Viêm Da Ở Trẻ Em
Viêm da trẻ em là bệnh lý da liễu phổ biến, hầu như trẻ nào cũng phải trải qua ít nhất một lần. Bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn có thể để lại di chứng nghiêm trọng. Có nhiều dạng bệnh, việc phân loại đúng sẽ giúp cha mẹ lựa chọn cách điều trị hiệu quả. Đồng thời chủ động hơn trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Thế nào là bệnh viêm da trẻ em?
Viêm da là bệnh lý da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Bởi đây là đối tượng có làn da non nớt, nhạy cảm và hệ miễn dịch còn yếu. Viêm da trẻ em là tình trạng viêm ở da với các triệu chứng như phát ban ngứa, da nổi mẩn đỏ, sưng, bọng nước, có thể rỉ dịch,…
Bệnh viêm da ở trẻ không phải bệnh lý nguy hiểm, nhưng làm trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ. Nếu biết cách điều trị và chăm sóc tốt thì tình trạng này có thể tự khỏi. Tuy nhiên, không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng khá nguy hiểm cho trẻ. Do vậy, việc phân loại đúng các loại viêm da sẽ giúp quá trình điều trị và lành bệnh nhanh hơn.
Phân loại viêm da ở trẻ em
Viêm da là danh từ khá chung chỉ phản ứng của da đối với những tác nhân bên ngoài. Có nhiều hơn một loại viêm da ở trẻ nhỏ chủ yếu liên quan đến cơ địa dị ứng. Cha mẹ cần phân biệt được các loại viêm da cơ bản thường xảy ra ở trẻ em để có phương pháp phòng tránh và điều trị thích hợp.
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là dạng viêm da trẻ em phổ biến và thường gặp nhất. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em là vì làn da của trẻ rất mỏng manh, chỉ bằng ⅕ lớp da người lớn. Bên cạnh đó, cơ chế bảo vệ da của trẻ vẫn chưa hoàn thiện.
Trẻ bị viêm da dị ứng thường có các triệu chứng như da ửng đỏ, phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Để đáp ứng những kích thích này trẻ thường cào gãi, khi càng gãi thì càng ngứa. Việc này có thể gây ra trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.
Viêm da dị ứng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Phổ biến nhất là dị ứng do thức ăn, hoá chất, kim loại, dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết,…
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh thường được biết đến với tên gọi như chàm, chàm sữa, lác sữa hay là bệnh eczema. Dễ dàng nhận biết trẻ bị viêm da cơ địa với những triệu chứng như da đỏ ửng, thô ráp, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, ngứa.
Nếu trẻ không được chăm sóc cẩn thận thì các mụn nước này có thể lan nhanh ra xung quanh, thường xuất hiện đối xứng ở vùng mặt (hai bên má), khuỷu tay và đầu gối. Với những trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc chăm sóc không đúng cách khiến các mụn nước có thể rỉ dịch, vỡ ra hay đóng vảy. Tình trạng này khiến trẻ sẽ rất khó chịu, ngứa ngáy.
Môi trường và di truyền là những yếu tố gây viêm da cơ địa ở trẻ em. Theo các chuyên gia, nếu bố hoặc mẹ có bệnh thì đến 60% con cũng sẽ mắc. Nếu cả bố và mẹ đều có bệnh thì tỷ lệ con mắc phải là 80%. Môi trường sống, vui chơi xung quanh trẻ có nhiều dị nguyên như bụi, lông động vật, bọ ve, mạt,… cũng là tác nhân gây bệnh.
Dựa vào yếu tố di truyền và vị trí xuất hiện viêm da có thể phân biệt được viêm da cơ địa với những bệnh viêm da trẻ em khác. Tỷ lệ trẻ mắc viêm da cơ địa khá cao ở đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường xuyên nóng ẩm.
Viêm da tiếp xúc
Có 2 loại viêm da trẻ em tiếp xúc là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Ở dạng bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng hay xảy ra ở người trưởng thành khi tiếp xúc với các hoá chất độc hại, có tính tẩy rửa mạnh, nồng độ cao. Dạng bệnh này ít khi xảy ra ở trẻ em, trừ trường hợp trẻ nuốt phải pin đồ chơi.
