Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Nước Gì? TOP 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất
Trào ngược dạ dày thực quản là vấn đề tiêu hoá, trong đó thức ăn sau khi đi xuống dạ dày và axit dịch vị bị trào ngược lên thực quản. Người bị trào ngược dạ dày tương đối nhạy cảm với các thực phẩm và đồ uống mà họ bởi có thể ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược của họ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết trào ngược dạ dày nên uống nước gì để nhanh khỏi bệnh. Bài viết này sẽ đưa ra gợi ý 9 loại nước uống mà người bị trào ngược dạ dày nên uống.
Nguyên tắc lựa chọn đồ uống cho người bị trào ngược dạ dày
Trước khi đi sâu vào vấn đề trào ngược dạ dày nên uống nước gì để nhanh khỏi, người bệnh cần lưu ý về đặc điểm các loại đồ uống phù hợp và không phù hợp với họ, để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Những lưu ý khi lựa chọn đồ uống cho người bị trào ngược dạ dày bao gồm:
- Thức uống có độ pH từ thấp đến trung bình, có khả năng trung hoà axit dịch vị tại thực quản.
- Hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn khác, hạn chế nước ngọt có ga và cà phê.
- Hạn chế các đồ uống có nồng độ pH cao, các đồ uống có vị chua như nước cam, nước chanh,…
- Đồ uống cần dễ tiếp cận, dễ bảo quản và có thể tích trữ ở nhà.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại nước uống cũng như lượng tiêu thụ phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của bản thân.
Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? 9 loại thức uống giúp nhanh khỏi bệnh
Để trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày nên uống nước gì, dưới đây là 9 loại đồ uống bổ dưỡng, lành tính cho những người gặp vấn đề trào ngược.
1. Nước lọc
Nước lọc là đồ uống dành cho tất cả mọi người kể cả những người có vấn đề bệnh lý hay người bình thường, bởi nước lọc thức uống đơn giản, tiện lợi và dễ tiếp cận nhất. Nước lọc có độ pH trung tính, vì vậy, nước lọc còn có chức năng cân bằng độ pH của axit dịch vị trong môi trường dạ dày, từ đó giảm nhẹ cảm giác khó chịu và cải thiện tình trạng trào ngược. Đối với những bệnh nhân trào ngược dạ dày, việc uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày là điều nên làm.
2. Trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Nước ép trái cây và sinh tố
Nước ép trái cây được nhiều người ưa chuộng bởi tính đa dạng và những công dụng khác nhau mà trái cây đem lại. Hầu hết tất cả các loại trái cây đều có thể làm nước ép, tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày nên tránh những loại hoa quả thuộc họ cam, quýt, quất, chanh, bưởi,… bởi chúng có thể làm gia tăng axit dịch vị dạ dày.
Thay vào đó, những loại hoa quả phù hợp làm nước ép hoặc sinh tố hoa quả cho người mắc trào ngược dạ dày là bơ, ổi, táo, dưa hấu, đu đủ,… bởi những loại hoa quả này tương đối tốt cho sức khoẻ dạ dày. Bên cạnh đó, nước ép hoa quả còn có những tác dụng khác như bổ sung các dưỡng chất và vitamin cần thiết, làm đẹp da, giảm cân, duy trì vóc dáng,…
Không chỉ các loại hoa quả cơ bản, người bệnh còn có thể làm sinh tố kết hợp nhiều loại rau và hoa quả khác nhau để tạo thành món sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng, đồng thời, cải thiện các triệu chứng bệnh lý của bản thân. Những thành phần thường được sử dụng để làm sinh tố cho người bị trào ngược dạ dày bao gồm: Các loại rau xanh như bông cải, bắp cải, rau chân vịt, hoa quả như táo, bơ, đu đủ,…
Bên cạnh đó, người bệnh có thể lựa chọn nguyên liệu làm sinh tố theo ý thích, tuy nhiên, cần lưu ý những thực phẩm không nên dùng với tình trạng bệnh của bản thân.
3. Trà thảo mộc lành tính, cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày
Để trả lời cho câu hỏi “Trào ngược dạ dày nên uống nước gì?”, các chuyên gia cho rằng một số loại trà thảo mộc có thành phần lành tính, an toàn cho người bị trào ngược, đồng thời, có khả năng cải thiện một số triệu chứng của trào ngược.
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên ưu tiên những thành phần ức chế chướng khí, ổn định lưu thông khí huyết, giảm cảm giác ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, đau rát,… Những loại trà tự nhiên tốt cho sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày có thể kể đến như:
- Trà gừng: Trà gừng là loại trà thảo mộc dễ tiếp cận nhất với tất cả những người bị trào ngược dạ dày. Gừng có khả năng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, làm lành vết thương một cách an toàn, từ đó ức chế cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,… Tính nóng của gừng có tác dụng ức chế hàn khí, ổn định khí huyết, giảm nhẹ các cơn trào ngược dạ dày. Trà gừng cũng được sử dụng để giải cảm, giải rượu, ngộ độc thực phẩm, viêm loét dạ dày,…
- Trà hoa cúc: Tuy giá thành không mấy dễ chịu, trà hoa cúc vẫn là một loại trà thảo mộc được ưa chuộng bởi nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Trà hoa cúc có tác dụng tăng cường sức đề kháng của dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương và viêm nhiễm. Đặc biệt, trà hoa cúc còn có thành phần thanh lọc cơ thể, thải độc tố, tăng cường tiêu hoá, an thần và giảm căng thẳng hiệu quả.
