Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chế Độ Ăn Của Người Trào Ngược Dạ Dày
Chứng trào ngược dạ dày xuất hiện ở nhiều đối tượng với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Theo chuyên gia, chế độ ăn của người trào ngược dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị và cải thiện bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhân tham khảo.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người bị trào ngược dạ dày
Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) xảy ra khi xuất hiện tình trạng trào ngược acid từ dạ dày lên khu vực thực quản. Bệnh đi kèm với một số triệu chứng điển hình như: Ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, viêm họng kéo dài,… Có nhiều nguyên nhân và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và đau dạ dày có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày có thể điều trị dựa trên điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh hoặc kiểm soát triệu chứng bằng thuốc. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh nhân là chế độ dinh dưỡng và lối sống hàng ngày.
Dưới đây là một số nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn của người trào ngược dạ dày theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng:
- Bệnh nhân bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản không ăn lượng thực phẩm quá lớn cho mỗi bữa ăn. Thay vào đó, người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày với không quá 400ml thực phẩm cho mỗi bữa chính.
- Bệnh nhân không nên ăn quá nhiều đồ ăn dạng lỏng hay uống nước trong hay gần bữa ăn. Lượng nước tiêu thụ trong mỗi bữa ăn nên dưới 200ml. tuy nhiên vẫn cần đảm bảo tiêu thụ ít nhất 2l nước/ngày, việc bổ sung nước nên được thực hiện xen giữa các bữa ăn trong ngày.
- Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không xao nhãng.
- Hạn chế tối đa các hình thức ăn uống có thể nuốt nhiều không khí vào đường tiêu hóa như: Ăn quá vội, sử dụng ống hút khi uống nước, uống đồ uống có gas, nhai kẹo cao su, thở bằng miệng,…
- Các thực phẩm nện được chế biến bằng cách hấp, luộc thay vị xào hay chiên nướng.
- Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều gia vị mạnh; kiêng các chất kích thích.
- Bổ sung các thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa và dạ dày.
- Nên đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn khoảng 30 phút để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, tránh vận động mạnh ngay sau khi săn.
- Chỉ ngủ sau ít nhất 3 giờ kể từ bữa ăn, đảm bảo ngủ nghỉ khoa học và đủ giấc.
Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày nên có gì?
Bên cạnh những nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày sao cho khoa học như trên, bệnh nhân có thể tham khảo những nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để bổ sung trong thực đơn hàng ngày như sau:
Gừng, nghệ
Gừng và nghệ từ xưa đến nay vấn được biết đến là những loại gia vị hay thảo dược tốt cho hệ tiêu đóa, đặc biệt là dạ dày nhờ khả năng chống viêm, tăng tốc độ làm lành vết thương,.. Do đó, đây cũng là một nhóm thực phẩm mà bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Có nhiều phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng gừng, nghệ trong ăn uống để hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản như:
- Sử dụng như gia vị nấu trong các món ăn hàng ngày.
- Pha trà gừng hoặc trà bột nghệ uống, ngoài ra có thể kết hợp với sữa ấm, mật ong,…
- Uống tinh bột nghệ dạng viên hoặc pha uống.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ trợ chứa chiết xuất gừng hoặc hoạt chất Nano Curcumin từ nghệ vàng để hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Tham khảo: Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm: Làm Sao Nhận Biết Và Hướng Điều Trị
Đỗ, đậu hoặc các loại thực phẩm giàu chất xơ
Đây cũng là một nhóm thực phẩm mà bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Trong các loại đỗ, đậu có hàm chất xơ có lợi cho cơ thể cao cùng nhiều loại Amino acid thiết yếu. Việc bổ sung những dưỡng chất này giúp làm sạch đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng của cơ thể mà không làm tăng các triệu chứng khó chịu của chứng trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cần tránh ăn quá nhiều một số loại đậu chứa Carbohydrate phức hợp hay thực phẩm nhiều chất xơ khó tan như: Đậu tương, đậu xanh, đậu Hà Lan,… Bạn vẫn có thể ăn những loại đậu này bằng cách ngâm mềm hạt khô qua đêm trước khi chế biến.
Bột yến mạch
Bột yến mạch vốn được biết đến là một loại thực phẩm đa năng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như làm đẹp. Việc bổ sung bột yến mạch trong chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày cũng mang đến tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,…
Bệnh nhân nên sử dụng yến mạch trong bữa sáng để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày. Đồng thời, nhờ chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao, bột yến mạch còn hỗ trợ kiểm soát lượng acid dạ dày dư thừa sau một đêm.
