17 Cách Chữa Trị Mề Đay Bằng Mẹo Tại Nhà Cực Đơn Giản

Hiện nay, trong dân gian lưu truyền có rất nhiều biện pháp đa dạng để chữa mề đay tận gốc. Theo quan điểm y học phương đông, những phương pháp này khá đơn giản, dễ tìm kiếm nguyên liệu từ tự nhiên, an toàn và có thể thực hành dễ dàng ngay tại nhà. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn danh sách 17 cách trị mề đay tại nhà phổ biến nhất dựa trên mẹo dân gian.

Tổng quan về mề đay

Bệnh nổi mề đay hay còn gọi là nổi mày đay là một hiện tượng phản ứng của các mao mạch dưới da gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Đây là một căn bệnh không truyền nhiễm, dấu hiệu rất dễ nhận biết và có thể tái phát vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Mề đay là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi thời điểm trong năm
Mề đay là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi thời điểm trong năm

Thông thường, mề đay sẽ được chia ra thành 2 loại đó chính là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính:

  • Mề đay cấp tính: Là loại mề đay thường kéo dài trong 24 giờ đến dưới 6 tuần, thường xuất hiện một cách đột ngột và những tổn thương trên da có thể tập trung ở một chỗ hoặc lan rộng ra trên toàn thân. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương kéo dài rất dễ chuyển sang mức độ mề đay mãn tính.
  • Mề đay mãn tính: Là loại mề đay thường kéo dài trên 6 tuần, khiến cơ thể bị nổi sẩn ngứa màu hồng, đỏ hoặc trắng nhạt trên da, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy và nóng rát, ảnh hưởng tới ngoại hình, giấc ngủ và làm giảm sự tập trung.

17 cách chữa mề đay tại nhà không dùng thuốc

Cách chữa mề đay bằng mẹo trong dân gian có rất nhiều, nhưng không phải cách làm nào cũng có thể đem lại hiệu quả. Bởi những phương pháp này sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý rằng các mẹo dân gian chỉ phù hợp áp dụng trong trường hợp bị mề đay cấp tính, tức mức độ mề đay nhẹ. Nếu bạn bị mề đay mãn tính, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Dưới đây là một số cách chữa mề đay bằng mẹo mà chúng tôi muốn gửi đến độc giả:

Chữa mề đay bằng muối

Trong Y học cổ truyền, muối là một loại thực phẩm có vị mặn, tính hàn, có công dụng trong việc tiêu viêm, sát khuẩn, nên chúng được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da. Không chỉ thế, các khoáng chất có trong muối còn làm lành được các tổn thương trên da mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho cơ thể.

Muối sẽ giúp tiêu viêm, sát khuẩn tổn thương do mề đay
Muối sẽ giúp tiêu viêm, sát khuẩn tổn thương do mề đay

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2 thìa muối hạt cùng khoảng 2-3 lít nước đun sôi.
  • Pha muối tan hoàn toàn trong nước, sau đó đổ nước ra chậu để nguội dần.
  • Ngâm những vùng da bị nổi mề đay vào trong nước muối, ngâm cho đến khi nguội hoàn toàn thì rửa sạch lại da với nước. Áp dụng mỗi ngày 2 lần cho đến khi hết mề đay.

Dùng gừng

Củ gừng tươi từ xa xưa đã được người Việt Nam ta sử dụng rất nhiều để làm gia vị hoặc làm thuốc. Bởi trong củ gừng chứa rất nhiều tinh dầu zingiberen, tinh bột, chất cay nên chúng có tính ấm, tác dụng tiêu đàm và giải độc. Vậy nên dùng gừng tươi để chữa mề đay vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20-30g gừng tươi cùng 1-2 thìa mật ong.
  • Rửa sạch gừng bằng nước muối pha loãng sau đó để ráo nước.
  • Thái gừng thành từng lát mỏng, sau đó cho vào 1 ly nước sôi khuấy đều.
  • Chờ cho nước nguội bớt thì cho thêm mật ong vào khuấy tan và sử dụng, kiên trì sử dụng mỗi ngày một lần.

Giảm ngứa mề đay với vảy trút

Theo nghiên cứu, vảy trút được xem là bộ phận quý giá nhất trên loài động vật này bởi chúng có vị mặn, hơi tanh, tính lạnh không chứa độc tố, có khả năng kháng độc, tiêu viêm, giảm đau, chữa ung nhọt, lở loét,… Chính vì vậy, rất nhiều người sử dụng thành phần này để làm nên bài thuốc chữa mề đay cho mình.

