Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Viêm khớp thái dương hàm có khả năng làm suy giảm chức năng hàm, gây khó chịu khi nhai, nuốt, nói chuyện. Nếu không điều trị kịp thời thì về lâu dài người bệnh có thể không cử động được cơ hàm. Để hạn chế biến chứng, người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cũng như cách chữa trị căn bệnh này.

Viêm khớp thái dương hàm là gì? Có nguy hiểm không?

Khớp thái dương hàm nằm ở vị trí gần tai, có vai trò kết hợp với cơ và dây chằng để đóng, mở hàm. Từ đó giúp thực hiện việc ăn uống, nói chuyện hàng ngày. Phần khớp này được bao bọc bởi lớp sụn và ngăn cách với nhau bởi phần đĩa đệm. Vì vậy khi khớp thái dương hàm bị viêm nhiễm, chức năng cơ xương hàm cũng suy giảm. Các cơn đau xuất hiện, co thắt theo chu kỳ nhất định.

Viêm khớp thái dương hàm khiến người bệnh bị đau khi đóng, mở miệng
Viêm khớp thái dương hàm khiến người bệnh bị đau khi đóng, mở miệng

Viêm khớp thái dương hàm còn được biết đến là chứng rối loạn thái dương hàm. Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên hàm, hoặc xuất hiện đồng thời ở cả hai bên. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, trong đó nữ giới ở tuổi dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh là có nguy cơ cao nhất.

Bệnh lý này không gây ra các nguy hiểm tức thời. Nhưng về lâu dài, nếu không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm mãn tính. Khi đó, có thể có các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:

  • Đau đớn cơ hàm kéo dài khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, thậm chí mất ngủ cả đêm dẫn đến kiệt sức. Sinh hoạt thường ngày cũng như như chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.
  • Khó khăn trong hoạt động nhai, nuốt lâu ngày khiến người bệnh không ăn được, chán ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
  • Vị trí viêm khớp thái dương hàm ở ngay dưới tai, lâu ngày có thể dẫn đến ù tai, suy giảm thính giác thậm chí khiến người bệnh điếc vĩnh viễn.
  • Khớp bị viêm mãn tính dẫn đến biến dạng, trật khớp, khóa hàm hay làm hàm kẹt vĩnh viễn.
  • Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là giãn khớp. Ban đầu, đầu xương và đĩa khớp bị dính. Tiếp theo, đĩa khớp có thể bị thủng, đầu xương bị phá hủy, gây ra xơ cứng khiến bệnh nhân không thể há miệng được nữa.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm khớp thái dương hàm. Trong đó, đáng chú ý nhất là các nguyên nhân sau:

  • Các bệnh lý xương khớp: Thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp dạng thấp,… là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm khớp thái dương hàm. Đặc biệt, số lượng ca bệnh do viêm khớp dạng thấp chiếm tới một nửa số trường hợp mắc bệnh. Phần còn lại thường do thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp, khớp bị viêm,… Trong đó, khớp thái dương là khớp bị tổn thương sau cùng khi người bệnh bị thoái hóa khớp. Vì vậy, trường hợp rối loạn thái dương hàm do thoái hóa khớp thường gặp ở những người cao tuổi, xương khớp đã bị thoái hóa.
  • Các chấn thương: Người bị chấn thương vùng hàm – mặt do tai nạn, va đập,… có nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm rất lớn.
  • Thói quen nghiến răng, nhai kẹo cao su, há miệng khi ngủ,… khiến cơ hàm bị siết chặt, khớp phải chịu áp lực lớn. Lâu dần có thể dẫn đến lệch khớp, viêm khớp.
  • Thực hiện tiểu phẫu nha khoa: Các can thiệp nha khoa như chỉnh răng, niềng răng, nhổ răng,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Các nguyên nhân khác: Sang chấn tâm lý, Stress hay yếu tố di truyền,… cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thái dương hàm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất ở phần sọ mặt, bình thường nó hoạt động rất linh hoạt, trơn chu. Chính vì vậy, một khi khớp này bị viêm thì có thể dễ dàng nhận ra dựa vào các triệu chứng sau.

