ViêmDa Mủ Ở Trẻ Sơ Sinh

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng da bị viêm, nổi mụn mủ. Tuy nhiên bố mẹ cần nắm được các thông tin về nguyên nhân triệu chứng, cách xử lý và chữa trị. Như vậy đảm bảo an toàn cho bé và có thể điều trị dứt điểm mụn mủ từ khi mới khởi phát.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mưng mủ ở nhiều vị trí trên cơ thể đặc biệt là nơi tích tụ nhiều mồ hôi như nách, đầu, các nếp gấp… Trẻ em ở độ tuổi từ 2 – 12 tháng tuổi dễ gặp phải các vấn đề về da liễu trong đó có viêm da mủ.

Theo Cục Y tế Dự phòng thì bệnh viêm da mủ là một bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C trong luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Đây là một bệnh lý tương đối nguy hiểm, có khả năng bội nhiễm cao nên bố mẹ không được chủ quan.

Bệnh viêm da mủ thường xuất hiện khi trẻ 2 - 12 tháng tuổi
Bệnh viêm da mủ thường xuất hiện khi trẻ 2 – 12 tháng tuổi

Bệnh viêm da mủ ở trẻ em thường bùng phát mạnh vào mùa hè. Khi trời nóng, da bé đổ nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn bám lại trên da. Viêm da mủ hình thành chủ yếu do 2 loại vi khuẩn tụ cầu (staphylococcus) và liên cầu (streptococcus). Khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn tăng độc tính gây nên nhiễm trùng trên da.

Bệnh viêm da có mủ ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện và điều trị đúng cách để không bị lây nhiễm trên diện rộng và biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da có mủ ở trẻ sơ sinh hình thành do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do môi trường bất lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó một số lý do khách quan và chủ quan khác khiến bệnh viêm da mủ bùng phát như:

  • Vệ sinh không đúng cách, bố mẹ không tắm rửa cho bé hàng ngày. Làn da của trẻ sơ sinh đang hoàn thiện rất nhạy cảm với vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Cho bé mặc quần áo quá cứng, chật, nhiều lông khiến các vùng da tiếp xúc bị dị ứng, có vết thương hở.
  • Dùng bỉm quá nhiều, không thay bỉm ngay khi trẻ đi vệ sinh xong, vi khuẩn từ phân và nước tiểu xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi cũng là một nhân tố tác động, ảnh hưởng đến làn da của trẻ sơ sinh.
  • Sức đề kháng của trẻ còn non nớt, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng, sức khỏe yếu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Phân loại và triệu chứng bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm da có mủ ở trẻ sơ sinh được phân loại dựa trên chủng vi khuẩn gây bệnh là tụ cầu và liên cầu sinh ra viêm da tụ cầu khuẩn. Mỗi đầu bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, bố mẹ nên nắm được để xác định chính xác xem bé bị viêm nhiễm do đâu.

Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn

Trường hợp viêm da mủ ở tụ cầu khuẩn sẽ tập trung chủ yếu ở vùng nang lông và được chia thành nhiều cấp độ. Cụ thể:

  • Viêm nang lông dạng nông: Đây là cấp độ viêm da nhẹ nhất, trên bề mặt da xuất hiện các nốt sưng đỏ ở lỗ chân lông. Dần dần hình thành các nốt mụn nhỏ nổi lên, khi khô tạo thành vảy, bong tróc, ngứa ngáy.
  • Viêm nang lông dạng sâu: Bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, các nốt mụn sưng tấy, có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám nhỏ trên bề mặt. Mụn có hình thành đầu mủ trắng, gây ngứa và có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Nhọt: Còn được gọi là mụn đinh râu, cấp độ tổn thương sâu của bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầu khuẩn. Khi bị nhọt, da trẻ xuất hiện các cục mụn sưng cứng, sau vài ngày sẽ mưng mủ với ngòi vàng lớn, có chân. Vị trí trung tâm nhọt bị hoạt tử, sau khi loại bỏ nhân dễ để lại sẹo rỗ.
  • Viêm quầng: Hiện tượng trên bề mặt da trẻ xuất hiện hồng ban phù nề, giới hạn rõ. Nếu không được kiểm soát tốt, vùng da tổn thương lan rộng nhanh chóng kèm theo nổi hạch, sưng đau. Một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng, trẻ bị sốt, đau nhức toàn thân, chán ăn, quấy khóc.
  • Viêm mô tế bào: Tình trạng da bị nhiễm trùng sâu, bề mặt có hồng ban nhưng không có ranh giới rõ ràng như viêm quầng. Kèm theo đó là một số triệu chứng như sốt, lạnh run, viêm hạch…
Nhọt lớn do tụ cầu khuẩn gây ra sẽ có chân to, ổ viêm lớn
Nhọt lớn do tụ cầu khuẩn gây ra sẽ có chân to, ổ viêm lớn