Vảy trút không chứa độc tố, có khả năng chữa mề đay bằng cách tiêu viêm, giảm đau và ngứa đỏ
Vảy trút không chứa độc tố, có khả năng chữa mề đay bằng cách tiêu viêm, giảm đau và ngứa đỏ

Cách thực hiện như sau:

  • Sơ chế vảy trút sau đó tán thành bột mịn hoặc mua sẵn thành phẩm sau chế biến tại các hiệu thuốc Đông y.
  • Pha bột vảy trút cùng một chút nước để thành hỗn hợp sền sệt, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay.
  • Thực hiện liên tục từ 1-2 lần/ngày, trong vòng nửa tháng để đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ là một loại thực vật rất nổi tiếng tại Việt Nam, có vị đắng, tính mát giúp giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt cơ thể, chữa mề đay rất tốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá cây đơn đỏ tươi, rửa sạch với nước muối khoảng 15 phút.
  • Vớt lá đơn đỏ cho khô rồi cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước.
  • Cho thêm nửa thìa cà phê muối vào nấu cùng trong 5 phút.
  • Dùng nước sau nấu để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay.

Lá rau má chữa mề đay

Theo Y học cổ truyền, lá rau má là một loại thảo dược với nhiều công dụng hữu ích, thường được dùng để điều trị các vấn đề gây nên do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng để chữa lành vùng da bị tổn thương, đặc biệt là do bệnh nổi mề đay.

Nước rau má đem lại nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các vấn đề gây nên do vi khuẩn
Nước rau má đem lại nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các vấn đề gây nên do vi khuẩn

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá rau má, rửa sạch và ngâm với nước muối.
  • Vớt ra để lá rau má ráo nước, sau đó xay nhuyễn.
  • Lọc bã và lấy nước uống, có thể cho thêm một chút đường cho dễ sử dụng.

Dùng lá kinh giới

Rau kinh giới là một loại rau thơm được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam bởi đem lại rất nhiều công dụng, như điều trị các bệnh cảm cúm, điều trị mụn, dị ứng hoặc những bệnh ngoài da khác như mề đay.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá kinh giới, rửa sạch với nước sau đó vớt ra để ráo.
  • Đun sôi lá kinh giới cùng khoảng 1 lít nước.
  • Đợi nước bớt nóng thì lấy ra xông cho đến khi nguội hẳn. Tận dụng luôn nước này để lau lên vùng da bị mề đay.

Uống trà hoa cúc thải độc

Trà hoa cúc từ lâu đã được biết đến là một loại đồ uống giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa đầu óc. Không những thế, theo nhiều nghiên cứu, loại hoa này còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp bài tiết bã nhờn trên da, hỗ trợ trị nổi mề đay hiệu quả.

Trà hoa cúc có chất chống oxy hóa, giúp bài tiết bã nhờn, hỗ trợ trị nổi mề đay hiệu quả
Trà hoa cúc có chất chống oxy hóa, giúp bài tiết bã nhờn, hỗ trợ trị nổi mề đay hiệu quả

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 10g trà hoa cúc khô cho vào ấm trà.
  • Dùng nước sôi tráng qua, sau đó cho khoảng 150ml nước sôi vào hãm.
  • Đợi khoảng 5 phút để trà ngấm, có thể cho thêm 10ml mật ong vào để gia tăng hương vị.

Trị mề đay với lá bạc hà

Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm bớt những cơn ngứa do mề đay. Không những thế, trong lá bạc hà còn có chứa một lượng lớn tinh dầu, giúp gây tê, chống viêm rất tốt cho da.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá bạc hà sau đó rửa sạch với nước muối.
  • Vò nát lá bạc hà sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay.
  • Hoặc bạn có thể lọc lấy nước bạc hà, sau đó dùng khăn lau trên bề mặt da bị mề đay.

Nha đam làm lành vết thương

Cây nha đam là một loại thực vật tính mát, có công dụng chống viêm nhiễm nên trị mề đay vô cùng hiệu quả. Khoa học hiện đại đã chứng minh, thành phần của nha đam chứa nhiều các  hoạt chất như glycoprotein, acid cinnamic, vitamin,… giúp giảm ngứa, kháng viêm và se khít lỗ chân lông, khi đưa vào cơ thể sẽ còn kích thích đào thải độc tố.

Nha đam với nhiều khoáng chất có lợi giúp giảm ngứa, kháng viêm, điều trị mề đay hiệu quả
Nha đam với nhiều khoáng chất có lợi giúp giảm ngứa, kháng viêm, điều trị mề đay hiệu quả

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, sau đó lột vỏ và tách thịt.
  • Bôi trực tiếp phần thịt nha đam lên vùng da bị tổn thương.
  • Massage nhẹ nhàng để phần dưỡng chất được thẩm thấu vào sâu bên trong da, cuối cùng rửa sạch lại với nước.

