Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc: 3 Biện Pháp Chữa Bệnh Tận Gốc
Điều trị viêm da tiếp xúc là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tránh biến chứng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng mỗi người có thể lựa chọn mẹo dân gian, thuốc Tây hoặc thuốc Đông y. Dù áp dụng phương pháp nào người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn để quá trình chữa trị đạt hiệu quả cao.
Các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất
Nếu tình trạng tổn thương ở mức độ nhẹ chưa viêm nhiễm, ngứa rát nhiều thì bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà. Trường hợp tổn thương da nghiêm trọng, gây nhiễm khuẩn, nguy cơ bội nhiễm cao cần nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Dưới đây là các cách chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất.
Dùng mẹo dân gian trị viêm da tiếp xúc
Các bài thuốc dân gian được ông bà ta đúc kết, lưu truyền lại từ ngàn đời xưa. Đến nay vẫn giữ nguyên giá trị trong việc điều trị viêm da tiếp xúc. Phương pháp này có ưu điểm là nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện rất đơn giản. Nhưng hiệu quả mà cách này mang lại thì rất tích cực. Với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các mẹo sau đây:
Nha đam đậu xanh
Nha đam là nguyên liệu không thể thiếu trong việc làm đẹp với công dụng làm dịu mát, cung cấp độ ẩm cho làn da. Đậu xanh là nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong căn bếp cũng có thể làm dịu mát làn da.
Do đó, sự kết hợp nha đam đậu xanh giúp cải thiện tình trạng ngứa, nóng rát, ửng đỏ da hiệu quả. Đây là bài thuốc dân gian điều trị viêm da tiếp xúc vô cùng hữu hiệu mà lại đơn giản.
Chuẩn bị: Một nhánh nha đam tươi, một nắm đậu xanh.
Cách thực hiện:
- Nha đam gọt phần vỏ, chỉ giữ lại phần gel trong suốt.
- Đậu xanh rửa sạch, để ráo nước rồi dùng cối giã nát hoặc dùng máy xay nhuyễn.
- Gel nha đam và bột đậu xanh trộn đều với nhau theo tỷ lệ 1:1.
- Đắp hỗn hợp vừa có được lên vùng da bị kích ứng.
- Sau khoảng thời gian 20 phút thì dùng nước sạch rửa lại.
- Có thể áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày để giảm ngứa, rát, đỏ da.
Lá khế
Lá khế – cái tên quen thuộc trong các bài thuốc dân gian. Từ lâu, lá khế đã trở thành một loại thảo dược với tác dụng chữa nhiều bệnh ngoài da. Nguyên liệu này vừa dễ tìm mà cách thực hiện bài thuốc cũng rất đơn giản. Vì thế, cách chữa viêm da tiếp xúc dị ứng bằng lá khế được nhiều người ưa chuộng.
Chuẩn bị: Lá khế.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Sử dụng khoảng 2 nắm lá khế, rửa thật sạch.
- Cho lá khế đã rửa vào nồi rồi đun sôi kỹ.
- Hoà nước lá khế để ngâm mình trong khoảng 20 phút, lấy lá khế chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm.
- Mỗi ngày tắm nước lá khế một lần, sau vài lần sử dụng sẽ thấy bớt ngứa, tình trạng bệnh giảm đi rõ rệt.
Cách 2:
- Lá khế đem đi sao, chú ý đảo đều, không để bị cháy khét.
- Sao đến khi lá khế co lại, chuyển thành màu xanh sẫm ngả nâu là được.
- Mỗi lần sử dụng, lấy một ít lá khế vò hơi nát rồi chà xát nhẹ lên da. Người bệnh sẽ thấy bớt ngứa ngay lập tức.
Lá trà xanh
Lá trà xanh cũng là một nguyên liệu nổi tiếng trong y học cổ truyền. Y học hiện đại cũng công nhận trà xanh có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm. Loại lá “rẻ tiền” này rất lành tính có thể làm dịu cảm giác đau rát.
Đồng thời còn “đánh bay” các vết mẩn đỏ do các chất gây dị ứng tạo ra. Do vậy, không chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm da tiếp xúc, công thức từ lá trà xanh còn được xem là cách chữa viêm da cơ địa dân gian hiệu nghiệm.
Chuẩn bị: Lá trà xanh tươi.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh đem rửa thật sạch; sau đó cho vào nồi, đổ nước đến nửa nồi.
- Đun trên bếp lửa to đến khi sôi thì bỏ vào 3 muỗng cà phê muối tinh.
- Sau đó vặn nhỏ lửa, khuấy đều hỗn hợp, đun thêm 30 phút cho đến khi còn lại một bát nước có màu xanh đậm là được.
- Pha nước trà xanh với nước lạnh, dùng bông gòn thấm nước rồi thoa lên vùng da bị viêm.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần thao tác trên, sau vài lần sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc của Tây y
Cách điều trị viêm da tiếp xúc bằng Tây y luôn là lựa chọn của nhiều người. Bởi ưu điểm là giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, phát ban trên da. Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc thường được chỉ định:
Thuốc bôi ngoài da
Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh. Dược vào mức độ tổn thương da, độ tuổi, tình trạng đáp ứng thuốc. Một số loại thuốc bôi thường được dùng điều trị viêm da tiếp xúc như:
- Hồ nước: Được dùng trong trường hợp bệnh viêm da tiếp xúc mới khởi phát. Tác dụng của thuốc là sát khuẩn nhẹ cho da và làm dịu bớt tổn thương. Người bệnh dùng bông gòn thấm thuốc rồi bôi lên vùng da bị viêm từ 1 – 2 lần/ngày.