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do liên cầu khuẩn

Các bệnh lý được chẩn đoán do liên cầu khuẩn gồm có:

  • Chốc lây: Bệnh có tên tiếng Anh là Impetigo Contagiosa hay còn được gọi với cái tên chốc không bóng nước. Bệnh hình thành do các mụn nước bị viêm nhiễm tạo mủ, sau khi mụn vỡ sẽ đóng vảy màu nâu vàng trên da. Chốc lây chủ yếu xuất hiện ở các vị trí như tay, chân và mặt.
  • Chốc bóng nước (Bullous Impetigo): Tình trạng da nổi mụn nước nhỏ, phát triển thành các bóng nước lớn, thường xuất hiện trên nền hồng ban. Bóng nước vỡ sau 2 – 3 ngày gây đau rát, tạo vảy mỏng màu vàng nâu, rìa có viền vảy tróc.
  • Chốc loét: Là hiện tượng trên bề mặt da trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều mụn mủ, mụn nước sau đó tổn thương sâu thành các vết loét lớn. Bệnh thường xuất hiện ở lưng, chân, có thể lành sau vài tuần nhưng gây rối loạn sắc tố ra và để lại sẹo.
  • Hăm kẽ: Là tình trạng viêm da ở các vị trí có nếp gấp như cổ, bẹn, kẽ mông… Biểu hiện bệnh là các đám đỏ, trượt, tiết dịch, viền da mỏng và gây đau rát khiến bé bị đau và hay quấy khóc.

Bệnh viêm da mủ có nguy hiểm với trẻ sơ sinh không?

Nhiều bố mẹ lo lắng không biết bệnh viêm da mủ có nguy hiểm không? Trả lời câu hỏi này các bác sĩ chuyên khoa da liễu, khoa nhi cho biết:

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ có xu hướng phát triển nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh ở người lớn. Do cấu trúc tế bào biểu bì của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh trở thành mãn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bé. Bệnh viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng như:

  • Sẹo: Khi các vị trí tổn thương sâu, đặc biệt là trẻ bị nhọt, chốc loét dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, mất thẩm mỹ.
  • Viêm da bội nhiễm: Viêm nhiễm bùng phát trên diện rộng, khó kiểm soát và điều trị, làm tăng nguy cơ hoại tử da.
  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu, gây nhiễm trùng, tuần hoàn đi khắp cơ thể. Biến chứng này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
  • Viêm não: Hệ quả gián tiếp do nhiễm trùng huyết gây ra. Vi khuẩn chạy lên não theo đường tuần hoàn máu tấn công các tế bào thần kinh. Không phát hiện kịp thời có thể gây xuất huyết, đột quỵ, viêm màng não…
  • Khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn: Tình trạng bệnh viêm da mụn mủ kéo dài khiến trẻ đau nhức, mệt mỏi, chức năng đề kháng và miễn dịch suy giảm. Trẻ bị viêm da mủ cũng thường xuyên cáu gắt, kém ăn và suy dinh dưỡng.
Viêm da mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Viêm da mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Như vậy, viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh có quá nhiều biến chứng nguy hiểm, bố mẹ không thể chủ quan. Khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm nhiễm cần cho bé đi khám ngay để sớm có phương án điều trị thích hợp.

Chẩn đoán bệnh viêm da mụn mủ

Bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thông qua dấu hiệu nhận biết lâm sàng từng thể bệnh. Bệnh lý viêm da mủ có thể liên quan tới một số bệnh lý như thủy đậu, chân tay miệng, viêm nang lông, nhiễm Herpes simplex virus.

Chẩn đoán thông qua xét nghiệm:

  • Lấy mẫu bệnh từ dịch, mủ  ở bọng nước, bọng mủ hoặc vảy mụn.
  • Thực hiện xét nghiệm bằng tiêu bản nhuộm gram, soi kính hiển vi xác định loại vi khuẩn, hoặc thực hiện xét nghiệm phân lập vi khuẩn

Cách chữa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh tốt nhất

Bệnh viêm da mủ cần điều trị đúng cách nếu không bệnh sẽ chuyển biến nặng gây nguy hiểm. Tuy nhiên bố mẹ cần hết sức lưu ý, không nên tự ý dùng thuốc, làn da trẻ nhạy cảm có thể bị kích ứng nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là đưa trẻ đi khám và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Một số loại lá thuốc như lá đơn đỏ được dùng đun nước tắm cho trẻ bị viêm da mủ
Một số loại lá thuốc như lá đơn đỏ được dùng đun nước tắm cho trẻ bị viêm da mủ

Một số cách điều trị tham khảo được chỉ định dành cho trẻ sơ sinh như sau:

Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian

Trong một số loại thảo mộc tự nhiên có chứa thành phần tiêu viêm, kháng khuẩn có thể dùng làm nước tắm hàng ngày cho bé. Các mẹo tắm dân gian chỉ được sử dụng cho các trường hợp bị tổn thương nhẹ.