Tham khảo: Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Nước Gì? TOP 9 Loại Thức Uống Tốt Nhất
Trứng gà
Trứng gà, đặc biệt là lòng trắng trứng cũng là một loại thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hoặc mắc các bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời là nguồn Protein, Canxi, Albumin, các nhóm vitamin… phong phú mà không chứa chất béo gây hại cho cơ thể.
Việc ăn trứng một cách khoa học sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng, song không tạo áp lực cho dạ dày, gây hại cho các cơ quan. Nhiều dưỡng chất trong loại thực phẩm này còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng tốc độ làm lành các vết thương, viêm loét trong dạ dày, chống oxy hóa để ngăn ngừa ung thư dạ dày hay đại tràng,…
Tuy nhiên, vì chứa hàm lượng Cholesterol nên bạn không nên ăn quá nhiều lòng đỏ trứng để tránh gây hại cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị trung bình một người trưởng thành nên bổ sung 3 – 4 quả trứng mỗi tuần.
Các loại thịt nạc
Một nguồn thực phẩm giàu Protein nhưng ít chất béo khác phù hợp cho bệnh nhân trào ngược dạ dày chính là các loại thịt nạc. Những loại thịt nạc này hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, hạn chế các triệu chứng khó chịu của chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Bạn có thể chọn một số loại đạm dễ tiêu như: Thịt ức gà, thịt thăn lợn, thịt nạc vai lợn, thịt ngan, thăn bò,… để phối hợp và thay đổi nhằm xây dựng thực đơn khoa học nhưng phong phú, tránh nhàm chán.
Sữa tươi
Sữa tươi cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có tác dụng hỗ trợ trung hòa acid trong dạ dày, tốt cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản. Tuy nhiên, thực phẩm này không phù hợp với những người không dung nạp đường Lactose có trong sữa với dễ gây đầy hơi, khó tiêu.
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để ăn là 2 tiếng sau khi ăn và nên uống sữa ấm thay vì quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống sữa khi vừa ngủ dậy hoặc đang đói.
Sữa chua
Sở hữu nguồn lợi khuẩn phong phú cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sữa chua cũng là loại thực phẩm nên có trong thực đơn của người bị trào ngược dạ dày cũng như tất cả mọi người. Các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp cân bằng hệ sinh thái trong đường ruột, tăng cường sức khỏe và miễn dịch.
Đối với người bệnh thường xuyên bị ợ chua, ợ nóng, buồn nôn do trào ngược dạ dày – thực quản hoặc viêm loét dạ dày đều có thể sử dụng sữa chua để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa.
Bánh mì
Các loại bánh mì, đặc biệt là bánh mì nguyên cám cũng là loại thực phẩm tốt cho dạ dày, đặc biệt những bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản. Bánh mì sẽ giúp giảm lượng acid trong dạ dày, ngăn chặn hiện tượng trào ngược lên thực quản gây tổn thương thực quản và dạ dày cũng như gây nên các triệu chứng nôn, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng,…
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên ăn vài lát bánh mì, đặc biệt là phần ruột bánh để kiểm soát nhanh chóng cơn trào ngược.
Các loại trái cây có ít hoặc không có tính chua
Trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể và sức khỏe, do đó đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày, việc bổ sung trái cây là cần thiết, tuy nhiên nên ăn các loại có ít hoặc không có tính chua, hàm lượng acid tự nhiên thấp.
Một số loại trái cây phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày là:
- Chuối: Chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và gần như không có tính chua, đây là loại trái cây được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Táo: Trong táo rất giàu Pectin, chất xơ hòa tan giúp hạn chế cơ thể hòa tan chất béo trong dạ dày, đồng thời tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn trong đường ruột nên rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên chọn các loại táo ngọt, táo đường thay vì các loại táo xanh, chua.
- Quả bơ: Bơ mềm, dồi dào dinh dưỡng, năng lượng và chất xơ nên cũng rất tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Đồng thời, hàm lượng Kali trong quả bơ còn có tác dụng giảm căng thẳng, tăng hoạt động nhu động ruột, từ đó giảm các cơn đau dạ dày.
- Quả dừa: Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể uống nước từ trái dừa để bổ sung các khoáng chất, vitamin và chất điện giải hữu ích cho cơ thể. Nước dừa còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên để làm lành nhanh các tổn thương trong đường ruột. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý không nên uống nước quá 2 quả dừa mỗi ngày, đồng thời không nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Tìm hiểu ngay: Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Lý
Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày cần kiêng gì?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên có trong chế độ dinh dưỡng thì người bị trào ngược dạ dày cũng cần chú ý kiêng, hạn chế một số loại thức ăn và uống có khả năng khiến bệnh tình nặng thêm như:
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao
Các loại chất béo độc hại có trong mỡ động vật, thức ăn chế biến dạng chiên rán như khoai tây chiên, gà rán, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn, các loại nước sốt kem, sữa và các chế phẩm không tách béo… có tác động xấu đến sức khỏe nói chung và hoạt động của hệ tiêu hóa nói riêng.
