Người Bị Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Khỏi? [Da Liễu]
Bệnh vảy nến tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, việc lựa chọn thuốc điều trị cùng với thiết lập chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng trên rất quan trọng. Vậy bệnh vảy nến kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi? Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thông tin các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị vảy nến.
Ảnh hưởng của chế độ ăn uống với người bị vảy nến
Các nhà nghiên cứu cho rằng, giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến. Ngược lại, nếu mỗi đơn vị chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng thì các triệu chứng của vảy nến cũng nặng hơn (tăng 9% so với bình thường).
Bên cạnh đó, người bị bệnh vảy nến có nguy cơ mắc bệnh celiac cao hơn so với người bình thường do cơ thể không dung nạp được gluten. Chính vì thế, cắt bỏ các thực phẩm có chứa gluten trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh vảy nến (nếu mắc phải) và bệnh celiac.
Ngoài ra, các bạn có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm hoặc để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bị bệnh vảy nến. Thêm vào đó, thói quen sống lành mạnh, vệ sinh da sạch sẽ, ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên cũng giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lúc này, các bài tập thể dục không chỉ giúp bạn có được thân hình thon gọn mà còn hỗ trợ giảm viêm, cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến một cách hiệu quả, giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?
Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Thực tế, để hạn chế ảnh hưởng và các triệu chứng khó chịu từ bệnh vảy nến, bạn nên hạn chế, thậm chí bỏ hoàn toàn các nhóm thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày. Bởi chúng sẽ thúc đẩy triệu chứng của bệnh vảy nến bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm có mùi tanh, nhiều protein
Người bị bệnh vảy nến nên hạn chế hoặc bỏ hẳn các loại thực phẩm có mùi tanh như tôm, cua, cá, gà, trứng,… ra khỏi thực đơn hàng ngày. Những thực phẩm trên là tác nhân gây kích thích phản ứng mẫn cảm, giải phóng chất xúc tác gây dị ứng. Điều này khiến người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và tăng mức độ viêm nhiễm, tổn thương vùng da bị bệnh.
Thực phẩm nhiều gluten
Nhóm thực phẩm chứa nhiều gluten cũng không tốt cho người bị bệnh vảy nến bởi, người bệnh thường bị nhạy cảm hoặc không thể tiếp nhận lượng gluten lớn vào trong cơ thể. Được biết, thành phần gluten có thể là tác nhân tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm da lâu lành hơn. Những loại thực phẩm chứa nhiều gluten người bệnh cần tránh gồm lúa mì, lúa mạch, các loại mì sợi, mì ống và chế phẩm từ các nguyên liệu này.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ
Người bị vảy nến không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, muối và dầu mỡ. Đây là nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây mất nước, khô da và da dễ bị dị ứng hơn. Chính vì vậy, người bị bệnh vảy nến tuyệt đối không được ăn nhóm thực phẩm này để tình trạng bệnh không bị nghiêm trọng hơn.
Kiêng thực phẩm từ sữa
Trong sữa hoặc các chế phẩm từ sữa có chứa một vài thành phần có nguy cơ gây kích thích hệ miễn dịch, làm tăng mức độ nghiêm trọng của vảy nến khiến bệnh chuyển xấu nhanh hơn. Do vậy, người bị vảy nến nên hạn chế ăn những thực phẩm này trong thời gian điều trị bệnh.
Kiêng thịt đỏ
Nằm trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi bệnh vảy nến kiêng ăn gì phải kể đến thịt đỏ. Với những người khỏe mạnh, thịt đỏ cực tốt vì chứa hàm lượng đạm và sắt chất lượng. Tuy nhiên, trong tất cả các loại thịt đỏ lại chứa nhiều axit arachidonic (một dạng chất béo không hòa tan) không tốt cho sức da, bởi khi chúng đi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành chất kích hoạt viêm da do vảy nên nặng hơn. Những loại thịt đỏ, người bị vảy nến nên hạn chế ăn hàng ngày gồm thịt bò, dê, trâu, nạc lợn, cừu, bê,….
Các loại trái cây có múi
Đây là nhóm trái cây không thể thiếu trong danh sách câu trả lời cho thắc mắc “bệnh vảy nến kiêng ăn gì?”. Vốn dĩ những loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,… được xem là nguồn cung cấp lượng lớn vitamin C, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng da khi ăn các loại trái cây này.
Nếu muốn ăn thì trước tiên, người bệnh nên thử một lượng nhỏ rồi “lắng nghe” phản ứng cơ thể. Trường hợp vảy nến trở nặng hơn, người bệnh nên loại bỏ những trái cây này ra khỏi thực đơn trong suốt quá trình điều trị.
Ngoài những thực phẩm kể trên, người bị bệnh vảy nến nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, các món ăn có nhiều gia vị, rau củ giàu solanine,… để tránh gây kích ứng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh vảy nến nên ăn gì?