Khớp thái dương hàm bình thường và khớp bị viêm đau
Khớp thái dương hàm bình thường và khớp bị viêm đau
  • Một hoặc hai bên hàm đau nhức dữ dội: Khi khớp này bị viêm sẽ gây ra các cơn đau dữ dội. Cường độ đau tăng lên khi thực hiện động tác nhai, nuốt, nói chuyện. Đặc biệt, vùng cổ có thể xuất hiện các hạch kích thước lớn, gây ra đau đớn khiến người bệnh mệt mỏi và vô cùng khó chịu.
  • Khó cử động khớp hàm: Một khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra các cơn đau thường xuyên và liên tục. Khi đóng mở hàm sẽ phát ra tiếng lục cục, thậm chí người bệnh còn không thể cử động được xương hàm.
  • Phì đại cơ nhai làm mặt biến dạng: Sau quá trình nổi hạch, các cơ nhai sẽ bị phì đại khiến vùng mặt sưng to, biến dạng. Triệu chứng này xuất hiện âm thầm và từ từ phát triển, khi phát hiện ra thì phì đại đã có kích thước lớn.
  • Một số triệu chứng khác: Đi kèm các cơn đau khớp, người bệnh có thể cảm thấy sốt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nổi hạch lớn,…

Việc nhận biết các triệu chứng trên rất đơn giản, nhưng để xác định được chính xác tình trạng bệnh cần có các biện pháp chuyên môn. Vậy nên khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Viêm khớp thái dương hàm có chữa được không?

Nếu điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp thái dương hàm hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, vì chứng bệnh này không gây nguy hiểm ngay lập tức nên nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan. Chỉ khi bệnh đã nặng mới đến gặp bác sĩ, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Để có thể kiểm soát tốt bệnh lý này, bạn cần chủ động phòng ngừa và chữa trị ngay khi bệnh còn nhẹ. Thời gian điều trị bệnh sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.

  • Trong trường hợp bệnh nhẹ: Đối với bệnh ở thể nhẹ, người bệnh có đáp ứng tốt thì thời gian điều trị chỉ rơi vào khoảng 3 – 5 ngày. Khớp gần như sẽ hồi phục hoàn toàn và sẽ không bị tái phát lại.
  • Đối với trường hợp nặng: Tỷ lệ điều trị thành công đối với người mới bị bệnh trong 1 tháng gần như là 100%. Từ 1 đến 6 tháng là khoảng 90%, từ trên 6 tháng chỉ còn khoảng 70% đến 80%. Trường hợp chủ quan không chịu khám chữa thì có thể phải sống chung với bệnh suốt đời.

Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm

Cũng giống các bệnh lý xương khớp khác, viêm khớp thái dương hàm có thể được điều trị bằng phương pháp Tây y, Đông y và thực hiện trị liệu tại nhà.

Phương pháp Tây y

Phương pháp Tây y được áp dụng nhiều nhất trong việc chữa bệnh viêm khớp thái dương hàm. Ưu điểm chính của việc chữa bệnh bằng Tây y là mang lại hiệu quả cao trong thời gian điều trị ngắn.

Dùng thuốc

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc giảm đau, giảm viêm, làm giãn cơ. Dựa vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù. Một số loại thuốc chữa viêm khớp thái dương hàm có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 1, 2, 3, Oxacillin, Penicillin G có thể được chỉ định. Nhìn chung, công dụng của các loại kháng sinh này là ức chế sự phát triển, tiêu diệt tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Meloxicam, Diclofenac, Aspirin được dùng phổ biến trong điều trị viêm khớp thái dương hàm.
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thường được chỉ định trong trường hợp này là Paracetamol, Codein,…  Chúng giúp giảm đau nhanh chóng, ngăn các cơn đau nặng nề. Từ đó giúp cho người bệnh nhai, nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
  • Thuốc được chỉ định thêm: Các loại thuốc chống trầm cảm, mất ngủ, làm giảm nghiến răng, chống giãn cơ,… cũng có thể được kê đơn để giúp người bệnh sinh hoạt dễ dàng hơn.
Thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cần thận trong trong quá trình sử dụng
Thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cần thận trong trong quá trình sử dụng

Việc điều trị rối loạn thái dương hàm bằng thuốc Tây cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Từng loại thuốc lại có cách dùng, cách kết hợp và tác dụng phụ, tương tác thuốc riêng biệt. Chính vì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà.

Điều trị nha khoa

Răng mọc lệch dẫn đến lệch khớp cắn là một trong các nguyên nhân gây rối loạn thái dương hàm. Chính vì vậy, điều trị nha khoa cũng là một cách chữa bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng hoặc trồng răng giả. Điều này nhằm sắp xếp lại vị trí răng, điều chỉnh khớp cắn cho cân bằng. Áp lực lên khớp và cơ được giảm bớt khiến tình trạng viêm cũng thuyên giảm dần.

Vệ sinh khớp thái dương hàm

Các bước vệ sinh khớp thái dương hàm sẽ được các bác sĩ, chuyên gia răng – hàm – mặt thực hiện. Các phần khớp đã bị viêm sẽ được chọc rửa nhằm bảo vệ khớp, ngăn ngừa tiến triển viêm nặng hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện để sửa chữa phần tổn thương hoặc thay thế phần khớp hỏng nặng. Việc chữa trị bằng cách phẫu thuật tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt thì bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nặng, tình trạng bệnh phức tạp có thể mất cả năm để điều trị và phục hồi. Đặc biệt, một số trường hợp có thể sẽ phải sống chung với bệnh suốt cả đời.

