Viêm Khớp Cấp
Viêm khớp cấp tính là căn bệnh thường gặp, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau âm ỉ. Các khớp bị sưng đau cấp tính gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Sau đây là một số nguyên nhân gây viêm khớp cấp cũng như dấu hiệu nhận biết và cách phòng, chữa bệnh.
Viêm khớp cấp tính là gì?
Bệnh viêm khớp cấp tính là tình trạng các khớp bị sưng, đau trong thời gian ngắn, cơn đau khởi phát một cách đột ngột. Các cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một khớp nhất định, hoặc cũng có thể xuất hiện đồng thời trên nhiều khớp – còn gọi là viêm đa khớp cấp tính. Mọi lứa tuổi, mọi đối tượng đều có thể mắc phải viêm khớp cấp.
Trong đó, các đối tượng dễ mắc viêm khớp cấp nhất là:
- Nhóm người ngoài 40 tuổi: Xương khớp bị lão hóa theo độ tuổi. Vì vậy người thuộc nhóm này dễ bị tổn thương khớp nhất, nguy cơ mắc bệnh cũng cao nhất.
- Nhóm người từ 20 – 40 tuổi: Đây là độ tuổi xương khớp khỏe mạnh nhất, vì vậy ít nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên người bị chấn thương trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày cũng có khả năng bị viêm khớp cấp.
- Nhóm trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Lứa tuổi này ít có nguy cơ mắc viêm khớp, Tuy nhiên, việc trẻ vấp ngã khi chơi đùa, chạy nhảy,… hàng ngày cũng có thể gây ra viêm khớp cấp. Vì vậy phụ huynh nên chú ý, tránh chủ quan dẫn đến các biến chứng sau này.
- Nữ giới: So với nam giới, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn.
Nguyên nhân gây viêm khớp
Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, các nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như sau:
- Các bệnh lý nền: Người bị bệnh nền về xương khớp có nguy cơ bị phát đau khớp cấp tính rất cao. Cần đặc biệt chú ý đến các bệnh nền là gout, viêm khớp dạng thấp.
- Chấn thương ổ khớp: Khi ổ khớp bị chấn thương, vi khuẩn và virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể theo đường máu. Sau đó, chúng có thể vào tận các ổ khớp, gây ra viêm khớp tại chỗ, làm khởi phát các cơn đau cấp tính.
- Tính chất công việc nặng nhọc: Làm các công việc nặng khiến các khớp nối phải chuyển động thường xuyên, khiến khớp dễ bị tổn thương. Những tổn thương dù nhẹ nhưng không được điều trị kịp thời cũng có thể gây ra viêm tại chỗ.
- Do di truyền: Tỷ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc viêm khớp cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.
- Độ tuổi: Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Cụ thể, nhóm 5 – 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thấp nhất, tiếp đó là 20 – 40 tuổi, nhóm trên 40 tuổi có nguy cơ mắc viêm khớp cấp cao nhất.
- Giới tính: Do các đặc trưng giới tính riêng, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Khớp sụn bị ảnh hưởng: Trọng lượng cơ thể lớn làm tăng gánh nặng lên khớp, chế độ ăn dư thừa chất đạm kích thích viêm sụn khớp,…
Triệu chứng nhận biết bệnh
Biểu hiện của viêm khớp cấp mang đặc trưng của bệnh lý viêm khớp nói chung. Chỉ khác là viêm thể cấp tính khởi phát trong thời gian ngắn, khỏi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên trong thời gian ngắn đó người bệnh có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Bệnh có thể được nhận biết qua một số triệu chứng điển hình sau:
- Triệu chứng viêm điển hình: Sưng đỏ, cảm giác khớp bị cứng, đau, nóng.
- Đau khớp: Các cơn đau khởi phát do vi khuẩn, virus xâm nhập vào ổ khớp, phá vỡ màng hoạt dịch bao bọc đầu khớp. Cơn đau có thể phát thành từng đợt hoặc kéo dài cả ngày. Tại một thời điểm đau có thể ở nhiều vị trí hoặc một vị trí.
- Sưng: Vi khuẩn và virus phát triển khiến ổ khớp dần sưng lên. Có kèm theo triệu chứng đau và xuất hiện các bọc mềm màu đỏ hồng, hơi nóng.
