Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không? Nghe Chuyên Gia Tư Vấn
Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này.
Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không?
Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí khác trên cơ thể như hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu. Triệu chứng thường gặp của bệnh thường giống với các bệnh viêm khớp khác nên rất khó để phân biệt. Khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì bệnh đã tiến triển xấu.
Trước khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng của nhiễm trùng tại vị trí nguồn lây trước khoảng 1-3 tuần. Cụ thể:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, protein niệu, tiểu không kiểm soát…
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn…
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, các triệu chứng của viêm khớp phản ứng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số biểu hiện thường gặp ở người bệnh có thể kể đến như:
- Khớp bị cứng và đau, thường ở khu vực khớp đầu gối, mắt cá chân và bàn chân.
- Ngón chân, ngón tay của bệnh nhân bị sưng đỏ.
- Người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa, nóng, đỏ hoặc bị viêm ở mắt.
- Viêm mô mềm ở các điểm bám gân, bao khớp và viêm dây chằng.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện khác như viêm mống mắt, lở miệng, sốt nhẹ, phát ban ở lòng bàn tay bàn chân và đau thắt lưng…
- Đối với trẻ em, viêm khớp phản ứng có thể xuất hiện sau khi trẻ chạy nhảy và vận động. Bé sẽ cảm thấy khó di chuyển, vận động và mệt mỏi.
Trở lại với vấn đề chính, bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Và bao lâu thì sẽ khỏi? Câu trả lời phụ thuộc vào yếu tố thể trạng của người bệnh cũng như yếu tố di truyền.
Trước tiên, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế của bệnh viêm khớp phản ứng. Một số nghiên cứu cho thấy 65-80% bệnh nhân mắc bệnh mang kháng nguyên bạch cầu HLA-B27.
Những bệnh nhân này thường có khả năng tái phát bệnh viêm khớp phản ứng và tỷ lệ thường là 15-50%. Những bệnh nhân không mang gen di truyền này có thể hoàn toàn điều trị khỏi bệnh khi loại bỏ tận gốc nhiễm khuẩn.
Thêm vào đó, nếu người bệnh có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, bệnh sẽ tự thuyên giảm và hết sau 1-2 tuần. Còn đối với những bệnh nhân có sức khỏe kém hoặc có nhiều bệnh lý đi kèm, thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng
Bệnh viêm khớp phản ứng có thể khởi phát do tác nhân nhiễm khuẩn gây ra. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần hạn chế các nguy cơ gây nhiễm khuẩn một cách tốt đa như:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Người bị viêm khớp phản ứng cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cân đối và khoa học. Bởi những vấn đề như viêm khớp nên ăn gì kiêng gì sẽ quyết định tới mức độ hồi phục những tổn thương ở phần xương và sụn khớp của bạn.
Một số loại thực phẩm mọi người nên ăn để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả:
- Cá: Cá biển có chứa hàm lượng lớn omega-3, axit béo có tác dụng chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung omega-3 thông qua các thực phẩm như dầu hạt cải, quả óc chó, dầu hạt chia…
- Bông cải xanh: Hoạt chất sulforaphan có trong bông cải xanh có tác dụng điều trị các tổn thương do vi khuẩn gây ra rất tốt.
- Tỏi: Trong tỏi có chứa allicin, một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng giúp người bệnh chống lại các tác nhân nhiễm trùng hiệu quả.
- Trái cây: Cam, quýt, bưởi… cung cấp rất nhiều khoáng chất và vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh rất tốt.
- Nước trà xanh: Uống nước trà xanh mỗi ngày vì đây là thức uống có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt.
Bệnh nhân cũng cần hạn chế dung nạp các loại thực phẩm chứa nhiều đường, rượu bia, dầu mỡ và chất kích thích… Cụ thể, người bệnh kiêng các thực phẩm và lưu ý một số điều về chế độ ăn uống dưới đây:
- Người bệnh cần đảm bảo nấu chín, bảo quản thức ăn kỹ lưỡng, không ăn các món ăn đường phố hoặc món được chế biến tái.
- Không sử dụng nội tạng động vật và các thực phẩm có chứa nhiều photpho.
- Hạn chế tối đa hải sản, tránh các món ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…
Luyện tập thể dục khoa học
Sau khi thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân cũng cần chủ động xây dựng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và luyện tập hợp lý. Người bị viêm khớp phản ứng nên luyện tập thể dục để cải thiện sự linh hoạt cho xương khớp, tăng cường sức khỏe tổng thể. Đồng thời, tập luyện thể dục còn giúp mang lại cho bạn tinh thần thoải mái, thư giãn.
Chế độ sinh hoạt và một số lưu ý khác
Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng viêm khớp phản ứng, bệnh nhân cũng cần chú ý một số điều như:
- Điều trị sớm tình trạng nhiễm khuẩn: Người bệnh ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường tại khớp cần thông báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Vệ sinh cơ thể: Người bệnh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cho cơ thể, tay chân và răng miệng thật sạch sẽ.
- Tránh làm việc quá sức: Người bị viêm khớp phản ứng không nên khuân vác đồ nặng hoặc làm việc quá sức vì điều này sẽ gây ra những tổn thương vật lý cho xương khớp.
- Quan hệ tình dục lành mạnh: Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp phản ứng.
- Yếu tố di truyền: Các cá nhân và gia đình mang gen HLA-B27 cần hết sức chú ý.
- Tái khám định kỳ: Người bệnh cần thường xuyên đi tái khám để nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân và có phương án xử lý nhanh nhất.
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc “Viêm khớp phản ứng có hết không?” Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh mà còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ, bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm.
ArrayChữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiếtHoạt động thể dục thể thao với người đau khớp gối là tương đối khó khăn, vì vậy nhiều người tỏ ra e ngại, né tránh việc vận động. Vậy, thực sự đau khớp gối có nên đạp xe đạp không? Để giải đáp thắc mắc này cũng như tìm được hướng đi đúng đắn trong việc điều trị thì người bệnh đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_5439" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chi tiết thắc mắc đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không?[/caption] Người đau khớp gối có nên đạp xe đạp không? Đau...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!