Đau Dạ Dày Ăn Yến Được Không? Cách Chế Biến Hiệu Quả Nhất
Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến, đòi hỏi một chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học. Trong khi đó tổ yến là thực phẩm có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Vậy ‘‘đau dạ dày ăn yến được không’’ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời phù hợp nhất.
Người bị bệnh đau dạ dày ăn yến được không?
Ngày nay thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không khoa học, không lành mạnh đã khiến rất nhiều người mắc phải bệnh đau dạ dày. Kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị,… Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về các loại thực phẩm dành cho người bị đau dạ dày và “đau dạ dày ăn yến được không?” là một trong số đó.
Với thắc mắc trên, câu trả lời của các chuyên gia là HOÀN TOÀN CÓ thể ăn được. Từ lâu tổ yến đã nằm trong danh sách những loại thực phẩm quý giá và bổ dưỡng. Trong thành phần của tổ yến có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Theo các chuyên gia, tổ yến còn rất có ích đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày. Bởi vì:
- Trong thành phần của tổ yến chứa Threonine có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả, từ đó giúp hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa được ổn định. Bệnh nhân sẽ bớt cảm giác khó chịu do những cơn đau bụng gây ra.
- Leucine trong tổ yến có vai trò thúc đẩy sự phục hồi của lớp niêm mạc bị lở loét.
- Các vitamin, khoáng chất, protein, vitamin… trong yến rất dồi dào giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho người bệnh.
- Hoạt chất Phenylalanine có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, nhất là đối với người bị chán ăn, người mới ốm dậy.
- Nếu phụ nữ mang thai bị đau dạ dày, khi ăn tổ yến không chỉ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm mà thai nhi còn khỏe mạnh, hạn chế dị tật bẩm sinh.
- Yến giúp tái tạo tế bào, bổ huyết, tốt cho xương khớp…
Như vậy từ những thông tin trên có thể thấy ăn yến không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày. Chính vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng về việc đau dạ dày ăn yến được không. Thay vào đó bạn hãy tìm hiểu cách dùng yến sao cho phù hợp nhất để phát huy được tối đa hiệu quả của loại thực phẩm đắt giá này.
Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Hoa Quả Gì Và Kiêng Loại Nào Tốt Nhất
6 cách chữa đau dạ dày đơn giản bằng tổ yến tại nhà
Chính vì yến rất giàu dinh dưỡng nên khâu chế biến cũng phải hết sức lưu ý, phải cẩn trọng và tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng vốn có. Vậy nên ngoài câu hỏi ‘’đau dạ dày có nên ăn yến không’’ thì một vấn đề khác được mọi người quan tâm đó là ‘’chế biến yến như thế nào để tốt cho dạ dày’’?
Dưới đây là 6 cách cơ bản trong việc chế biến yến dành cho người bị đau dạ dày cấp và mãn tính, bạn có thể tham khảo.
Tổ yến chưng đường phèn
Việc kết hợp tổ yến và đường phèn mang đi chưng là cách làm không quá cầu kỳ, tốn ít thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo đầy đủ giá trị dinh dưỡng vốn có của yến một cách tốt nhất. Vì vậy cách làm này được khá nhiều người lựa chọn.
Nguyên liệu chuẩn bị: Tổ yến, đường phèn
Cách thực hiện:
- Sơ chế tổ yến bằng cách làm sạch lông rồi ngâm vào trong nước lạnh.
- Cho yến vừa sơ chế vào trong chén hoặc tô nhỏ rồi đặt lên bếp.
- Tiến hành chưng cách thủy khoảng 15 đến 20 phút.
- Khi yến mềm thì cho thêm đường phèn vào.
- Nên sử dụng trực tiếp.
Bài đọc thêm: Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không? Sử Dụng Thế Nào Cho Đúng?
Tổ yến hầm chim bồ câu
Thịt chim bồ câu có rất nhiều tác dụng như giúp bồi bổ cơ thể, tăng khả năng phục hồi cũng như giúp chữa lành vết thương của người bệnh,… Kết hợp tổ yến cùng chim bồ câu không chỉ tạo nên một món ăn ngon miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là những người bị bệnh tiêu hóa, cần tẩm bổ.
