Viêm Khớp Cổ Tay
Notice: Array to string conversion in /home/quandan102.com/public_html/wp-includes/shortcodes.php on line 434
Viêm khớp cổ tay là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhức khó chịu ở cổ tay nhưng lại thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến biến dạng khớp.
Viêm khớp cổ tay là bệnh gì?
Viêm khớp cổ tay có thể hiểu đơn giản là tình trạng đau và sưng khớp cổ tay. Bệnh lý này khiến phần sụn khớp của khu vực cổ tay dần bị hao mòn và thương tổn, dẫn đến việc các đốt xương cọ sát vào nhau. Theo các nghiên cứu, người thuộc độ tuổi từ 40 đến 60 là có nguy cơ bị viêm đau khớp cổ tay trái, phải cao hơn cả.
Có bốn dạng viêm khớp vùng cổ tay thường gặp nhất hiện nay, chúng là: Viêm khớp thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sang chấn thương và viêm khớp vảy nến. Thể bệnh nào cũng gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khả năng hoạt động của khớp cổ tay, vì vậy mà người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Nguyên nhân viêm khớp cổ tay
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến đau khớp tay là bệnh gì, nhiều người còn thắc mắc về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng viêm khớp cổ tay:
Thoái hóa
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm đau khớp tay cổ tay phải, trái. Theo thời gian, tất cả các bộ phận trên cơ thể đều gặp phải tình trạng thoái hóa, khớp cổ tay cũng không ngoại lệ, khi phần sụn đệm hao mòn và mỏng đi, các đốt xương dễ va chạm vào nhau và khiến người bệnh bị viêm khớp.
Hệ miễn dịch bị rối loạn chức năng
Tự miễn là nguyên nhân chính của tình trạng viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến ở cổ tay. Một khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sẽ tự mình tấn công lại các tế bào khỏe mạnh ở mô sụn đệm khớp cổ tay, khiến chúng viêm sưng và đau nhức khó chịu. Thường thì viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng đối xứng, nghĩa là cổ tay trái và phải đều bị tình trạng này tác động.
Ảnh hưởng của chấn thương
Các chấn thương bên ngoài như ngã hay va đập mạnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sụn đệm của khớp cổ tay hoặc khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn nếu xương bị gãy. Sau chấn thương, viêm khớp vùng cổ tay có thể phát triển âm thầm trong nhiều năm rồi phát tác ở một thời điểm nào đó. Việc phòng ngừa thường mang lại kết quả thấp do bản thân phần khớp đã bị tổn thương khó phục hồi hoàn toàn.
Triệu chứng viêm khớp cổ tay
Người bị viêm khớp cổ tay có thể gặp phải một số các triệu chứng tiêu biểu dưới đây:
- Bệnh nhân mang những biểu hiện tương tự như viêm khớp tay, cảm giác đau đớn ở khu vực cổ tay. Đôi khi, các cơn đau có thể lan rộng xuống bàn tay hoặc phần cẳng tay.
- Sưng tấy ở cổ tay, kèm theo đó là tình trạng nóng đỏ. Khi sờ vào khu vực sưng tấy có cảm giác mềm và đau nhức.
- Khớp cổ tay dần bị cứng và kém linh hoạt hơn trước. Người bệnh cảm thấy khó khăn khi xoay cổ tay, thậm chí là nghe thấy tiếng lục khục rõ ràng khi chuyển động cổ tay.
- Cổ tay bị yếu sức, người bệnh khó có thể sử dụng lực cổ tay để mang vác đồ vật nặng.
- Cảm giác tê ngứa như kiến bò ở bàn tay và các ngón tay. Triệu chứng này khá hiếm gặp và thường có nguyên nhân do dây thần kinh chạy qua cổ tay bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Bị viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không?
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến “Viêm đau khớp cổ tay là gì?”, có không ít bệnh nhân cũng thắc mắc về mức độ ảnh hưởng của tình trạng này, liệu nó có nguy hiểm hay không. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp, viêm khớp cổ tay hoàn toàn có thể được khống chế và sức khỏe người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng xấu như sau:
Giảm khả năng vận động của người bệnh
Một khi khớp cổ tay bị viêm nghiêm trọng, người bệnh sẽ khó có thể sử dụng cổ tay dễ dàng khi thực hiện các công việc hàng ngày. Mỗi khi chuyển động là cơn đau ập đến, khiến cho sức mạnh ở bàn tay cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí, cảm giác nhức mỏi khó chịu còn đeo bám dai dẳng, liên đới nhiều đến cả chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Khớp bị biến dạng
Viêm khớp cũng có khả năng gây ra tình trạng khớp biến dạng, đặc biệt là thể bệnh viêm khớp dạng thấp. Khớp bị biến dạng khiến chức năng của vùng cổ tay suy giảm rất nhiều. Nếu nghiêm trọng, phần khớp biến dạng này thậm còn trở thành khớp hỏng, bắt buộc bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật thay thế.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ thường chẩn đoán viêm khớp cổ tay thông qua bài kiểm tra thể chất và các xét nghiệm chuyên biệt. Với kiểm tra thể chất, họ sẽ tiến hành xem xét kỹ lưỡng phần cổ tay và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác đơn giản, từ đó giúp xác định phạm vi chuyển động, vùng bị đau hoặc sưng tấy (nếu có).