- Trà cam thảo: Cam thảo là thành phần thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc đông y với nhiều công dụng khác nhau. Người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng trà cam thảo như ợ nóng, đầy hơi, viêm nhiễm và đau bao tử. Tuy nhiên, thành phần chính của cam thảo là Glycyrrhizin, tuy có hiệu quả cao trong điều hoà các triệu chứng trào ngược, song có thể gây ra một số vấn đề khác. Do đó, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm trà cam thảo được điều chế sẵn để phù hợp với mục đích điều trị của mình.
- Trà nghệ: Giống như gừng, nghệ là một thảo dược tự nhiên có thể dễ dàng mua được trên thị trường. Thành phần của nghệ là Curcumin, có hiệu quả trong việc kháng khuẩn, chống viêm nhiễm trên niêm mạc dạ dày. Người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể hoà tan bột nghệ tươi với mật ong và cho uống thường xuyên để đồng thời ức chế các cơn trào ngược và tăng sức đề kháng cho dạ dày.
Xem thêm: Gợi Ý 15 Bài Thuốc Nam Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Cao Nhất
4. Trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Nước muối ấm
Đối với các bệnh dạ dày nói chung, nước muối ấm là đồ uống không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nước muối ấm có khả năng bổ sung các chất muối khoáng, các chất điện giải cần thiết cho các quá trình sinh lý của cơ thể như quá trình tiêu hoá, trao đổi chất. Nước muối ấm còn có khả năng bù nước nhanh chóng khi cơ thể xuất hiện tình trạng mất nước.
Người bệnh khi pha nước muối để uống nên lưu ý nồng độ muối và pha loãng để có thể sử dụng được. Chỉ nên hoà tan 1-2 thìa cà phê muối với khoảng 350ml nước nóng khuấy đều cho đến khi muối hoàn toàn tan hết. Người dùng nên cẩn thận khi sử dụng nước muối ấm, bởi nếu pha quá nhiều muối và sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến sỏi thận.
5. Giấm táo
Giấm táo hoà tan là một loại nước uống phù hợp và được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói riêng. Nước giấm táo có khả năng cung cấp các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hoạt động tiêu hoá và khả năng hấp thu dưỡng chất.
Người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể hoà tan 1 thìa cà phê giấm táo với khoảng 300ml nước nóng và khuấy đều để sử dụng trong ngày. Nên sử dụng trước mỗi bữa ăn để tăng hiệu quả tiêu hoá.
6. Sữa chua – Giải pháp hiệu quả cho người bị trào ngược dạ dày
Sữa chua là thực phẩm được khuyên dùng với những người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường ruột. Sữa chua chứa là sản phẩm sữa lên men tự nhiên, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ như Magie, Kali, Canxi,… củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Sữa chua còn có các thành phần lợi khuẩn là Enterococcus và Lactobacillus, có lợi cho hệ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày không nên ăn quá nhiều sữa chua. Thay vào đó, họ chỉ nên duy trì ăn khoảng 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
7. Trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Các loại sữa có nồng độ chất béo thấp
Sữa có hàm lượng chất béo cao, dẫn đến khó tiêu, vì vậy thường không được khuyến khích với người gặp các vấn đề rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, các loại sữa tách béo sẽ có lượng chất béo thấp nên không gây cản trở nhiều đến các hoạt động tiêu hoá. Tương tự, sữa dê cũng có hàm lượng chất béo thấp nên không gây ra tình trạng khó tiêu, đồng thời, sữa dê cũng bổ sung các dưỡng chất cần thiết, giúp cân bằng hệ men vi sinh đường ruột.
Các thành phần của sữa tạo thành một lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi các thức ăn không phù hợp. Do đó, người mắc trào ngược dạ dày có thể uống sữa dê và sữa tách béo 1-2 lần/ngày thay cho sữa bò, uống trước khi ăn khoảng 30 phút để sữa phát huy tác dụng.