Viêm da trẻ em ở dạng viêm da tiếp xúc dị ứng hình thành khi tiếp xúc với tác nhân lạ. Ngay lập tức hoặc sau đó cơ thể kích hoạt phản ứng dị ứng, giải phóng các hoá chất gây viêm làm cho da bị đỏ, sưng, ngứa và các triệu chứng khác.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ bao gồm: Đồ trang sức, kim loại; nước hoa, các hoá chất trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da; nhựa độc của cây thường xuân, vạn thiên thanh, trúc đào; dép nhựa, dây đeo tay,… Viêm da trẻ em ở trường hợp này thường chỉ xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với tác nhân lạ.
Cha mẹ có thể quan sát rõ rệt biểu hiện của trẻ là da đỏ ửng, khô, ngứa, xuất hiện các nốt phồng rộp, rỉ dịch hoặc khô, viêm sưng, lở loét,… Để điều trị, trước tiên phải cho bé ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Nếu trường hợp nhẹ bệnh có thể tự hết. Trường hợp nặng, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc.
ĐỌC NGAY:
Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã thường khá phổ biến ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, vùng da đầu thường bị ảnh hưởng. Triệu chứng của chúng giống như gàu nhưng mức độ nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn. Vùng da đầu của bé bong tróc thành từng mảng lớn, nhiều và dày đến mức khó kiểm soát. Dân gian hay gọi bệnh này là “cứt trâu”.
Tình trạng này còn có thể xuất hiện ở lông mày, hai bên mũi, sau tai, háng, trung tâm ngực. Viêm da trẻ em tiết bã xảy ra có thể do sự phát triển quá mức của một loại nấm men hoặc một số tế bào trên da.
Viêm da có mủ
Viêm da mủ là bệnh hay gặp ở trẻ em vào mùa hè do vi khuẩn gây ra. Bệnh chia làm 2 loại:
- Viêm da mủ tụ cầu: Gây ra những tổn thương chính ở vùng nang lông gọi là viêm nang lông. Các triệu chứng như sưng tấy, đau, có mụn mủ ngứa và dễ viêm nhiễm. Một dạng viêm nang lông khác là nhọt, bên trong có mủ, sưng đau và có độc tính cao, khi vỡ làm trẻ rất đau. Mụn nhọt có thể kéo dài cả tháng. Gây khó chịu trong sinh hoạt, chăm sóc và có thể biến chứng nguy hiểm nếu đề kháng của trẻ yếu đi.
- Viêm da mủ liên cầu: Biểu hiện dưới các dạng chốc, hăm kẽ. Ở dạng chốc, ban đầu trên da xuất hiện các bọng nước, nhanh chóng chúng biến thành bọng mủ. Mủ đục từ dưới chân bọng nước lên và thường mọc quanh miệng. Hăm kẽ thường xảy ra ở những vùng có nếp gấp ở da như kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ cổ, rốn. Do đây là vị trí trẻ ra nhiều mồ hôi ẩm ướt nên dễ bị hăm. Tại vị trí tổn thương, da xuất hiện các đám đỏ, trượt, tiết dịch, viền da mỏng.
Viêm da trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm da trẻ em có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm hiện nay. Thực tế, tình trạng viêm da ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của trẻ. Các triệu chứng bệnh khiến trẻ phải chịu những cơn ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu. Từ đó khiến trẻ quấy khóc, ngủ không sâu giấc, chán ăn, bỏ ăn. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến trẻ không được phát triển toàn diện cả về chiều cao và sức khỏe, dễ cáu gắt hơn.
Tuy nhiên, viêm da là hiện tượng thường thấy ở trẻ và không phải bệnh lý nguy hiểm. Sẽ không đáng ngại nếu cha mẹ có cách điều trị đúng và kịp thời trong giai đoạn đầu mắc bệnh. Trái lại, bệnh sẽ thật sự nguy hiểm nếu kéo dài dai dẳng, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề và sẹo vĩnh viễn.
Các vết viêm nhiễm xuất hiện ở vùng quanh mặt, cổ hay đầu là những nơi tập trung nhiều mạch máu, dẫn truyền xung thần kinh. Do đó, có thể gây ra tình trạng viêm tắc mạch não, nguy hiểm hơn có thể làm mất tính mạng.