Sau khi đã hoàn tất kiểm tra thể chất với các triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ tiếp tục thực hiện thêm hai xét nghiệm chuyên sâu sau đây:
- Chụp X-quang: Phương pháp này đưa ra hình ảnh chi tiết về xương và khớp cổ tay. Nhờ đó mà các chuyên gia có thể xác định chính xác vị trí tổn thương, mức độ hao mòn của khớp cũng như loại viêm khớp mà bệnh nhân gặp phải.
- Xét nghiệm máu: Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc phải viêm khớp dạng thấp vùng cổ tay, các bác sĩ sẽ tiến hành cả xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là bắt buộc vì nó giúp tìm ra lượng kháng thể bất thường trong cơ thể bệnh nhân.
Điều trị viêm khớp cổ tay
Tùy vào nguyên nhân và thể bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Viêm khớp cổ tay thường thuộc dạng mãn tính, điều đó có nghĩa là người bệnh phải chiến đấu với nó lâu dài, các biện pháp như thuốc hay vật lý trị liệu thường có tác dụng bổ trợ nhiều hơn là giải quyết dứt điểm. Các biện pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay gồm có:
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Các phương pháp dân gian thường có nguồn gốc từ y học cổ truyền với thành phần chính là các loại thảo mộc. Vì phần lớn biện pháp này ít có bằng chứng khoa học chứng minh, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên dùng khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.
1. Bài thuốc từ rượu tỏi
Tỏi là một trong những loại dược liệu được đánh giá cao về khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Theo y học cổ truyền, vị thuốc này vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giảm đau nhức, viêm sưng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp gồm các bước chuẩn bị và thực hiện như sau:
Thành phần: 1 củ tỏi tươi, 200ml rượu gạo nếp.
Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ, đem rửa sạch bằng nước ấm rồi để ráo.
- Tráng bình thủy tinh bằng rượu trắng, sau đó bỏ tỏi đã chuẩn bị vào, thêm rượu rồi đậy kín nắp.
- Rượu tỏi ngâm càng lâu thì tác dụng càng tốt. Người bệnh sử dụng bằng cách uống trực tiếp, mỗi lần 1 chén hạt mít, có thể dùng hàng ngày.
2. Bài thuốc chườm từ muối
Muối biển có khả năng giữ nhiệt lâu, vì thế thường được dùng trong các biện pháp chườm nóng. Bên cạnh đó, dân gian đúc kết rằng muối trắng vị mặn, nhờ đó mà giúp diệt khuẩn và sát trùng hiệu quả. Bài thuốc chườm từ muối dùng bên ngoài nên an toàn cho cả phụ nữ bị đau khớp cổ tay sau sinh.
Thành phần: 100g muối trắng.
Cách thực hiện:
- Rang muối trên chảo nóng đến khi màu bên ngoài chuyển sang vàng nhạt.
- Cho muối vào một tấm vải xô, kiểm tra nhiệt độ rồi chườm lên vùng cổ tay bị đau, thời gian khoảng 10 đến 15 phút.
- Thực hiện liên tục nhiều lần cho đến khi cơn đau viêm khớp cổ tay giảm hẳn.
3. Bài thuốc từ gừng
Gừng, hay còn được biết đến với tên khương sinh, là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc về đau nhức xương khớp. Theo y học cổ truyền, gừng vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, giảm viêm và hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa.
Thành phần: 1 củ gừng tươi, 1 đến 2 thìa cà phê mật ong, 500ml nước lạnh.
Cách thực hiện:
- Gừng nướng xém vỏ, sau đó rửa sạch và thái lát. Cho lần lượt gừng, nước vào trong nồi, đun cho đến khi sôi.
- Chắt lấy một cốc nước gừng nóng, thêm mật ong vào rồi uống trực tiếp. Phần nước còn lại chờ nguội đến khoảng 50 độ C thì dùng ngâm tay. Chú ý là nước gừng ngâm phải ngập vùng cổ tay.
Tây y điều trị viêm khớp cổ tay
Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả đáng kể, người bệnh nên chuyển sang điều trị bằng Tây y. Các loại thuốc tân dược thường được sử dụng với bệnh nhân viêm đau khớp cổ tay có thể kể đến là:
1. Thuốc chống viêm không chứa steroid
Loại thuốc này là lựa chọn hàng đầu trong việc cải thiện tình trạng viêm sưng và đau nhức khó chịu ở khớp cổ tay. Đa phần thuốc hoạt động với cơ chế làm giảm protein gây viêm trong cơ thể. Nếu bệnh nhân có vấn đề về thần thì nên cân nhắc khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài.