- Thuốc tím: Dùng cho trường hợp bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, vùng da tổn thương tiết nhiều dịch. Thuốc được thoa trực tiếp lên vùng da viêm nhiễm, sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày.
- Nhóm thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm này được chỉ định khi bị viêm da tiếp xúc ở mức độ nặng. Biểu hiện da nổi nhiều mụn nước, sưng tấy, tiết nhiều dịch ẩm ướt. Một số loại thuốc trong nhóm này như Dipolac G, Fucidin H, Diprosone,…
- Thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ: Dùng cho trường hợp nếu vùng da tổn thương có khả năng nhiễm trùng cao. Gồm các loại thuốc như Gentamicin 0.3%,Fusidicort, Derimucin,… tác dụng chống viêm nhiễm.
- Sản phẩm mềm da, phục hồi da: Gồm các loại như Lacticare-HC lotion, Physiogel cream,… Sử dụng những phẩm này để cấp ẩm cho vùng da bị tổn thương. Đồng thời còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng tốc độ hồi phục da, hạn chế thâm sẹo.
Thuốc uống
Người bệnh cần sử dụng thuốc uống đặc trị khi tổn thương trên da nghiêm trọng, tình trạng ngứa rát dữ dội. Và có xu hướng lan ra vùng da khác. Dưới đây là một số loại thuốc uống điều trị viêm tiếp xúc:
- Nhóm thuốc kháng histamine: Gồm các loại thuốc như Hydroxyzine, Cyclizine, Meclizine,… Tác dụng: Ngăn ngừa, ức chế hệ miễn dịch sản xuất ra histamin. Từ đó giúp người bệnh làm dịu bớt tình trạng ngứa ngáy.
- Thuốc chống viêm chứa steroid hoặc non-steroid: Một số loại thuốc thường được chỉ định như Metasone, Medrol, Prednisone,… Tác dụng nhóm này là hỗ trợ kiểm soát triệu chứng do viêm da tiếp xúc gây ra. Nhóm thuốc này thường được dùng khi cơ thể không đáp ứng với các loại thuốc kể trên.
- Thuốc kháng sinh: Được dùng cho trường hợp có tổn thương da dạng hở, gây viêm loét, mưng mủ, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Viên uống bổ sung: Bệnh nhân nên uống các loại viên uống bổ sung vitamin E, C, A và kẽm. Chúng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tổn thương da. Ngoài ra, các loại viên uống này còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, tái tạo da.
Một số lưu ý trong điều trị viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh. Nếu muốn nhanh khỏi bệnh và không để bệnh tái phát nhiều lần? Người bệnh cần thực hiện những lưu ý trong điều trị viêm da tiếp xúc dưới đây:
- Hạn chế gãi ngứa: Gãi ngứa lên vùng da tổn thương là việc làm hoàn toàn sai lầm. Khi thực hiện gãi, có thể những vi khuẩn, vi trùng ở móng tay lây lan vào trong vùng da bệnh. Hành động gãi còn khiến vùng da tổn thương nặng hơn. Thậm chí có nguy cơ lở loét, nhiễm trùng, chảy máu, bệnh trở nên khó chữa hơn.
- Không mặc đồ quá chật: Mặc đồ quá bó sát sẽ khiến cho những mạch máu không thể lưu thông tốt. Những cơn ngứa bị cọ xát sẽ trở nên ác liệt và dai dẳng hơn. Do đó, nên mặc đồ thoải mái, rộng rãi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng: Tránh xa những tác nhân gây bệnh đã biết. Chúng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn rất nhiều.
- Dùng bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất: Khi tiếp xúc với chất tẩy rửa nên dùng đồ bảo hộ như bao tay, áo mưa, đồ bảo hộ,… Vùng da đã bị viêm sẽ trở nên rất nhạy cảm. Do đó, cần dùng các dụng cụ bảo hộ cho bệnh nhân viêm da khi tiếp xúc với các sản phẩm như xà phòng, sữa tắm, dầu gội,…
- Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên: Hãy bôi các loại kem dưỡng ẩm thường xuyên. Chúng có tác dụng làm mềm da, làm mềm các lớp sừng và giúp là da khoẻ mạnh, tái tạo nhanh. Ưu tiên sử dụng các loại kem, dầu dưỡng thành phần tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu.
- Ăn uống hợp lý: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tăng cường thực phẩm rau xanh và hoa quả trong thực đơn hàng ngày. Các vitamin cần bổ sung nhiều như vitamin A, D, E,… Nên kiêng dùng các thực cay, nóng, tanh, nhiều chất béo. Tránh xa những loại có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Nhằm tăng cường sức khoẻ cho bệnh nhân. Việc rèn luyện thân thân cũng giúp máu được lưu thông tốt hơn đến những vùng da bị bệnh.
Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp người bệnh có thông tin về các biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả. Việc chữa bệnh không quá khó khăn nếu biết cách và tuân thủ đúng phác đồ. Mặt khác, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng các phương pháp khác nhau phù hợp với tình trạng bệnh lý và thể trạng.
ArrayViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!