Nước tắm lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa hàm lượng lớn chất kháng viêm có thể làm tiêu biến mụn, hạn chế lên mủ. Khi mới chớm thấy trẻ xuất hiện các nốt mụn đỏ nhỏ, mẹ nên dùng trầu không đun nước tắm cho bé.

  • Chuẩn bị: Hái 1 nắm lá trầu không tươi, nên chọn loại già hoặc bánh tẻ, có nhiều tinh dầu hơn, rửa sạch.
  • Thực hiện: Vò nát lá trầu rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2l nước trong khoảng 10p. Đổ nước ra chậu, pha ấm rồi tắm cho bé, khi tắm lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương sâu hơn.

Công thức nước tắm lá trà xanh

Trong trà xanh có chứa một số hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, tinh chất trà xanh còn giúp se dịu vết thương và giảm thâm hiệu quả. Bố mẹ có thể dùng nước trà xanh tắm cho bé hàng ngày để sớm cải thiện các triệu chứng bệnh.

  • Chuẩn bị: Lá trà xanh tươi, lưu ý mua loại tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu.
  • Thực hiện: Lá trà xanh rửa sạch, trần qua nước ấm loại bỏ tạp chất rồi cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước trong 10 phút. Gạn lấy nước, pha ấm tắm gội cho bé hàng ngày.

Công thức nước tắm cho trẻ bị viêm da mủ bằng lá đơn đỏ

Nước tắm lá đơn đỏ giúp cải thiện nhiều triệu chứng của viêm da mủ như ngứa ngáy, sưng tấy. Ngoài ra, dưỡng chất có trong lá đơn đỏ còn làm tăng khả năng phục hồi, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Cách thực hiện cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: Hái 1 nắm lá đơn đỏ, rửa sạch.
  • Thực hiện: Cho là đơn đỏ vào nồi đun cùng với 2 lít nước trong 10 – 15 phút. Sau đó chắt nước ra chậu, pha ấm tắm ngay cho bé, nên thực hiện 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Nhắc lại lần nữa là phương pháp điều trị tại nhà này chỉ nên dùng cho các bé viêm da nhẹ, diện tích lây nhiễm nhỏ. Ngoài ra khi chuẩn bị nguyên liệu bố mẹ cũng cần rửa thật sạch, tránh gây kích da từ các dị nguyên khác.

Cách chữa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng Tây y

Cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng thuốc Tây cho trẻ sơ sinh, làn da của bé còn non yếu dễ bị ăn mòn. Bố mẹ chỉ nên sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ để hạn chế những rủi ro không đáng có. Một số loại thuốc nồng độ nhẹ được dùng để điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh như:

  • Dung dịch bôi ngoài da yarish, million hay thuốc tím để sát khuẩn vết thương.
  • Sữa tắm kháng khuẩn với nồng độ pH chuẩn như Cetaphil, Saforelle, A Derina.
  • Kháng sinh, thuốc chống viêm như Eosine, Milian, Bactroban, Fucidin, trường hợp viêm nặng có thể dùng kháng sinh toàn thân.
  • Vitamin giúp trẻ bổ trợ và tăng cường chức năng miễn dịch.
Cetaphil sữa tắm dịu nhẹ, loại bỏ vi khuẩn rất tốt cho trẻ bị viêm da
Cetaphil sữa tắm dịu nhẹ, loại bỏ vi khuẩn rất tốt cho trẻ bị viêm da

Tuy phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Cần hạn chế sử dụng các loại thuốc uống, đặc biệt là kháng sinh. Bố mẹ nên cho bé dùng thuốc theo đúng liệu trình, không ngắt thuốc giữa chừng khiến thuốc bị nhờn, kém hiệu quả.

Bố mẹ nên làm gì khi chăm sóc con bị viêm da mủ?

