Viêm Khớp Mãn Tính
Viêm khớp mãn tính là bệnh lý về xương khớp gần như không thể điều trị dứt điểm và thường bị ảnh hưởng nhiều bởi tuổi tác. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh là vô cùng cần thiết giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật thông tin về bệnh viêm khớp này cho bạn.
Viêm khớp mãn tính là bệnh lý gì?
Viêm khớp mãn tính là tình trạng sụn, mô bao quanh khớp và xương dưới sụn bị tổn thương dai dẳng. Những vấn đề này xuất hiện ở nhiều khớp và không thể điều trị khỏi hẳn.
Bệnh viêm khớp mãn tính bao gồm các dạng khác nhau, có thể kể đến như:
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là bệnh viêm khớp mãn tính thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Quá trình lão hóa ở người cao tuổi diễn ra mạnh làm cho các khớp ngày càng thoái hóa và viêm khớp gây xơ hóa và bào mòn mô sụn.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là tình trạng viêm khớp mãn tính rối loạn hệ miễn dịch. Ở bệnh lý này, các kháng thể được tạo ra sẽ tấn công vào màng bao hoạt dịch, mô quanh khớp và sụn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, chán ăn, sốt và ớn lạnh. Bệnh lý này thường xuất hiện ở đầu gối, cổ tay, cổ chân và các khớp ngón tay.
- Gout: Gout thường xảy ra do có sự rối loạn khi cơ thể sản xuất và đào thải axit uric ra bên ngoài. Khi đó, muối urat tồn ứ lại trong ổ khớp sẽ gây ra tình trạng đau nhức và sưng đỏ dữ dội.
- Viêm khớp vảy nến: Bệnh lý này hình thành do hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công vào mô sụn. Người bệnh có thể gặp phải cả biến chứng của bệnh viêm khớp và bệnh vảy nến.
Các triệu chứng phổ biến
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương hoặc vị trí khớp, các triệu chứng của bệnh viêm khớp mãn tính sẽ khác nhau.
Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến ở người bị viêm khớp mãn tính:
- Đau nhức khớp: Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở mọi dạng viêm khớp mãn tính. Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ, dữ dội đột ngột hoặc khởi phát khi có tác động cơ học.
- Tê cứng khớp: Hiện tượng tê cứng là do cấu trúc của khớp bị mất cân bằng do tổn thương. Dấu hiệu này được cảm nhận rõ rệt nhất khi bệnh nhân mới ngủ dậy hoặc sau một thời gian dài vận động mạnh.
- Sưng đỏ: Ở vị trí khớp viêm và dùng da bao quanh ổ khớp bị viêm, người bệnh sẽ cảm thấy nóng ran, sưng đỏ vì đầu khớp bị cọ sát khi vận động, gây ra tình trạng kích ứng viêm ra ở các mô mềm quanh đó.
- Kém vận động: Khi mới mắc bệnh, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ khiến việc vận động, đi lại và sinh hoạt bị khó khăn. Tuy nhiên, càng về sau, nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh có thể mất khả năng vận động tạm thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm khớp mãn tính. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là do quá trình thoái hóa, rối loạn chuyển hóa và miễn dịch.
- Nguyên nhân do thoái hóa: Thoái hóa là quá trình tất yếu xảy ra ở những đối tượng cao tuổi. Thoái hóa khớp khiến chức năng vận động bị suy giảm, từ đó gây ra hiện tượng viêm. Đó là lí do viêm khớp mãn tính thường xảy ra ở người cao tuổi.
- Rối loạn miễn dịch: Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến. Theo đó, rối loạn hệ miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với gen.
- Rối loạn chuyển hóa: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng gout, một thể bệnh thuộc viêm khớp mãn tính. Rối loạn chuyển hóa thường do thận bị tổn thương, chế độ ăn, do sử dụng thuốc lợi tiểu và di truyền. Những điều này khiến khả năng đào thải axit urat bị xáo trộn và ứ đọng lại trong khớp.
Viêm khớp mãn tính nguy hiểm ra sao? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Tùy thuộc vào từng thể bệnh thì mức độ nguy hiểm của viêm khớp mãn tính cũng khác nhau. Cụ thể, thoái hóa khớp là thể bệnh lành tính và ít đe dọa đến sức khỏe nhất. Bệnh chỉ biểu hiện nhiều khi người bệnh vận động mạnh và thay đổi thời tiết.
Bệnh viêm khớp dạng thấp như viêm khớp vảy nến, gout và các bệnh khác so rối loạn chuyển hóa gây ra thường tiến triển nhanh và phức tạp. Các bệnh lý này thường ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Người bệnh có thể gặp phải tình trạng khớp biến dạng và tàn phế.
- Gây tổn thương đến thận khiến thận yếu và hình thành sỏi.
- Người bệnh có thể gặp phải nguy cơ bị loãng xương.
- Bệnh nhân bị tổn thương phổi, tim và gặp phải các biến chứng nguy hiểm về đường ruột, mắt.
Chính vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở gần nhất để được chẩn đoán chính xác thể bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Các điều trị bệnh hiệu quả
Viêm khớp mãn tính không thể điều trị dứt điểm, chính vì vậy, các phương pháp điều trị chỉ nhằm kiểm soát bệnh và làm bệnh tiến triển chậm hơn. Đồng thời, người bệnh sẽ được phục hồi chức năng của hệ xương, từ đó cải thiện các vấn đề khó chịu của tình trạng này.