Việc bổ sung nhiều loại thực phẩm này sẽ gia tăng các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản, tăng nguy cơ viêm loét và đau dạ dày. Đồng thời, hấp thụ nhiều chất béo cũng tăng nguy cơ béo phì, mắc các bệnh lý về tim mạch,…
Chất kích thích, nước ngọt và các loại đồ uống có gas
Các loại đồ uống hay thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, cà phê, trà hoặc chứa cồn hay caffeine đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của dạ dày. Caffeine có thể gây sự giãn cơ vòng dưới của thực quản, đồng thời tăng cường tiết dịch acid trong dạ dày, khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nặng. Trong khi đó, cồn có thể gây kích ứng dạ dày, tăng tình trạng viêm loét và trào ngược, thậm chí gây ngộ độc.
Bệnh nhân cũng cần hạn chế uống các loại nước ngọt chứa hàm lượng đường cao gây hại hoạt động của hệ tiêu hóa và tác động xấu đến sức khỏe. Đặc biệt, những loại nước chứa gas có khả tăng tăng chướng bụng, đầy hơi, kích thích co bóp gây trào ngược và ợ chua ở người bị các bệnh liên quan đến dạ dày.
Các loại trái cây có vị chua hoặc có nhiều nhựa, chát
Bệnh nhân bị viêm loét, đau dạ dày hoặc trào ngược dịch dạ dày lên thực quản cần tránh ăn nhiều các loại trái cây chứa hàm lượng acid tự nhiên, vitamin cao như họ cam – quýt – chanh, cà chua,… Nếu ăn quá nhiều, đặc biệt khi đang đói có thể kích thích tăng cường acid ở dạ dày và gây hiện tượng trào ngược lên thực quản nhiều hơn, từ đó gây tổn thương cổ họng, thực quản và dạ dày.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cách bảo bệnh nhân bị bệnh liên quan đến dạ dày cũng không nên ăn các loại quả chứa nhiều nhựa, chát như sung, hồng xiêm, mít, chuối xanh… Các chất nhựa, mủ trong những loại trái cây này khi đi vào dạ dày sẽ kết hợp acid tạo thành sỏi nhỏ tích tụ gây, cản trở hoạt động tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng cần kiêng ăn nhiều các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng để tránh kích thích co bóp và tiết dịch acid dạ dày, tăng mức độ tổn thương ở các vết viêm loét. Các món ăn cay nóng chứa ớt, tiêu, tỏi, bạc hà,… có thể gây kích thích niêm mạc thực quản, khiến bệnh nhân trào ngược dạ dày cảm giác nóng rát, co thắt và trào ngược nhiều hơn.
Muối hoặc thực phẩm mặn
Nạp vào cơ thể quá nhiều muối hoặc các thực phẩm mặn chứa nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao, sỏi thận, tim mạch,… Muối cũng có thể tăng cường cường trào ngược dạ dày – thực quản, do đó bệnh nhân nên ăn nhạt hơn, hạn chế các thực phẩm ướp muối trong thực đơn hàng ngày.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích về nguyên tắc, các nhóm thực phẩm nên ăn và cần kiêng khi xây dựng chế độ ăn của người trào ngược dạ dày. Hy vọng bài viết sẽ giúp bệnh nhân gặp các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa để hỗ trợ điều trị bệnh và nhanh chóng phục hồi.
ArrayĐọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tháng Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý về tiêu hoá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong xã hội hiện tại, đặc biệt ở nhóm người trong độ tuổi đi làm. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, cần được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh sau này. Tuy nhiên, khám trào ngược dạ dày ở đâu là uy tín nhất? Dưới đây là 17 địa chỉ đáng tin để bạn tham khảo. Làm thế nào để nhận biết địa chỉ khám trào...
Xem chi tiếtTrào ngược dạ dày - thực quản hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Một vấn đề được quan tâm nhất chính là: Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu về mức độ nguy hiểm cũng như khó chịu của bệnh, đồng thời tìm hiểu thời điểm cần thăm khám bác sĩ và quy trình chẩn đoán qua bài viết sau. Bệnh GERD - Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Hiện tượng này...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!