Sử dụng tinh bột nghệ

Củ nghệ từ lâu đã được biết đến là có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau, rất phù hợp để chống lại dị ứng ngoài da, điển hình là mề đay.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5g bột nghệ cùng một chút mật ong nguyên chất.
  • Trộn 2 thành phần này lại đến khi thành hỗn hợp dạng sền sệt.
  • Làm sạch vùng da bị nổi mề đay với nước muối loãng, sau đó bôi hỗn hợp vừa chuẩn bị xong lên trên da. Đợi đến khi khô hỗn hợp khô lại thì rửa lại với nước.

Tắm nước chè xanh

Lá chè xanh là một vị thuốc nam quen thuộc, người dân nước ta hay dùng loại lá này để nấu nước uống hằng ngày nhằm công dụng thanh nhiệt, giải độc và kích thích tiêu hóa. Y học hiện đại đã chứng minh, lá chè có nhiều thành phần tốt cho người bị mề đay mẩn ngứa, điển hình là catechin, quercetin,… đem lại tác dụng giảm viêm, ngứa ngáy và phục hồi mô da, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại.

Y học hiện đại đã chứng minh trà xanh có nhiều hoạt chất giúp làm lành tổn thương ngoài da do mề đay
Y học hiện đại đã chứng minh trà xanh có nhiều hoạt chất giúp làm lành tổn thương ngoài da do mề đay

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 2-3 nắm lá chè xanh, rửa sạch với nước.
  • Đun sôi khoảng 3 lít nước sau đó cho lá chè xanh vào.
  • Tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp, đậy kín nắp trong 10 phút.
  • Sau đó cho thêm 2-3 thìa cà phê muối, lọc lấy nước và tắm hàng ngày.

Cây chó đẻ chữa mề đay

Cây chó đẻ rất dễ tìm thấy bởi chúng thường mọc hoang ở trong các khu vườn hoặc các bờ ruộng. Theo Đông y, cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt, khi làm thành vị thuốc lại có tính mát, đem lại khả năng thanh can nhiệt, lương huyết, giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Chính vì vậy, rất nhiều người sử dụng loại thực vật này để chữa mề đay ngay tại nhà.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá chó đẻ sau đó rửa sạch với nước.
  • Nghiền nát lá sau đó dùng bã thu được đắp lên trên vùng da bị mề đay.
  • Hoặc bạn có thể dùng lá chó đẻ để sắc thành nước uống, mỗi ngày khoảng từ 10-15g lá.

Đắp lá trầu không

Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, lá trầu không chứa một lượng tinh dầu lớn cùng hoạt chất polyphenol và một số dưỡng chất có lợi khác. Những thành phần này mang tính kháng sinh cực mạnh, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, đồng thời kháng viêm hiệu quả, làm lành vết thương và thúc đẩy khả năng phục hồi làn da.

Sử dụng lá trầu không là một mẹo chữa mề đay nhiều người áp dụng
Sử dụng lá trầu không là một mẹo chữa mề đay nhiều người áp dụng

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 10g lá trầu không cùng một chút muối hạt.
  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm với nước muối pha loãng để sát khuẩn.
  • Sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào nghiền nát cùng một chút muối hạt.
  • Đắp hỗn hợp thu được trên vùng da bị mề đay cho đến khi khô hẳn rồi rửa lại với nước ấm.

Sử dụng lá tía tô

Chữa mề đay bằng mẹo với tía tô là phương pháp được nhiều người dân áp dụng nhất hiện nay. Theo Đông y, tía tô là một loại thực vật có tính ôn, vị cay, công dụng giải độc, chữa cảm sốt và các bệnh ngoài da rất tốt. Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, lá tía tô là thực vật có hoạt chất limonene, hydrocumin giúp kháng khuẩn và sát trùng bề mặt da, làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô đem đi vệ sinh sạch.
  • Đun sôi lá tía tô cùng khoảng 1 lít nước, để nguội rồi ngâm rửa vùng da bị đay.
  • Hoặc có thể sắc nước lá tía tô để uống trực tiếp. Áp dụng mỗi ngày đến khi khỏi mề đay hoàn toàn.

Giảm ngứa và đau với mật ong

Mật ong là một loại thực phẩm tự nhiên rất phổ biến tại Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người như chống oxy hoá tế bào, tăng khả năng bảo vệ và phục hồi các tổn thương, chống viêm và điều hoà hệ miễn dịch,… Các cuộc nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, mật ong rất có hiệu quả trong việc điều trị mề đay, ngăn chặn không cho các vi khuẩn lan rộng.

