Viêm khớp gối có nên đi bộ không và những lưu ý quan trọng
Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không?
Viêm khớp gối có nên đi bộ không?
Khi mắc bệnh lý về xương khớp, người mắc thường né tránh các hoạt động thể dục thể thao vì sợ tình trạng đau nhức trở trở nặng. Tuy nhiên, các chuyên gia lại chỉ ra rằng điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi, những hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ không những không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh mà còn hỗ trợ nuôi dưỡng và bôi trơn sụn khớp.
Ngoài ra, việc duy trì thói quen đi bộ hàng ngày còn giúp khớp xương trở nên linh hoạt, giảm thiểu nguy cơ biến dạng khớp hoặc co cứng dây chằng. Đi kèm với đó, hoạt động thể dục thể thao này cũng góp phần ngăn chặn tình trạng béo phì, giúp người bệnh kiểm soát cân nặng từ đó hạn chế được áp lực lên hệ thống xương khớp.
Từ đây, có lẽ mỗi bạn đọc đã trả lời được thắc mắc: “Viêm, đau khớp gối có nên đi bộ không?”. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trên, người bệnh cũng cần tuân thủ một số vấn đề nhất định như sau:
- Trước khi đi bộ cần khởi động làm nóng cơ thể trong vòng 10 – 15 phút để xương khớp có thời gian thích ứng.
- Người bệnh chỉ nên đi bộ nên dưới 6000 bước, khoảng 30 – 45 phút/ngày.
- Nên chia nhỏ thời gian đi bộ khoảng 15 – 20 phút/lần vào mỗi buổi sáng và tối.
- Duy trì bước chân vừa phải, tránh đi quá nhanh hoặc nước quá dài gây ra áp lực lên khớp gối.
- Nên lựa chọn địa điểm đi bộ bằng phẳng, có không khí trong lành, tránh ồn ào làm mất tập trung.
- Người bệnh cần có đôi giày thể thao phù hợp cỡ chân, làm bằng vật liệu mềm dẻo, có độ đàn hồi tốt…
Một số bài tập cho người đau khớp gối
Ngoài câu hỏi “Viêm khớp gối có nên đi bộ không” đã được nêu ở trên, các chuyên gia cũng gợi ý nhiều bài tập cho bệnh nhân đau khớp gối. Việc thực hiện đúng những bài tập này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được sức khỏe cũng như khả năng đi lại, vận động bình thường.
Dưới đây là một số bài tập cho người đau khớp gối được các chuyên gia khuyến khích:
1. Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối
Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể, giảm tình trạng cơ thắt cơ từ đó thúc đẩy hiệu quả việc điều trị triệu chứng đau khớp gối. Cách thực hiện bài tập kéo giãn cơ bắp chuối như sau:
Chuẩn bị: 1 cái ghế có phần tựa lưng.
Cách thực hiện:
- Người bệnh đứng thẳng trên mặt sàn, cách phần lưng tựa của ghế khoảng 1m đồng thời hai chân dang rộng bằng vai.
- Chân trái bước lên ghế, người hơi đổ về phía trước, hai tay vịn lấy phần lưng ghế.
- Tiếp theo, khụy phần gối trái xuống khiến trọng tâm dồn về phía chân này rồi duỗi thẳng chân trái để kéo căng bắp chuối chân phải.
- Giữ tư thế trên trong khoảng 20 giây sau đó thực hiện tượng tự với bên còn lại.
2. Bài tập Squat
Squat có tác dụng nâng cao sức chịu đựng của nhóm cơ đùi, bắp chuối và cổ chân. Việc thực hiện bài tập này thường xuyên sẽ giúp sức mạnh của các nhóm cơ này cải thiện đáng kể từ đó hạn chế được áp lực lên hệ thống xương khớp khi người bệnh vận động.
Cách thực hiện bài tập Squat cho người bị viêm khớp gối như sau:
- Người bệnh đứng trên mặt sàn, cố gắng giữ cho cột sống thẳng đứng sau đó mở rộng hai chân bằng vai.
- Từ từ khụy hau chân xuống sao cho đầu gối song song với mũi chân, bắp đùi song song với mặt sàn.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây sau đó trở lại tư thế chuẩn bị. Thực hiện lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần và tăng dần trong các lần sau.
ĐỪNG BỎ LỠ:
3. Bài tập vùng cơ tam đầu đùi
Việc tập luyện, cải thiện sức mạnh vùng cơ tam đầu đùi giúp giảm áp lực lên khớp gối. Điều này xoa dịu cảm giác viêm, sưng đau khớp gối, người bệnh cảm thấy thoải mái và thuận tiện hơn việc vận động, sinh hoạt hàng ngày.