Khi trẻ bị viêm da mủ, ngoài việc tiếp nhận theo phương án điều trị của bác sĩ, trong sinh hoạt hàng ngày bố mẹ cũng cần lưu ý:

  • Tắm đúng cách cho bé, nên sử dụng khăn tắm mềm, sữa tắm không kích ứng, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm da bé tổn thương.
  • Cho trẻ mặc đồ cotton mềm, thông thoáng, rộng rãi, hạn chế đóng bỉm nếu con bị nổi mụn ở vùng mông, bẹn…
  • Không được gãi hay cạy vảy mụn dễ để lại sẹo trên da.
  • Mẹ cần tránh các loại thức ăn gây dị ứng như hải sản, sữa bò, trứng…
  • Bôi thuốc theo đúng liều lượng và thời gian quy định, không tùy ý thay đổi loại thuốc, dừng thuốc giữa chừng.
  • Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, trẻ quấy khóc nhiều hơn, mẹ nên cho bé đi tái khám.
Nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh thì mẹ không nên ăn trứng
Nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh thì mẹ không nên ăn trứng

Giải pháp ngăn ngừa bệnh viêm da mụn ở trẻ sơ sinh

Viêm da nổi mụn khiến trẻ khó chịu, chậm lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Có đến 80% trẻ bị viêm nhiễm do bố mẹ chăm sóc không đúng cách, môi trường sống ô nhiễm. Muốn con khỏe mạnh, bố mẹ cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Hạn chế tối đa việc dùng bỉm, khi dùng nên thường xuyên thay bỉm, đặc biệt sau khi nhận biết được trẻ mới vệ sinh.
  • Nên chọn loại bỉm có bề mặt mềm, thoáng, mịn. Nếu lần đầu sinh em bé, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, những người có kinh nghiệm để chọn được loại bỉm phù hợp.
  • Sử dụng sữa tắm, kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, có thành phần chiết xuất tự nhiên để tránh không cho trẻ mắc viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng và viêm da mụn mủ.
  • Nên cho trẻ mặc đồ cotton mềm, thoáng khí, rộng rãi.
  • Không nên nuôi động vật có lông trong nhà, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp phòng ốc.
  • Mẹ nên tăng cường ăn rau củ có chứa nhiều vitamin, để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nhanh khỏi. Ngoài ra, bố mẹ cần biết được cách xử lý cơ bản và biện pháp ngăn ngừa bệnh tái phát, tránh để bệnh trở thành mãn tính. Hãy lưu lại những thông tin quý giá trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 12 cách chữa viêm da cơ địa dân gian tại nhà đơn giản – hiệu quả

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Tiếp Xúc Bao Lâu Thì Khỏi

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Có Lây Không

Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Nhờn Có Chữa Được Không

Viêm da tiết bã nhờn là bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Người mắc bệnh này thường có các biểu hiện như da bị khô, đỏ, tróc vảy,... gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài viết sau. Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không? Viêm da tiết bã nhờn hay còn được biết đến với tên gọi khác là viêm da...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cần làm gì để hạn chế tình trạng thâm, sẹo trên da sau điều trị? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc lý giải những băn khoăn thắc mắc này. Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh da liễu phổ biến mà rất nhiều người mắc phải ở bất cứ...

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt bệnh rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng và khó điều trị triệt để. Vậy bị bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Phòng bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chính xác cho những thắc mắc trên. Viêm da tiếp xúc có lây không? Viêm da tiếp xúc là một căn bệnh da liễu thường gặp với những triệu chứng điển hình như: Ngứa ngáy, đau...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Gợi ý 12 loại sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã tốt nhất

Top 12 Loại Sữa Rửa Mặt Cho Viêm Da Tiết Bã Tốt Nhất 2023

Sữa rửa mặt cho viêm da tiết bã là nhóm các sản phẩm hữu ích, giúp cải thiện hiệu quả...

Loại bỏ 100% viêm da cơ địa AN TOÀN – BỀN LÂU nhờ bài thảo...

Viêm da cơ địa là bệnh lý rất nhiều người mắc phải với các triệu chứng khó chịu như da...
nhất nam an bì thang thumb

Sự thật về hiệu quả ĐẨY LÙI viêm da bền vững của bài thuốc Nhất...

Y học có nhiều phương pháp giúp loại bỏ bệnh viêm da nhưng không phải phương pháp nào cũng mang...
NSƯT Thanh Hiền

NSƯT Thanh Hiền Chữa Bệnh Viêm Da Thành Công Sau 3 Tháng

“Tôi vốn là người kín kẽ, ít chia sẻ về chuyện đời sống riêng tư. Tuy nhiên, hôm nay tôi...
Phương pháp điều trị bệnh viêm da tại Quân dân 102 mang đến giải pháp an toàn, hiệu quả, không tái phát

Liệu trình ĐẶC TRỊ viêm da với bài thuốc Hoàn Bì Nam Kết Hợp Y...

Viêm da không phải là bệnh lý nguy hiểm và phương pháp điều trị bệnh này cũng không quá khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top