Mật ong giúp chống oxy hoá tế bào, tăng bảo vệ và phục hồi các tổn thương do mề đay gây ra
Mật ong giúp chống oxy hoá tế bào, tăng bảo vệ và phục hồi các tổn thương do mề đay gây ra

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch vùng da bị mề đay với nước muối.
  • Lấy mật ong nguyên chất bôi một lớp mỏng lên trên vùng da bị tổn thương.
  • Sau 15 phút thì rửa sạch lại vùng da đó với nước ấm, kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần để đạt kết quả tốt nhất.

Mẹo chữa mề đay từ lá hẹ

Theo Y học cổ truyền, lá hẹ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng lá hẹ để chữa mề đay cũng rất hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá hẹ sau đó đem đi rửa sạch.
  • Xay nhuyễn lá hẹ cùng một chút muối.
  • Chuẩn bị bông gạc để gói bã lá hẹ vừa xay, sau đó đắp lên vùng da bị mề đay.

Bên cạnh cách làm trên, bạn cũng có thể sử dụng lá hẹ để đun nước tắm hàng ngày.

Dùng nước cây phỉ

Cây phỉ là một loại cây bụi, đang được ứng dụng rất nhiều trong các công thức chăm sóc da. Nhờ chứa hoạt chất tanin tự nhiên sẽ đem lại công dụng tuyệt vời trong việc kháng khuẩn, ngừa nóng rát, mẩn đỏ, đồng thời giúp dưỡng da, chống lão hoá,… Bạn có thể sử dụng loại thực vật này để điều trị mề đay cũng rất hiệu quả.

Mẹo dùng vỏ cây phỉ sẽ giúp kháng khuẩn, ngăn nóng rát, mẩn đỏ do mề đay gây nên
Mẹo dùng vỏ cây phỉ sẽ giúp kháng khuẩn, ngăn nóng rát, mẩn đỏ do mề đay gây nên

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 5-10g vỏ cây phỉ.
  • Nghiền nát vỏ cây phỉ, sau đó cho vào nồi cùng một chút nước.
  • Đun sôi và để nguội hỗn hợp, sau đó bôi trên da trong khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước. Thực hiện kiên trì trong một vài ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi chữa mề đay bằng mẹo

Trong quá trình chữa mề đay bằng mẹo dân gian, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cách chữa này sẽ có hiệu quả phụ thuộc vào từng cơ địa người bệnh và từng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng trong trường hợp mắc mề đay cấp tính, còn trong trường hợp nặng hơn, bạn nên tới các cơ sở y khoa để được thăm khám.
  • Cách chữa mề đay bằng mẹo này chỉ nên áp dụng với người trưởng thành. Nếu có ý định sử dụng cho trẻ nhỏ thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện.
  • Trong trường hợp chữa mề đay bằng mẹo sau một thời gian không có triệu chứng thuyên giảm, hãy nhờ sự can thiệp của các phương pháp điều trị Tây y.
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, giờ giấc chính xác để đảm bảo quá trình chữa trị mề đay đạt hiệu quả cao hơn.
  • Nếu cơ thể có những phản ứng bất thường nào khác trong quá trình sử dụng các biện pháp chữa mề đay, mẩn ngứa thì bạn nên ngừng áp dụng. Thay vào đó hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế da liễu uy tín để thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ có chuyên môn.

Trên đây là 17 cách chữa mề đay bằng mẹo tại nhà chính xác và an toàn, đem lại hiệu quả cho người bệnh. Mong rằng những chia sẻ trên của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.

Array

Câu hỏi thường gặp
Nổi Mề Đay Sau Sinh Có Tự Khỏi Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.  Nổi...

Xem chi tiết
Người Bị Mề Đay Mãn Tính Có Chữa Được Không?

Mề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay HIV Có Ngứa Không? Cách Xử Trí Hiệu Quả 

Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...

Xem chi tiết
Giải Đáp: Khi Bị Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không?

Nổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...

Xem chi tiết
Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì

Mề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Quy trình thăm khám Đông - Tây y hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm

Bí Quyết Chữa DỨT ĐIỂM Mề Đay Khi Mang Thai AN TOÀN Từ Thảo Dược

Lần đầu mang thai, niềm vui chưa được bao lâu, chị Vũ Ngọc Diệp (29 tuổi, Hà Nội) đã phải...
Thành phần dược liệu của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Phác đồ chữa mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam tốt...

Phác đồ điều trị mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam sử dụng hoàn toàn nam...

Giải đáp thắc mắc thường gặp trong khám chữa mề đay, phong ngứa tại Nhất...

Chữa nổi mề đay tại Nhất Nam Y Viện bao lâu thì khỏi, chi phí ra sao, những ai nên...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...

Bác Sĩ Lê Phương Chữa Mẩn Đỏ, Ngứa Da Có Hiệu Quả Không?

Bác sĩ Lê Phương hiện đang nắm giữ cương vị Phó Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top