Phương pháp chẩn đoán thế nào?
Do trẻ nhỏ là đối tượng có cơ địa nhạy cảm nên việc điều trị viêm da sẽ có phần khó khăn hơn so với người lớn. Trước khi tiến hành điều trị viêm da trẻ em, cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân và mức độ bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp cho bé.
Một số phương pháp chẩn đoán viêm da ở trẻ nhỏ như sau:
- Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác các thông tin liên quan đến bệnh tình của trẻ, tiểu sử bệnh lý gia đình. Kết hợp với quan sát thực thể, từ đó đưa ra các chẩn đoán sơ bộ.
- Xét nghiệm: Trẻ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm tế bào dưới da để xác định chính xác nguyên nhân bệnh.
Điều trị viêm da ở trẻ em
Việc sớm tiến hành điều trị viêm da trẻ em là cần thiết. Nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm da được sử dụng phổ biến, đem lại nhiều hiệu quả tích cực.
Mẹo dân gian chữa viêm da trẻ em
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm da trẻ em an toàn. Cách này phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng mẹo dân gian vừa đơn giản, vừa tiết kiệm cho bé.
Một số phương pháp mẹo dân gian cha mẹ có thể tham khảo áp dụng cho trẻ như sau:
- Lá khế: Tắm nước lá khế được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị triệu chứng viêm da ở trẻ sơ sinh. Cần chuẩn bị khoảng 30gr lá khế, rửa sạch rồi đun cùng 2 lít nước trong 10 – 15 phút. Hoà nước lá khế để tắm cho trẻ, phần bã dùng chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
- Lá sài đất: Các mẹ cần chuẩn bị 100gr sài đất, tiến hành rửa sạch rồi cùng đun với 2 lít nước. Để nước nguội bớt sờ âm ấm là được, dùng tắm và vệ sinh vùng da bị viêm.
- Lá kinh giới: Loại thảo dược này rất dễ mua ở ngoài chợ hoặc ngay trong vườn nhà. Cần chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt rồi hoà với 2 lít nước ấm, dùng tắm cho trẻ với tần suất 1 – 2 lần/tuần.
Dùng thuốc Tây điều trị viêm da ở trẻ em
Thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp làm nhẹ tình trạng viêm da trẻ em. Vì vậy, đây là phương pháp được khá nhiều phụ huynh lựa chọn. Một số loại thuốc chữa viêm da thường được dùng cho trẻ là:
- Nước muối sinh lý 0,9%.
- Dung dịch thuốc tím Metin 1%.
- Thuốc Corticoid kết hợp với thuốc Acid Salicylic.
- Thuốc kháng sinh Histamin.
- Các loại kháng sinh Tetracyclin, Erythromycin.
- Các loại kem dưỡng ẩm để làm mềm da như Vaseline, Aveeno, Cerave, Cetaphil…
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị có thể phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là việc dùng thuốc không đúng cách. Trẻ có thể phải đối mặt với tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Do vậy, để đảm bảo an toàn cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, chuyên gia.
Cha mẹ cũng cần lưu ý tránh lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Với loại thuốc bôi, cần chú ý sử dụng liều lượng vừa phải. Thoa mỏng và đều lên da để tránh tình trạng bào mòn, làm hỏng cấu trúc da của trẻ.
Nên làm gì khi trẻ bị viêm da?
Cách chăm sóc viêm da trẻ em đúng cách rất được các bậc cha mẹ quan tâm. Bên cạnh đó, với trẻ bị viêm da có thể trạng yếu, cơ thể mệt mỏi nên việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều cần thiết. Dưới đây là những lưu ý về những việc nên và không nên làm cho bé khi bị viêm da:
- Sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm cho vùng da bị tổn thương. Căn dặn bé không được gãi ngứa, khi thấy bé ngứa và gãi nhiều có thể đánh lạc hướng bằng trò chơi, TV,… Giữ tay của trẻ luôn sạch và cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ em ngay khi có dấu hiệu bệnh, thậm chí cả khi đã hết bệnh. Nên bôi đều ở toàn thân chứ không riêng vùng da bị tổn thương. Bôi kem dưỡng sau khi đã làm ẩm da. Nếu bác sĩ chỉ định các loại thuốc bôi thì bôi thuốc trước rồi thoa kem dưỡng phủ lên.