Một số phương pháp trị liệu tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể thực hiện thêm các phương pháp trị liệu tại nhà để có kết quả điều trị nhanh chóng.  Cụ thể:

  • Chườm nóng, lạnh: Dùng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh để chườm lên khớp viêm giúp giảm đau nhanh chóng. Túi chườm lạnh gây tê làm giảm đau. Túi chườm nóng kích thích lưu thông máu, hỗ trợ hồi phục tế nào. Ngoài ra, dùng nhiệt để chườm còn giúp giảm sưng đỏ tại các khu vực xung quanh khớp thái dương hàm.
  • Xoa bóp: Việc xoa bóp giúp máu lưu thông, làm ấm cơ thể, giảm đau hiệu quả.
  • Tập mở miệng: Dùng ngón tay đặt tại vị trí bên dưới cằm. Thực hiện ấn cằm một cách nhẹ nhàng, từ từ mở miệng. Giữ tư thế mở miệng trong vài giây rồi khép miệng lại. Thực hiện lặp đi lặp lại vài lần, sau vài ngày liên tục có thể thấy việc mở miệng dễ dàng, bớt đau hơn.
  • Tập khép miệng: Dùng ngón tay bóp nhẹ vào phần sống hàm ở giữa môi dưới và cằm. Đồng thời nhẹ nhàng khép miệng. Lặp đi lặp lại vài lần và thực hiện trong vài ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả.
  • Thư giãn xương quai hàm: Người bệnh thực hiện đưa lưỡi lên trên, chạm vào phía sau răng cửa hàm trên. Giữ nguyên tư thế này, đồng thời nhẹ nhàng mở và khép miệng.
  • Tập nén cằm: Thực hiện đưa cổ về phía sau và ưỡn ngực ra trước. Gập cằm xuống phía dưới cổ giống như lúc tạo nọng cằm. Giữ nguyên như vậy trong khoảng 10s. Lặp lại vài lần và duy trì thực hiện hàng ngày.
  • Tập vận động hàm 2 bên: Đặt khăn mềm vào giữa hai hàm răng, từ từ đảo nhẹ hàm dưới qua trái rồi qua phải. Tiếp tục di chuyển cằm ra phía trước rồi lại lùi về phía sau. Người bệnh thực hiện với tốc độ và tần suất phù hợp để bản thân cảm thấy thoải mái.
Động tác vật lý trị liệu đơn giản hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm
Động tác vật lý trị liệu đơn giản hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Sau một thời gian thực hiện, bạn sẽ cảm thấy khớp thái dương hàm của mình có thể cử động linh hoạt hơn. Việc kết hợp dùng thuốc với các bài tập vật lý trị liệu mang lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt.

Các địa chỉ khám chữa uy tín

Việc khám và điều trị sớm có thể giúp trị dứt điểm viêm khớp thái dương hàm. Làm khôi phục hoàn toàn chức năng khớp. Bạn có thể lựa chọn các cơ sở Y tế uy tín sau đây:

Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Đây là bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực răng – hàm – mặt. Đến đây, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chữa xương khớp xuất sắc nhất.

  • Địa chỉ: Số 40B Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, thuộc Tp. Hà Nội.
  • Điện thoại liên hệ: 024 3928 5172.
  • Giờ làm việc: 8h – 17h từ thứ 2 – thứ 6, khám dịch vụ 8h – 12h thứ 7, chủ nhật.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Đây là bệnh viện chuyên khoa răng – hàm – mặt tốt nhất khu vực miền Nam. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến đây thăm khám, điều trị.

  • Địa chỉ: Số nhà 201A Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại liên hệ: 028.3855.6732.
  • Giờ làm việc: 7h – 11h30 sáng, 13h30 – 16h thứ 2 – thứ 6, 7h – 12h thứ 7.

Lưu ý khi điều trị bệnh

Để có kết quả điều trị bệnh tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc và tập vật lý trị liệu.
  • Tuyệt đối không để khớp thái dương hàm tiếp tục bị va đập, chấn thương.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh lo âu.
  • Cần thường xuyên thực hiện xoa bóp và massage vùng dưới hàm. Điều này giúp kích thích máu lưu thông, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Không ăn các thực phẩm dai, khô, cứng, nhai kẹo cao su,… nhằm hạn chế gây áp lượng lên khớp đang bị viêm.
  • Hạn chế mở miệng quá rộng, mở miệng đột ngột để không làm tổn thương cơ hàm.
  • Không nên chống cằm, cắn móng tay, nghiến răng,…

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Triệu chứng đau, sưng làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy, người bệnh cần kịp thời khám chữa đến tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Array
Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top