- Cứng khớp: Viêm khớp gây khó khăn trong vận động và di chuyển. Người bệnh có xu hướng ít vận động để tránh đau. Lâu dần dẫn đến cứng khớp.
- Triệu chứng kèm theo: Sụt cân, phát ban trên da, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở những vị trí quanh ổ khớp viêm.
Viêm khớp cấp có nguy hiểm không?
Đây là loại bệnh lý có thể tự thuyên giảm sau vài tuần hoặc khỏi hoàn toàn nếu điều trị đúng cách. Tuy vậy, nếu bệnh diễn biến nặng mà không chữa trị kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi viêm khớp cấp tiến triển thành mãn tính, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng sau:
- Biến chứng thường gặp: Cứng khớp hoặc khớp bất động, khiến người bệnh khó vận động, gây ra co rút chân tay,…
- Phá hủy xương, sụn khớp: Xương khớp yếu dần, các cơ, dây chằng, gân xung quanh khớp bị phá hủy. Bệnh có thể tiến triển gây viêm bao khớp, làm ảnh hưởng đến sụn, gây ra tình trạng đau khớp thường xuyên.
- Làm khớp biến dạng: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, ở khớp bị viêm có thể xuất hiện các u cục, trở nên gồ ghề, hoặc lệch sang một bên,…
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như: Thấp khớp cấp, xơ vữa động mạch, hở van tim, đột quỵ,…
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh ở các giai đoạn khác nhau. Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một số cách chẩn đoán lâm sàng như sau:
- Hỏi bệnh: Dựa trên thông tin về triệu chứng và tiểu sử bệnh, bác sĩ có thể đưa ra một số chẩn đoán ban đầu.
- Kiểm tra: Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các khớp, xem xét biểu hiện bệnh.
- Chụp X – quang: Ảnh chụp X – quang giúp nhận định chính xác tình trạng tổ thương và mức độ viêm của khớp.
- Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn và virus gây bệnh trong máu.Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Cách chữa viêm khớp cấp
Sau khi có kết quả chẩn đoán viêm khớp cấp,người bệnh cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Có 3 cách chữa bệnh viêm khớp cấp tính phổ biến, đó là điều trị bằng Tây y, điều trị bằng Đông y và dùng một số mẹo dân gian. Cụ thể:
Dùng thuốc Tây y
Phác đồ điều trị Tây y chia thành 3 dạng chính: Dùng thuốc, dùng vật lý trị liệu và can thiệp ngoại khoa. Mỗi dạng sẽ phù hợp với những tình trạng bệnh khác nhau.
Thuốc Tây
Trong việc điều trị viêm khớp cấp, các loại thuốc Tây y được dùng với công dụng giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động. Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như Acetaminophen thường được dùng để giảm đau, tuy nhiên thuốc này không có công dụng chống viêm. Khi tình trạng bệnh đã diễn biến nặng, các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như Tramadol hoặc Oxycodone có thể được chỉ định.
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Ibuprofen và Mochi là 2 loại thường được kê đơn để giảm đau và giảm viêm. Thuốc có thể được bào chế dạng uống, dạng bôi, miếng dán thuận tiện trong việc sử dụng.
- Các loại thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Chúng có công dụng ngăn ngừa, làm chậm hệ thống thống miễn dịch gây sưng viêm khớp. Những người mắc viêm đa khớp cấp tính thường được chỉ định dùng nhóm thuốc này.
- Thuốc sinh học: Đây là loại thuốc dùng kết hợp với nhóm chống thấp khớp tác dụng chậm. Công dụng chính là ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn tình trạng sưng viêm khớp.
Mặc dù thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc có thể gây nghiện hoặc ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây đau dạ dày,… Chính vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp trị liệu rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Khi áp dụng vật lý trị liệu, khớp sụn được luyện tập, giảm tình trạng cứng khớp. Khả năng hoạt động của các cơ và mô xung quanh khớp được tăng cường. Tùy vào tình trạng mà người bệnh sẽ được áp dụng các bài tập cụ thể có tác dụng chuyên biệt.