- Không nên sử dụng nước quá nóng tắm cho trẻ sẽ làm da bị khô và ngứa nhiều hơn. Cha mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày và sử dụng sữa tắm dành riêng cho bé.
- Với trẻ bị viêm da quanh miệng cần vệ sinh sạch bằng khăn mềm và ướt, sau đó thoa một lớp kem dưỡng ẩm.
- Lựa chọn cho bé quần áo có chất liệu cotton mềm mại, loại bỏ nhãn mác để tránh cọ xát vào da.
- Không nên sử dụng chăn từ len hoặc nhung để đắp cho trẻ, nên sử dụng một tấm chăn bông hoặc cotton để tránh làm da trẻ quá nóng.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng cho da và các yếu tố làm viêm da nặng thêm.
- Nên bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá cơm,…; rau xanh, hoa quả tươi; nghệ và các thực phẩm chứa men vi sinh có lợi như sữa chua, nước uống sữa chua,…
- Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, các loại đậu; các loại thịt đỏ chứa nhiều đạm như thịt bò, thịt chó, thịt cừu; các món ăn chiên rán, nhiều gia vị; thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh.
- Nên cho trẻ đi khám nếu sau 2 ngày điều trị không cải thiện hoặc có biểu hiện nhiễm trùng.
Biện pháp phòng ngừa viêm da trẻ em
Viêm da mang đến rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, để ngăn chặn điều này cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ thông qua một số cách dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ và không gian sống để loại bỏ các dị nguyên gây bệnh.
- Cho trẻ uống đủ nước bằng nước lọc, nước trái cây nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và duy trì độ ẩm ổn định cho da.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện. Nên bổ sung các loại rau xanh và hoa quả tươi trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng, dị ứng. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm như sữa tắm, dầu gội,… có thành phần dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ.
- Sử dụng thường xuyên các sản phẩm thiết bị dưỡng ẩm giúp bảo vệ da cho trẻ.
- Lựa chọn các trang phục rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đưa trẻ đi khám khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Viêm da trẻ em nên khám, điều trị ở đâu?
Địa chỉ khám và chữa viêm da trẻ em ở đâu uy tín, hiệu quả được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Một số gợi ý bệnh viện dưới đây cha mẹ có thể đưa con tới thăm khám và điều trị:
- Bệnh viện E Hà Nội: Bệnh viện được biết tới là một điểm sáng của ngành y tế cả nước. Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành hết lòng vì người bệnh. Tại đây có Khoa Dị ứng miễn dịch và da liễu, cha mẹ hoàn toàn yên tâm đưa con tới khám viêm da dị ứng ở trẻ em, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc… Địa chỉ bệnh viện tại 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội – Điện thoại 081.846.7686.
- Bệnh viện da liễu Pasteur: Đây là cơ sở y tế dự phòng hàng đầu tại khu vực phía Nam. Bệnh viện có các chuyên khoa và đội ngũ bác sĩ chất lượng, giàu kinh nghiệm. Người bệnh có thể liên hệ theo địa chỉ số 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP. HCM – Điện thoại 0283 823 0352.
- Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng: Trải qua hơn 40 năm thành lập và phát triển, bệnh viện trở thành địa chỉ tin cậy của người dân khu vực miền Trung. Bệnh viện với các Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa với đầy đủ chứng chỉ hành nghề và luôn cập nhật các kiến thức Da liễu mới nhất phục vụ cho công tác khám – chữa bệnh. Địa chỉ bệnh viện tại 91 Dũng sĩ Thanh Khê ,Thanh Khê Tây, Thanh Khê, Đà Nẵng – Điện thoại 0236.3756951.
Viêm da trẻ em là bệnh lý không hiếm gặp, không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. Việc cần thiết là nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp, điều trị phù hợp.
ArrayCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Viêm da tiết bã là một tình trạng da phổ biến, thường gây ra ngứa ngáy, đỏ và bong tróc da, đặc biệt là ở vùng mặt, da đầu. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến tình trạng da, vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Vậy người bị viêm da tiết bã nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm da tiết bã để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng da. Ảnh hưởng...
Xem chi tiếtViêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!