Ngoài bệnh vảy nến kiêng ăn gì, những thực phẩm nên ăn để cải thiện tình trạng bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn trong suốt thời gian điều trị bệnh vảy nến.
Rau, củ quả, trái cây
Bị bệnh vảy nến nên ăn gì đầu tiên phải kể đến rau xanh và trái cây tươi, ngoại trừ những loại quả có múi cần hạn chế đã nêu ở trên. Trong rau, củ, quả tươi chứa nhiều vitamin với hàm lượng lớn và các khoáng chất cũng như chất oxy hóa có lợi cho da, giúp vùng da bị tổn thương nhanh lành. Những loại rau, củ, quả tốt cho người bị bệnh vảy nến nên bổ sung vào thực đơn gồm mầm cải, súp lơ xanh, các loại trái cây tối màu như cherry, nho, việt quất,….
Thực phẩm có nhiều omega 3
Các loại thực phẩm có nhiều omega 3 không thể vắng mặt trong thực đơn dành cho người bị vảy nến. Với công dụng thúc đẩy khả năng phục hồi, tái tạo da mới, ngăn biến chứng, nhóm thực phẩm này được các chuyên gia khuyên bổ sung vào thực đơn cho người bị vảy nến trong quá trình điều trị bệnh. Các thực phẩm nhiều omega 3 gồm quả bơ, cá hồi, cá ba sa, ngũ cốc nguyên cám,….
Thực phẩm chứa nhiều kẽm
Nhờ khả năng kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt nên những thực phẩm chứa nhiều kẽm trở thành “người bạn đồng hành” cho những người đang mắc bệnh vảy nến, bệnh á sừng. Các thực phẩm giàu chất kẽm gồm thịt nạc trắng, ngao, sò, hến,….
Vừng đen
Theo các chuyên gia, vừng đen chứa lượng lớn axit béo như omega 3, axit folic,… hỗ trợ phục hồi da cực tốt. Vì thế, người bị vảy nên bổ sung vừng đen vào chế độ dinh dưỡng để giảm triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy và thúc đẩy quá trình hình thành da mới.
Dầu thực vật
Giống vừng đen, trong một vài loại dầu thực vật, hàm lượng axit béo, omega 3, omega 6 lớn giúp chống viêm và cải thiện vùng da bị tổn thương nhanh chóng. Do đó, người bị bệnh vảy nến nên bổ sung thêm các loại dầu như dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu cây rum,… vào các bữa ăn hàng ngày.
Uống nhiều nước
Tùy vào chiều cao, cân nặng mà mỗi người cần nạp vào cơ thể từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, với những người bị vảy nến, lượng nước uống mỗi ngày nhiều hơn, dao động từ 2-3 lít để cải thiện tình trạng bong tróc và khô da. Hơn nữa, việc uống đủ nước còn giúp quá trình phục hồi tổn thương của người bị vảy nến nhanh hơn và da mới khỏe mạnh hơn.
Những lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị vảy nến
Ngoài các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ bùng nặng. Dưới đây là một vài lưu ý khi chữa bệnh vảy nến kết hợp cùng chế độ ăn uống của người bị vảy nến:
- Trong thời bị bệnh không nên kiêng tắm, ngược lại phải thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm. Tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng ảnh hưởng đến da.
- Tuyệt đối không chà xát mạnh hoặc cào gãi vùng da bị vảy nến.
- Tăng cường các loại rau, củ, quả, hạt dinh dưỡng để tăng cường tính kháng viêm.
- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da, kích hoạt chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu hàm lượng axit béo, omega 3, omega 6 và khoáng chất có lợi cho da vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.
- Khi bị vảy nến, không nên tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa.
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần là thảo dược thiên nhiên, tránh gây kích ứng cho da.
- Luôn giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, ít bụi bẩn nhất có thể.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, khả năng thấm hút mồ hôi cao.
- Kết hợp luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
- Dùng kem dưỡng ẩm để da không bị khô, tránh tình trạng nứt nẻ, bong tróc vảy.
- Khi ra ngoài nên dùng kem chống nắng hoặc có biện pháp che chắn, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị trước khi biến chứng nguy hiểm.
- Tắm nắng vào khoảng 6-9h sáng để hấp thụ vitamnin D tự nhiên, cải thiện các triệu chứng da liễu.
Với những thông tin trên hi vọng giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về bệnh vảy nến kiêng ăn gì. Mặc dù chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ cũng như quá trình hồi phục da tổn thương nhưng người bệnh nên kết hợp tắm nước lá, tập thể dục thường xuyên để tăng đề kháng. Đồng thời, nếu tình trạng da bị vảy nến có dấu hiệu trở nặng thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và lên liệu trình điều trị phù hợp, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Array
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!