Hướng dẫn thực hiện bài tập vùng cơ tam đầu đùi là:
- Người tập nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi thẳng, phần mu bàn chân áp song song với mặt sàn.
- Tiếp theo, từ từ nâng cao chân phản lên đồng thời cố gắng duỗi phần ngón chân ra hết sức có thể để kéo dãn cơ đùi.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây sau đó từ từ trả về tư thế ban đầu và tiến hành thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Mỗi ngày thực hiện 3 đợt tập với mỗi đợt từ 5 – 10 lần các động tác trên.
4. Bài tập cơ hông bên đùi
Bài tập cơ hông bên đùi có tác dụng cải thiện mức độ săn chắc của phần cơ này từ đó làm tăng độ cứng cáp của khớp gối. Nhờ vậy, khớp gối khả năng chống lại áp lực tốt hơn, giảm tình trạng viêm đa khớp cũng như hỗ trợ phục hồi các tổn thương.
Hướng dẫn thực hiện bài tập cơ hông bên đùi như sau:
- Người tập nằm trên sàn, hai chân duỗi thẳng sau đó nghiêng sang một bên.
- Từ từ nâng cao chân ở trên lên tạo với mặt sàn một góc 60 độ trong vòng 5 giây rồi hạ xuống.
- Thực hiện tương tự các động tác trên cho bên còn lại, từ 5 – 10 lượt cho 1 đợt tập và 3 đợt cho 1 bài tập.
- Lưu ý, trong suốt quá trình tập luyện người bệnh cần giữ cổ chân luôn thẳng.
5. Bài tập kéo giãn cơ đùi
Bài tập kéo giãn cơ đùi có tác dụng giúp vùng cơ tại khu vực này được thư giãn đồng thời ngăn chặn được tình trạng cơ thắt, tê cứng, đau nhức do các áp lực lên vùng khớp gối gây ra. Cách thực hiện bài tập kéo dãn cơ đùi như sau:
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, từ từ co chân phải lại, nâng chân trái lên cao sau đó dùng tay đỡ, kéo chân trái về phía thân mình.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây rồi trả cơ thể về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Thực hiện lặp đi lặp lại 5 – 10 lần động tác trên cho 1 đợt tập và 2 – 3 đợt như vậy cho 1 lần tập.
Lưu ý trong tập luyện, vận động khi bị đau khớp gối
Đi bộ nói riêng hay các bài tập thể dục nhẹ nhàng nói trên đem lại nhiều lợi ích trong việc điều trị, phục hồi chức năng khớp gối. Tuy nhiên, ngoài việc cân nhắc viêm khớp gối có nên đi bộ không hay đi bộ nhiều đau khớp gối không thì người bệnh cũng cần bổ sung các thông tin, lưu ý quan trọng giúp việc tập luyện, điều trị trở nên thuận lợi và an toàn hơn.
Dưới đây là các vấn đề người bệnh cần tuân thủ trong quá trình tập luyện khi bị đau khớp gối:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học, tăng cường các loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp như sữa, chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, cá béo, các loại nấm…
- Tránh sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng hộp.
- Hạn chế ăn các món ăn có nhiều gia vị gây kích thích tình trạng viêm, sưng đau khớp xương.
- Tránh xa các loại chất kích thích gây hại đến chức năng xương khớp nói riêng và sức khỏe toàn cơ thể nói chung như rượu, bia, thuốc lá…
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định, ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý.
- Nếu bị đau khớp gối khi chơi thể thao, đi bộ hoặc vận động mạnh thì cần giảm tần suất vận động và tham khảo ý kiến của các chuyên gia xương khớp.
- Tránh mang, vác vật nặng hoặc vận động mạnh làm ảnh hưởng đến sự hồi phục của cấu trúc khớp xương.
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi chính xác mức độ tiến của tình trạng bệnh lý.
Trên đây là các thông tin chi tiết về: “Viêm khớp gối có nên đi bộ không” cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng nhưng nội dung này có ích trong việc giúp người bệnh chọn lựa, thiết lập các phương pháp điều trị, khắc phục viêm đau khớp gối phù hợp.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Array
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtHoạt động thể dục thể thao với người đau khớp gối là tương đối khó khăn, vì vậy nhiều người tỏ ra e ngại, né tránh việc vận động. Vậy, thực sự đau khớp gối có nên đạp xe đạp không? Để giải đáp thắc mắc này cũng như tìm được hướng đi đúng đắn trong việc điều trị thì người bệnh đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_5439" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chi tiết thắc mắc đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không?[/caption] Người đau khớp gối có nên đạp xe đạp không? Đau...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!