Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Giải đáp từ chuyên gia
Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.
Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không?
Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí đầu gối bị tổn thương. Bệnh lý này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như thoái hóa khớp gối, chấn thương và lao động quá sức.
Người bệnh có thể bị suy giảm chức năng vận động tùy theo tình trạng bệnh. Một trong những thắc mắc của người bệnh là đau khớp có nên tập thể dục không. Bởi bệnh nhân lo ngại việc tập thể dục sẽ gây áp lực cho đầu gối, từ đó khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều này hoàn toàn không hề đúng vì tập thể dục rất tốt cho sức khỏe và giúp tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, từ đó hỗ trợ cải thiện các vấn đề liên quan đến xương khớp. Không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng đau khớp, tập thể dục còn giúp người bệnh:
- Tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu từ các mạch máu đến sụn khớp.
- Hỗ trợ tăng cường sự dẻo dai của các khớp xương.
- Kiểm soát cân nặng và giảm áp lực của cơ thể lên các khớp gối.
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần tập luyện đúng cách và đúng cường độ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Những bài tập cho người bị đau khớp
Các chuyên gia khuyến khích người bị đau khớp nên tham gia một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe hoặc tập gym.
Đi bộ
Đi bộ là một trong những bài tập thể dục giúp chữa viêm đau khớp hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên tập quá sức ngay từ khi bắt đầu. Đồng thời, cần nhớ khởi động kỹ bằng các động tác như căng cơ, xoay tròn, gập duỗi trước khi tập khoảng 5-10 phút.
Người bệnh nên luyện tập đi bộ đều đặn 3-4 lần mỗi lần, bắt đầu với những khoảng cách nhỏ trước, sau đó điều chỉnh cường độ tập luyện theo tình trạng sức khỏe cho phù hợp.
Đi xe đạp
Đạp xe đạp giúp lưu thông máu tốt, giúp nuôi dưỡng một trái tim khỏe mạnh, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý từ tim mạch. Cũng giống đi bộ, người bệnh cần đạp xe từ những khoảng cách nhỏ nhẹ nhàng rồi nâng dần khoảng cách và tránh những đoạn đường quá dốc.
Khi đạp xe, người bệnh không chỉ cải thiện được sự linh hoạt của các khớp mà còn giữ được tinh thần thoải mái, thư giãn. Bài tập này giúp làm tăng khả năng vận động toàn thân, giảm độ cứng của khớp và duy trì sức khỏe tốt cho người bệnh.
Yoga
Yoga có tác dụng duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của cơ thể và kéo giãn các khớp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc luyện tập yoga đều đặn có thể thúc đẩy quá trình phục hồi mô sụn, làm giảm đau khớp ở người bệnh. Bên cạnh đó, bộ môn này còn giúp tăng cường sức mạnh các dây thần kinh ngoại biên và tăng sức mạnh cơ bắp cho bệnh nhân.
Người bệnh có thể tham khảo một số động tác yoga tốt cho xương khớp dưới đây:
Tadasana: Đây là tư thế tập trung vào hoạt động của các khớp như khớp đầu gối, khớp lưng, khớp mắt cá chân. Người bệnh đứng thẳng lưng, hai chân dang rộng bằng vai còn hai tay thì thả lỏng theo chiều cơ thể. Đâu hơi hướng lên chơi, đồng thời căng cơ phần đùi và từ từ nâng ngón chân nhẹ nhàng. Kéo căng cơ thể nhất có thể và hít thở nhịp nhàng. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10-20s và lặp lại các động tác 10 lần.
Janus Hastasana: Đây là tư thế yoga có tác dụng hỗ trợ điều trị các tổn thương do viêm khớp và kích thích tăng lưu thông máu ở phần dưới cơ thể. Người bệnh trong tư thế nằm sấp, hai tay chống lên sàn, sau đó người bệnh từ từ nâng khuỷu tay lên vuông góc với mặt sàn. Đồng thời, ngửa cổ về phía sau, cố gắng kéo căng phần cổ và ngực nhất. Tiếp đó nâng dần phần dưới của cơ thể lên đến khi chỉ còn mu bàn chân chạm sàn và hít thở nhẹ nhàng. Người bệnh thực hiện trong khoảng 45-60s và lặp lại các động tác 10 lần.
