thuốc điều trị viêm khớp kéo dài
Tình trạng này có thể do người bệnh sử dụng thuốc điều trị viêm khớp kéo dài

Viêm khớp nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm dưới đây:

  • Viêm tủy xương: khi các vi khuẩn đã phát hủy hết bao hoạt dịch, chúng có thể tấn công đến sụn và tế bào xương. Hậu quả là người bệnh bị chết mô xương và cần phải phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn.
  • Biến dạng, bào mòn xương: Biến dạng và bào mòn xương là một trong những biến chứng thường gặp nhất của viêm khớp nhiễm trùng. Khi các loại vi khuẩn, nấm men lây lan đến mô xương, chúng có thể thay đổi cấu trúc xương, khiến xương dễ bị biến dạng hoặc bào mòn nghiêm trọng.
  • Cứng xơ khớp: Giống như bào mòn xương, cứng xơ khớp cũng là một biến chứng phổ biến của nhiễm trùng khớp. Tình trạng này xảy ra khi các loại trùng gây tổn thương cho bao hoạt dịch, khiến các sụn khớp mất đi tính đàn hồi và linh hoạt vốn có, trở nên cứng và xơ hơn.

Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

Việc chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng được thực hiện nhờ vào một số xét nghiệm chuyên sâu sau đây:

  • Phân tích dịch khớp: Nhiễm trùng có thể khiến hoạt dịch bên trong khớp bị biến đổi về cấu trúc cũng như màu sắc. Các bác sĩ sẽ tiến hành chọc dịch khớp để lấy mẫu bệnh phẩm, thông qua thí nghiệm để xác định loại vi sinh vật đang gây viêm nhiễm tại các khớp xương.
  • Xét nghiệm mẫu máu: Trong một số trường hợp nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng máu, xét nghiệm máu có thể được chỉ định. Loại xét nghiệm này cũng có thể giúp xác định loại vi khuẩn đang tồn tại trong cơ thể cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng.
  • Chụp chiếu bằng X-quang: Loại xét nghiệm cuối cùng được thực hiện là chụp X-quang. Nhờ vào tia X, hình ảnh xương khớp bên trong cơ thể được in thành dạng phim đen trắng. Phim chụp có thể giúp bác sĩ xem xét tình trạng hiện tại của sụn và mô xương và đánh giá mức độ bào mòn, biến dạng (nếu có).
Phân tích dịch khớp có thể giúp chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn
Phân tích dịch khớp có thể giúp chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

Cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng cũng như loại vi sinh vật gây viêm nhiễm. Thông thường, người bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị sau đây:

Hỗ trợ điều trị tại nhà

Các biện pháp tại nhà chủ yếu có tác dụng hỗ trợ và cải thiện một số triệu chứng dạng nhẹ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng những biện pháp tại gia này để đảm bảo an toàn.

Sử dụng muối biển để giảm đau và sưng tấy

Sử dụng muối biển để giảm sưng tấy và đau nhức là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả cao. Lý do là vì trong muối biển có chứa một số hoạt chất có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm.

Nguyên liệu: 2 thìa canh muối biển, tốt nhất nên chọn muối epsom.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một bồn nước ấm, hòa tan muối biển với nước.
  • Ngâm mình trong bồn nước muối trong khoảng 20 đến 30 phút. Biện pháp này có thể áp dụng hàng ngày, đặc biệt với người bệnh bị đau mãn tính.

Bài thuốc từ quả đu đủ xanh

Đu đủ xanh sở hữu nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, ví dụ như caroten và vitamin C. Sử dụng đu đủ xanh thường xuyên có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy cơ thể loại trừ một số loại vi sinh vật gây hại đang ẩn náu bên trong. Kết hợp đu đủ xanh với ý dĩ tạo nên bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp hiệu nghiệm.

Bài thuốc từ đu đủ xanh được nhiều người áp dụng
Bài thuốc từ đu đủ xanh được nhiều người áp dụng

Nguyên liệu: ½ quả đu đủ xanh, 20g ý dĩ.

Cách thực hiện:

  • Đu đủ được sở chế sạch nhựa, loại bỏ hạt rồi cắt thành miếng vừa ăn.
  • Cho đu đủ xanh cùng ý dĩ vào nồi, thêm nước và hầm nhừ.
  • Người bệnh dùng cả nước lẫn cái, mỗi ngày một lần. 

Chữa viêm khớp nhiễm khuẩn với Tây y

Đối với Tây y, bệnh lý này thường được xử lý theo các cách sau đây:

Các loại thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh được lựa chọn sau khi các bác sĩ xác định chính xác loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Thông thường, thuốc được truyền trực tiếp qua tĩnh mạch vào những ngày đầu của liệu trình điều trị viêm khớp. Sau đó, người bệnh có thể chuyển sang dùng thuốc viên đường uống.

Thời gian điều trị bằng kháng sinh có thể kéo dài từ hai đến sáu tuần. Trong quá trình dụng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe sát sao để phòng ngừa nguy cơ tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng: Oxacillin, penicillin, ciprofloxacin,…

Kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất
Kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất

Biện pháp loại bỏ dịch khớp nhiễm trùng

Đối với các trường hợp dùng thuốc không hiệu quả hoặc dị ứng với kháng sinh, các bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ dịch khớp bị nhiễm khuẩn bằng một số thủ thuật như:

  • Sử dụng kim tiêm: Mũi kim sau khi được sát trùng được đâm vào bên trong vùng bị ảnh hưởng, nhờ vào áp lực trong ống xi-lanh để hút dịch ra bên ngoài.
  • Sử dụng thiết bị nội soi: Các bác sĩ trước tiên sẽ rách một đường nhỏ trên vùng khớp bị sưng tấy, đưa ống hút và ống dẫn lưu vào bên trong. Nhờ vào thiết bị nội soi gắn ở đầu mỗi ống, bác sĩ sẽ xác định vị trí nhiễm trùng rồi hút lấy hoạt dịch viêm nhiễm ra ngoài.
  • Mổ hở: Trong trường hợp tổn thương quá nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng khớp háng, phương pháp mổ hở có thể được áp dụng. Mổ hở thường mất thời gian hồi phục lâu hơn, có thể kéo dài đến một hoặc hai tháng.

Chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh

Trong quá trình chăm sóc và điều trị, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bởi vì các loại thực phẩm bổ sung hàng ngày có thể tác động rất lớn đến hiệu quả chữa trị cũng như thời gian phục hồi của bệnh nhân.

  • Thực phẩm nên ăn: Các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt chia,..), dầu oliu, trái cây tươi, rau xanh đậm (súp lơ, cà rốt, ớt chuông,..), các loại thịt trắng (thịt ức gà, cá, hải sản), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, diêm mạch, gạo lứt,..) 
  • Thực phẩm nên kiêng: Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều gia vị cay, các loại thực phẩm đóng hộp, nước ngọt có ga, rượu bia, cà phê,..

Phòng tránh viêm khớp nhiễm khuẩn thế nào?

Để phòng tránh tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn, mọi người cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ hai lít nước mỗi ngày.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe. Các chuyên gia thường khuyến khích mọi người rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút hàng ngày.
  • Vệ sinh và sát trùng cho các vết thương sâu. Nếu vết thương nằm trong vùng khớp thì nên đi khám tại bệnh viện để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích có cồn như rượu bia hoặc thuốc lá trong một thời gian dài.
  • Không lạm dụng thuốc điều trị vì chúng có khả năng gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân bị viêm nhiễm khớp do vi khuẩn thì bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng các biện pháp tại nhà chưa kiểm chứng.   

ĐỌC NGAY:

Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top