Điều trị theo Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây y là phương pháp chữa bệnh viêm khớp mãn tính phổ biến thường gặp. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp làm chậm tiến triển của bệnh.
Một số loại thuốc được chỉ định như:
- Một số loại thuốc giảm đau, điển hình là paracetamol.
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid hoặc Corticosteroid.
- Thuốc Colchicin được chỉ định cho người bị bệnh gout.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như Chondroitin, MSM, Glucosamine…
- Thuốc chống thấp khớp như Sulfasalazine, Methotrexate, Leflunomide…
- Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thêm các loại thuốc ức chế sự tổng hợp axit uric có khả năng làm tiêu chất này và thúc đẩy đào thải ra bên ngoài.
Người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều dùng khi sử dụng thuốc Tây để phòng tránh các tác dụng phụ. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau khi sử dụng thuốc, bạn nên báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý nhanh nhất.
Đối với trường hợp sử dụng các loại thuốc Tây trị viêm đau khớp nhưng không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật để chữa viêm khớp mãn tính. Phẫu thuật thường được chỉ định cho người bị tổn thương khớp nghiêm trọng, mất khả năng vận động.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một số cách phẫu thuật khác nhau, bao gồm thay khớp, khoan ổ khớp, cấy tế bào sụn… Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro và tốn kém. Vì vậy, khi được chỉ định cách điều trị này, bệnh nhân nên chuẩn bị tinh thần và chi phí đầy đủ.
Áp dụng một số mẹo dân gian
Người bệnh cũng có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo dân gian chữa viêm khớp tại nhà. Các cách chữa này thường lấy từ dược liệu tự nhiên vô cùng an toàn, đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả. Một số mẹo dân gian chữa viêm khớp mãn tính người bệnh có thể tham khảo bao gồm:
Chữa bằng lá ngải cứu: Lá ngải cứu thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, lưng, tay, cổ… khi trời chuyển lạnh.
- Chuẩn bị: Lá ngải cứu khoảng 200-300g.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu, chia thành 3 phần nhỏ. 1 phần đem sao với 2 chén rượu gạo đến khi lá ngải nóng và héo lại thì cho vào miếng vải xô và đắp lên vùng đau. Hai phần còn lại bạn ngâm với rượu trắng trong khoảng 2 tuần, khi nào xương khớp sưng đau thì sử dụng và xoa xung quanh trong khoảng 5 phút.
Lá lốt chữa viêm khớp mãn tính: Lá lốt có tác dụng giảm sưng viêm và cải thiện các triệu chứng xương khớp hiệu quả.
- Chuẩn bị: Lá lốt phơi khô 10 lá.
- Cách thực hiện: Đem lá lốt rửa sạch, phơi khô rồi đun cùng 2 bát nước trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 nửa thì chắt lấy nước uống sau bữa tối. Người bệnh nên uống khi thuốc còn ấm và thực hiện liên tục trong suốt 10 ngày để mang lại hiệu quả.
Địa chỉ khám bệnh xương khớp
Người bệnh cần lựa chọn địa chỉ khám và điều trị xương khớp uy tín để điều trị hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Dưới đây là một số địa chỉ khám viêm khớp hàng đầu người bệnh nên tham khảo:
- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Bệnh viện số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện Việt Đức là địa chỉ khám và điều trị xương khớp nổi tiếng ở tuyến Trung ương. Đây là một trong những thế mạnh hàng đầu của bệnh viện, cùng với việc trang bị hệ thống thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giỏi.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện ở số 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là trung tâm Y khoa số 1 về khám cơ xương khớp. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia và giảng viên nổi tiếng của trường Đại học Y Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai ở số 78 Đường Giải Phóng, Phương Đình, Quận Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai và địa chỉ khám và điều trị bệnh có lịch sử hoạt động lâu năm và được nhiều người bệnh tin tưởng. Đây cũng là đơn vị đầu ngành Nội khoa về Cơ xương khớp trên cả nước. Bệnh viện trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại cũng như quy tụ đội ngũ bác sĩ cơ xương khớp giỏi.
Cách phòng tránh bệnh viêm khớp mãn tính
Viêm khớp mãn tính thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát, do đó, người bệnh cần chú ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe của mình:
- Người bệnh nên dành thời gian mỗi ngày luyện tập một số bộ môn thể dục, xoa bóp các khớp xương nhẹ nhàng, đặc biệt trong mùa đông.
- Vào mùa đông, bệnh nhân cần giữ ấm tay và chân để không khí lạnh không làm các khớp bị co cứng.
- Hạn chế việc đứng và ngồi ở một tư thế nhất định quá lâu bởi điều này sẽ khiến người bệnh tê nhức xương khớp, khó cử động.
- Người bệnh nên lựa chọn một số bộ môn như ngồi thiền, đạp xe, bơi, đi bộ để cải thiện khả năng vận động của xương khớp.
- Luôn giữ cho tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực và tránh làm việc quá sức, căng thẳng.
- Bệnh nhân nên đi thăm khám định kỳ để kiểm tra mật độ xương khớp và các vấn đề sức khỏe khác.
Trên đây là tất tần tật thông tin về bệnh viêm khớp mãn tính người bệnh nên tham khảo. Bệnh lý này có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó, người bệnh cần đi khám và chữa bệnh sớm nhất có thể.
ArrayChữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!