Tập gym
Các chuyên gia cho rằng tập gym sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, đồng thời nới lỏng các khớp bị co cứng do viêm gây ra, từ đó hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Thêm vào đó, tập gym còn giúp cải thiện độ săn chắc cho cơ bắp, giảm cân và làm giảm áp lực lên các khớp. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý về cường độ của các bài tập khi tham gia môn thể thao này.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập gym sau để hỗ trợ tăng cường xương khớp và điều trị bệnh:
- Kéo căng toàn bộ cơ thể: Người bệnh có thể đứng hoặc ngồi yên tại chỗ, sau đó vươn tay lên cao hoặc giang tay sang hai bên. Tiếp đó, bạn ngồi duỗi chân, lấy tay với lấy ngón chân cái. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10-20s rồi thả lỏng ra. Người bệnh lưu ý không kéo căng quá mức vì có thể gây chấn thương.
- Xoay cổ tay: Giơ hai tay ra trước mặt rồi từ từ nắm các ngón tay lại thành hình nắm đấm. Sau đó, thực hiện động tác xoay tròn cổ tay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại lần lượt 10 lần.
- Nâng chân khi đứng: Người bệnh đứng dựa lưng vào tường, sau đó nâng chân sang ngang và lên cao, hướng mũi chân về phía trước, đồng thời đứng thẳng người và hạ chân xuống từ từ.
Lưu ý khi tập thể dục cho người bị đau khớp
Khi luyện tập thể dục, người bị đau khớp cần chú ý tập luyện với cường độ phù hợp, không nên cố gắng quá sức. Bởi điều này không những không hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp bệnh nhân có thể gặp chấn thương và đau đớn. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số điều sau khi tập thể dục:
Lựa chọn bài tập phù hợp
Người bị viêm khớp nên lưu ý vận động nhẹ nhàng nhưng thường xuyên. Đồng thời, tránh mang vác hoặc vận động quá sức. Khi tập, người bệnh nên tập đúng động tác, kết hợp với việc thở sâu và nhịp nhàng để giúp giảm các cơn đau nhức.
Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia để lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh. Các chuyên gia khuyên người bị đau khớp nên tập các môn thể thao như đi bộ, yoga, đạp xe… Người bệnh cần tránh các bài luyện tập quá nặng, đòi hỏi khớp gối phải di chuyển nhiều như bóng đá, bóng chuyển…
Khởi động kỹ
Trước khi tập, người bệnh cần khởi động ít nhất 10 phút để cơ thể làm quen với cường độ luyện tập để hạn chế rủi ro phát sinh.
Khởi động kỹ càng sẽ giúp bệnh nhân tránh được các vấn đề như chuột rút hay co cứng khi luyện tập. Đặc biệt, khởi động còn giúp các khớp hoạt động bền hơn, đồng thời giảm thiểu chấn thương.
Cường độ và thời gian luyện tập
Các chuyên gia xương khớp cho rằng người bị đau khớp nên luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần từ 1-5 buổi, kéo dài liên tục từ 4 đến 48 tuần. Bệnh nhân nên tập luyện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt, kết hợp với việc luôn giữ cho tâm trạng mình luôn thoải mái.
Trên đây là tất cả thông tin giúp người bệnh giải đáp vấn đề “Đau khớp có nên tập thể dục?” Luyện tập thể dục đúng cách, đúng cường độ sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh vô cùng hiệu quả. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia để xây dựng chế độ luyện tập phù hợp nhất.
ArrayChữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiếtHoạt động thể dục thể thao với người đau khớp gối là tương đối khó khăn, vì vậy nhiều người tỏ ra e ngại, né tránh việc vận động. Vậy, thực sự đau khớp gối có nên đạp xe đạp không? Để giải đáp thắc mắc này cũng như tìm được hướng đi đúng đắn trong việc điều trị thì người bệnh đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_5439" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chi tiết thắc mắc đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không?[/caption] Người đau khớp gối có nên đạp xe đạp không? Đau...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!