Nguyên liệu chuẩn bị: Tổ yến, chim bồ câu, hạt sen, táo tàu, vỏ quýt và các loại gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
- Tổ yến sơ chế sạch hết lông, ngâm nước khoảng 20 phút rồi mang đi chưng.
- Chim bồ câu làm sạch lông, bỏ nội tạng nhưng lưu ý giữ lại huyết và rửa sạch.
- Các nguyên liệu hạt sen, táo tàu, vỏ quýt rửa sạch rồi ngâm nước cho mềm ra.
- Hầm chim bồ câu và huyết đến khi chín mềm. Sau đó cho hạt sen, táo tàu, vỏ quýt vào hầm chung.
- Sau khoảng 30 phút, ho tổ yến đã chưng vào hầm đến khi chín là được.
Đau dạ dày ăn yến chưng hạt sen
Yến với hàm lượng dinh dinh dưỡng cao khi kết hợp với hạt sen không chỉ tạo nên một món ăn thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng. Bởi bản thân hạt sen có vị ngọt, tính bình, giúp giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm, cải thiện chứng mất ngủ,… nên khi chưng cùng yến sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho người bị đau dạ dày.
Nguyên liệu chuẩn bị: Tổ yến, hạt sen, long nhãn, táo đỏ, đường phèn, hạt chia.
Cách thực hiện:
- Tổ yến sơ chế sạch và mang đi chưng đến khi chín mềm.
- Sau khi làm sạch, hạt sen được cho vào nồi ninh, đến khi mềm thì thêm táo đỏ và long nhãn.
- Để lửa nhỏ, rồi tiếp tục cho yến đã chưng và hạt chia vào.
- Thêm đường phèn tùy theo khẩu vị và đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Tìm hiểu ngay: Đau Bao Tử Ăn Khổ Qua Được Không? Lưu Ý Cho Người Bệnh
Đau dạ dày ăn yến chưng sữa tươi
Sữa tươi có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, không chỉ có vai trò cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch nên rất tốt đối với những người bị đau dạ dày. Công thức yến chưng sữa tươi cũng khá đơn giản, tốt ít thời gian, kể cả với những người bận rộn nhất vẫn có thể làm ở nhà.
Nguyên liệu chuẩn bị: Tổ yến, sữa tươi không đường, đường phèn, gừng.
Cách thực hiện:
- Tổ yến sơ chế sạch và mang đi chưng cùng vài lát gừng để loại bỏ mùi tanh.
- Khi nước sôi thì đổ sữa tươi vào sao cho ngập yến là được.
- Đến khi chín mềm thì thêm đường phèn tùy khẩu vị.
Đau dạ dày nên ăn yến hấp lê
Lê là loại quả có vị ngọt mát với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: bổ sung chất xơ, cải thiện tiêu hóa, phòng ngừa viêm nhiễm, tăng hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư…. Sự kết hợp giữa lê và yến không chỉ giúp hạn chế được mùi tanh của yến, mà còn giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn. Đặc biệt với những người bị bệnh, cảm thấy chán ăn, yến hấp lê còn giúp tăng cảm giác ngon miệng.
Nguyên liệu chuẩn bị: Tổ yến, quả lê, kỷ tử.
Cách thực hiện:
- Yến sơ chế sạch, ngâm nước đến khi các sợi yến mềm ra.
- Lê gọt vỏ, bỏ cuống, dùng dao khoét để loại bỏ phần lõi sao cho tạo hình giống như 1 chiếc bát. Phần ruột lê cắt hạt lựu.
- Cho yến, kỷ tử, lê vào trong chén lê đã chuẩn bị, đậy nắp lê lại.
- Đem lê bỏ vào một cái tô nhỏ rồi mang hấp cách thủy.
- Luôn để lửa nhỏ, sau khoảng 40 phút thì tắt bếp và sử dụng.
- Ăn yến hấp lê trong ngày, mỗi tuần sử dụng 2-3 lần để cơ thể khỏe mạnh.