8. Nước lá trầu không – Thức uống chống trào ngược hiệu quả
Về vấn đề trào ngược dạ dày nên uống nước gì, ông bà ta có mẹo dân gian là sử dụng lá trầu không nấu nước uống có thể cải thiện các vấn đề trào ngược dạ dày. Lá trầu không có hàm lượng Tanin và các chất chống oxy hoá cao có khả năng điều hoà hoạt động tiết axit dịch vị, trung hòa lượng axit dư thừa cũng như kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Bên cạnh đó, lá trầu không cũng là thành phần dễ kiếm với giá thành rẻ, phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Người bị trào ngược dạ dày có thể ngâm lá trầu không trong nước muối để rửa sạch vi khuẩn, rồi đun lá khoảng 500ml nước nóng trong vòng 15 phút. Duy trì uống mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
9. Nước lá mơ lông
Một loại lá dễ kiếm với giá thành rẻ khác ngoài lá trầu không là lá mơ lông cũng thường xuyên được sử dụng với những người mắc bệnh lý rối loạn tiêu hoá, bao gồm trào ngược dạ dày. Lá mơ lông có hàm lượng protein cao với các vitamin như vitamin C và một số hợp chất khác, có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.
Không chỉ dừng lại ở việc làm nước uống, người bệnh có thể sử dụng lá mơ lông theo nhiều cách khác nhau như ăn sống hay chế biến các món ăn. Đối với trẻ em mắc trào ngược dạ dày, mơ lông xắt nhỏ rán với trứng là một món ăn thơm ngon cho các bé, đồng thời, là một cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả.
Lưu ý cách chăm sóc và điều trị cho người bị trào ngược dạ dày
Đối với người bệnh trào ngược dạ dày, giải quyết vấn đề trào ngược dạ dày nên uống nước gì là chưa đủ. Đồ uống chỉ có chức năng hỗ trợ và cải thiện một số triệu chứng trong quá trình điều trị, không có tác dụng chữa trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh kết hợp sử dụng các đồ uống, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp
Một số vấn đề bệnh lý liên quan đến dạ dày, bao gồm trào ngược dạ dày, có thể xuất phát từ cảm giác căng thẳng trong cuộc sống. Căng thẳng cũng là một yếu tố làm trầm trọng các triệu chứng của trào ngược dạ dày như đau thắt, đắng họng,… Do đó, một lưu ý quan trọng khi điều trị trào ngược dạ dày là cần kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tình trạng căng thẳng diễn ra.
Để có được chế độ sinh hoạt hợp lý, người bệnh cần lưu ý:
- Đảm bảo đủ số giờ ngủ từ 6-8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya và ngủ ngày.
- Thực hiện các bài tập vận động thường xuyên, tránh vận động quá mạnh.
- Không vận động ngay khi vừa ăn xong, hoạt động nhẹ nhàng cách bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
- Tránh tiếp xúc lâu dài với các tình huống gây căng thẳng.
- Hạn chế làm việc liên tục trong nhiều tiếng liên tục mà xen kẽ thời gian nghỉ ngơi kết hợp vận động nhẹ ở giữa.
Điều chỉnh chế độ ăn uống nghiêm ngặt và đảm bảo
Thức ăn nước uống là những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của dạ dày và thực quản. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày càng cần phải chú ý đến những thực phẩm họ tiêu thụ cũng như điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý. Trong đó, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn của người trào ngược dạ dày như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2-3 tiếng đồng hồ.
- Tránh ăn quá no trong một lần, gia tăng áp lực lên dạ dày.
- Không nằm ngay sau khi ăn.
- Hạn chế các đồ ăn chua, cay, nóng, nhiều gia vị,… hoặc quá nhiều đạm và chất béo.
- Nên ăn các thực phẩm có tính kiềm như các loại tinh bột (bánh mỳ, ngô, khoai,…), các loại rau xanh,…
Thăm khám bác sĩ
Nhiều bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nhẹ có thái độ chủ quan và tự điều trị các triệu chứng tại nhà. Điều này là không nên, bởi bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và phức tạp hơn. Nếu trì hoãn điều trị, trào ngược dạ dày còn gây ra những bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy, khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của trào ngược dạ dày, người bệnh cần đến tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng đắn và kịp thời.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được phép sử dụng thuốc ngoài đơn thuốc, sử dụng quá liều lượng hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu trong quá trình điều trị có những vấn đề bất thường phát sinh, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời, hạn chế những rủi ro không mong muốn phát sinh.
Hiện nay, nhiều người bệnh vẫn luôn hoang mang người mắc trào ngược dạ dày nên uống nước gì. Trên đây là những lưu ý khi lựa chọn đồ uống phù hợp cũng như gợi ý 9 loại đồ uống lành tính phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày thực quản mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tham khảo tư vấn y khoa để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng và điều kiện của bản thân.
ArrayTìm hiểu ngay: Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý về tiêu hoá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong xã hội hiện tại, đặc biệt ở nhóm người trong độ tuổi đi làm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh sau này. Tuy nhiên, khám trào ngược dạ dày ở đâu là uy tín nhất? Dưới đây là 17 địa chỉ đáng tin để bạn tham khảo. Làm thế nào để nhận biết địa chỉ khám trào...
Xem chi tiếtTrào ngược dạ dày - thực quản hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Một vấn đề được quan tâm nhất chính là: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cũng như khó chịu của bệnh, đồng thời tìm hiểu thời điểm cần thăm khám bác sĩ và quy trình chẩn đoán qua bài viết sau. Bệnh GERD - Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Hiện tượng này...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!