Thực hiện vật lý trị liệu không hề phức tạp, chỉ cần có sự hướng dẫn ban đầu của bác sĩ sau đó người bệnh có thể tự thực hiện. Kết hợp phương pháp này với một phương pháp điều trị chủ đạo (như dùng thuốc Tây…) để bệnh nhanh phục hồi.
Can thiệp ngoại khoa
Phẫu thuật khớp là phương pháp điều trị sau trình trong phác đồ điều trị bằng Tây y. Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa trong trường hợp bệnh có tiến triển nặng hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Lúc này, người bệnh sẽ được phẫu thuật màng hoạt dịch. Sau khi ca mổ thành công, cơn đau cấp tính do viêm khớp sẽ được chữa dứt điểm.
Một số mẹo dân gian trị viêm khớp cấp
Có nhiều mẹo chữa viêm khớp cấp được lưu truyền trong dân gian, bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng với nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền. Dưới đây là một mẹo bạn có thể thử.
Dùng quả cà tím
Chuẩn bị: 1 quả cà tím.
Thực hiện:
- Rửa sạch cà tím, bỏ cuống, thái thành từng lát vừa phải.
- Luộc cà tím cùng 1l nước sạch, đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Để nước nguội, sử dụng uống hàng ngày.
Dùng ngải cứu và rượu trắng
Chuẩn bị: Chữa các bệnh xương khớp bằng ngải cứu là phương pháp được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm ngải cứu, 100ml rượu trắng.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu.
- Đem lá đun với rượu trắng đến khi nóng già, có mùi thơm.
- Cho lá ngải cứu vào 1 chiếc khăn dày và chườm lên khớp bị sưng viêm.
Dùng lá lốt
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt rửa sạch, phơi trong bóng râm đến khi lá héo.
- Cho lá lốt vào đun sôi với nước sạch, sau đó tắt bếp để 30 phút.
- Lọc lấy nước, uống hàng ngày.
Các mẹo dân gian kia rất dễ thực hiện nhưng thời gian chuẩn bị khá lâu. Ngoài ra, đây là các mẹo được truyền miệng trong dân gian, chưa có kiểm chứng khoa học cụ thể. Vì vậy, bạn không nên quá phụ thuộc việc điều trị bệnh vào các mẹo này.
Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
Khi xuất hiện triệu chứng đau, sưng khớp, bạn nên đi khám ngay. Nếu còn băn khoăn trong việc lựa chọn cơ sở điều trị, bạn có thể tham khảo các cơ sở Y tế uy tín sau:
Bệnh viện Quân đội 108
Bệnh viện Quân đội 108 nổi tiếng là bệnh viện uy tín, chất lượng. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hiện đại. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến đây thăm khám và điều trị bệnh về xương khớp.
- Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thuộc TP Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 0967751616
- Website: benhvien108.vn
- Giờ làm việc: 6h30 – 17h các ngày thứ 2 – thứ 6 trong tuần.
Bệnh viện Nhân dân 115
Bệnh viện Nhân dân 115 có chất lượng khám chữa các bệnh lý xương khớp tốt, chi phí hợp lý. Vì vậy, đây là địa chỉ được nhiều người ưu tiên lựa chọn.
- Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, thuộc T.P HCM.
- Điện thoại liên hệ: 028. 3865 4249.
- Giờ làm việc: 6h30 – 11h30 sáng, 13h – 16h chiều các ngày thứ 2 – thứ 6.
Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp cấp hiệu quả
Viêm khớp cấp tính là một căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa. Bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để có thể hỗ trợ loại bỏ căn nguyên gây bệnh
- Tuân theo một lối sống lành mạnh, dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn.
- Không làm việc quá sức, không mang vác vật nặng liên tục.
- Không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá,…
- Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, cân bằng dưỡng chất cần thiết cho xương như canxi, kali, vitamin,… bổ sung thực phẩm có lợi và hạn chế những thực phẩm có hại đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…
- Tập thể dục thể thao, hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.
- Bảo vệ khớp bằng cách sử dụng các vật dụng hỗ trợ như băng, nẹp,… giúp hạn chế chấn thương, từ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm sụn khớp.
- Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh kịp thời, tránh gây ra các biến chứng sau này.
Viêm khớp cấp tính là căn bệnh dễ gặp, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để phòng chống bệnh, khi phát hiện triệu chứng của bệnh, cần nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.
ArrayChữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!