Chữa đau dạ dày bằng yến chưng đu đủ, cốt dừa
Đu đủ và nước cốt dừa đều là những loại nguyên liệu tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với người bị đau dạ dày. Vì vậy, yến chưng đu đủ, cốt dừa có khả năng cải thiện những triệu chứng của viêm loét, trào ngược dạ dày hiệu quả đồng thời chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người sử dụng.
Nguyên liệu chuẩn bị: Tổ yến, đu đủ xanh, nước cốt dừa.
Các bước thực hiện:
- Đu đủ rửa sạch, bỏ hạt rồi bào thành sợi mỏng.
- Yến làm sạch, ngâm nước.
- Cho yến, đu đủ, nước cốt dừa vào nồi và đem hấp cách thủy ở lửa nhỏ.
- Sau khoảng 40 phút thì tắt bếp ta sẽ thu được món ăn chín hoàn toàn.
Không nên bỏ lỡ: Người Bị Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Xôi Không? Cần Lưu Ý Những Gì?
Lưu ý khi sử dụng yến trong chế biến món ăn chữa dạ dày
Tổ yến mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời, nhất là đối với những người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, khi sử dụng yến bạn vẫn cần phải tuân thủ những quy tắc dưới đây nếu không muốn gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
- Không nên ăn quá nhiều yến, chỉ sử dụng khoảng 20gr/ngày. Mỗi tuần ăn không quá 4 lần.
- Nên mua yến ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Không dùng yến cho trẻ dưới 1 tuổi vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
- Những người bị tiêu chảy, nhiễm phong hàn, viêm tiết niệu… không nên ăn yến.
- Không nên nấu yến quá lâu, như vậy sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của yến.
- Không dùng dầu mỡ hay thêm các gia vị khác trong quá trình chế biến yến.
- Nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học lành mạnh như ăn đúng giờ, đúng bữa, chia nhỏ các bữa ăn để không ăn quá no hoặc quá đói, không ăn đêm.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, không ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước có ga, cồn , rượu, bia, thuốc lá, cà phê….
- Nếu thấy bệnh có dấu hiệu nặng thêm, tốt nhất bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi ‘’đau dạ dày ăn yến được không?”. Cùng với đó là những phương pháp chế biến yến đơn giản tại nhà cùng những lưu ý đối với người sử dụng yến. Chúc bạn có những món ăn ngon bổ dưỡng dành cho người thân yêu của mình.
ArrayThông thường những người bị đau dạ dày sẽ tìm đến các loại thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì không đơn giản như vậy. Bởi một số loại thuốc dạ dày có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vậy uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nên sử dụng những biện pháp điều trị nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi....
Xem chi tiếtBà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào là một trong nhiều chủ đề liên quan đến sức khỏe được quan tâm hiện nay. Tình trạng này nếu kéo dài ở phụ nữ mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào: 12 biện pháp hiệu quả Quá trình mang thai đem đến nhiều sự thay đổi ở người phụ nữ, thường liên quan...
Xem chi tiếtBị đau dạ dày nên làm gì luôn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi cơ thể có các triệu chứng của căn bệnh này. Để giáp đáp thắc mắc đó, bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp 10 phương pháp giúp điều trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết. Người bị đau dạ dày nên làm gì - 10 phương pháp hiệu quả “Người bị đau dạ dày nên làm gì” sẽ không còn là câu hỏi quá khó khăn khi bạn biết đến 10 phương pháp xử lý các...
Xem chi tiếtĐau dạ dày có mấy cấp độ là thắc mắc của không ít người. Mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh lại đi kèm với những biểu hiện khác nhau và dễ gây ra sự nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác. Nếu bạn đọc quan tâm và muốn đi sâu tìm hiểu chủ đề thú vị nói trên thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau đây. Đau dạ dày có mấy cấp độ? Trong số những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đau dạ dày là phổ biến hơn cả. Tình trạng...
Xem chi tiếtNếu muốn tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay khi phát hiện những triệu chứng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín thăm khám, nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị các bệnh viện quan đến đường tiêu hóa, tuy nhiên đâu mới là cái tên đáng để bạn gửi gắm niềm tin, thời gian và tiền bạc? Nếu đang băn khoăn khám dạ dày ở bệnh viện nào, hãy cùng tìm hiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!