2. Thuốc chống viêm có steroid
So với loại kể trên, thuốc chống viêm có steroid liều thường mạnh hơn nhiều và được áp dụng với các trường hợp viêm cấp tính dữ dội. Loại thuốc chống viêm steroid thường được sử dụng nhất là methylprednisolone nhưng việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ vì nguy cơ tác dụng phụ của thuốc khá cao.
3. Thuốc cortisone dạng tiêm
Nếu các triệu chứng ảnh hưởng đến người bệnh ở mức trung bình hoặc nặng, các bác sĩ có thể sử dụng thuốc cortisone dạng tiêm. Loại thuốc này có tác dụng chính là chống viêm, bên cạnh đó là giảm đau và một số tình trạng khác như sưng tấy một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả lâu dài và nhiều tác dụng phụ nên cần có lộ trình điều trị hợp lý.
Trong một số trường hợp bệnh nhân bị biến chứng và chức năng khớp đã bị tổn thương hoàn toàn, phẫu thuật là lựa chọn cần thiết, các loại thuốc Tây trị viêm đau khớp ít khi được chỉ định. Các bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ sụn đệm, nối khớp hoặc thay khớp tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.
Viêm khớp cổ tay nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Không chỉ cần dùng thuốc đúng theo phác đồ điều trị, các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh xây dựng cho bản thân một thực đơn hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng và lành mạnh. Điều này không chỉ thúc đẩy quá trình hồi phục mà còn giúp người bệnh khỏe hơn, sức đề kháng và hệ miễn dịch đều được tăng cường tối đa. Đối với bệnh nhân viêm khớp cổ tay, các loại thực phẩm nên góp mặt trong bữa ăn mỗi ngày gồm có:
- Cá biển và cá nước ngọt: Các loại cá là nguồn cung cấp dầu cá tự nhiên với hàm lượng axit béo omega-3 rất cao. Người bệnh nên dùng cá bạc má, cá chim, cá hồi, cá mú, cá thu,….
- Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn, đặc biệt là những loại giàu vitamin và chất chất viêm như cải bó xôi, rau bina, rau bắp cải tím, cần tây, anh đào, lựu, nam việt quất,…
- Các loại hạt và đậu: Những loại thực phẩm này có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa với khả năng kháng viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể hiệu quả. Người bệnh có thể bổ sung thêm óc chó, macca, hạt chia, hạt thì là, đậu đỏ, đậu cove,… vào bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng dùng các loại thực phẩm sau:
- Đồ ăn chiên rán với lượng dầu mỡ cao như hamburger, gà chiên giòn, khoai tay snack chiên,…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều đường hóa học và chất bảo quản như kem que, bánh kem, kẹo, nước ngọt có gas, nước ép hoa quả đóng hộp,….
- Một số loại ngũ cốc đã qua chế biến như gạo trắng, mỳ ống, nui,… và các thức uống với hàm lượng cồn cao như bia và rượu.
Cách phòng tránh đau khớp cổ tay
Để phòng tránh bệnh viêm khớp cổ tay một cách hiệu quả nhất, mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Tránh sử dụng phần cổ tay quá mức vì điều này có thể khiến áp lực và căng thẳng ở khớp cổ tay gia tăng, từ đó khiến sụn đệm yếu dần và nhanh bị thoái hóa hơn. Một vấn đề quan trọng khác là nên dùng các dụng cụ bảo hộ cổ tay khi chơi thể thao, đặc biệt là những môn như bóng chuyền hay bóng ném.
- Luyện tập các bài tập cho phần khớp cổ tay. Mọi người có thể dễ dàng tìm thấy các hướng dẫn chi tiết trên internet và áp dụng tại nhà. Thời gian luyện tập cho khớp cổ tay nên kéo dài ít nhất 15 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn lâu dài.
- Xây dựng một lối sống cân bằng, lành mạnh và khoa học. Điều này có thể bắt đầu từ những vấn đề đơn giản như cai thuốc lá, hạn chế tiêu thụ rượu bia, ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh và thường xuyên tham gia hoạt động thể thao.
- Nếu gặp phải chấn thương nghiêm trọng liên quan đến cổ tay, mọi người nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Sau khi bình phục, cổ tay nên tránh các chuyển động mạnh để phòng ngừa nguy cơ viêm khớp sớm xảy ra.
Viêm khớp cổ tay không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, hợp lý. Chính vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên đi kiểm tra ngay khi phát hiện các cơn đau nhức bất thường kéo dài để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn.
ArrayCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Notice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Notice: Undefined variable: query in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/plugins/mrec/pr/class-pr-model.php on line 64
Notice: Undefined variable: content in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/themes/qd_102/core/modules/structure/init.php on line 165
Notice: Undefined variable: content in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/themes/qd_102/core/modules/structure/init.php on line 165
Notice: Undefined variable: content in /home/quandan102.com/public_html/wp-content/themes/qd_102/core/modules/structure/init.php on line 165
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!