Hướng Dẫn 6 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Hiệu Quả Nhất

Chữa mề đay bằng lá khế là một mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng hiện nay bởi đem lại hiệu quả cao và an toàn với mọi cơ địa, kể cả những đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ hay bà bầu,… Hãy cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tìm hiểu về mẹo chữa trị này trong bài viết dưới đây.

Dùng lá khế chữa mề đay có được không?

Cây khế là một loại cây đã quá quen thuộc trong cuộc sống của bất kỳ người Việt Nam nào. Đặc biệt, theo Y học cổ truyền, lá của loài cây này còn là một vị thuốc chữa được nhiều căn bệnh khác nhau. Lá khế có tính bình và vị chua, rất tốt để điều trị ngứa ngáy, tiêu viêm, giải độc và lợi tiểu. Cũng chính vì thế, khi mắc các bệnh liên quan đến da liễu như mề đay, chàm, viêm da cơ địa, mẩn ngứa,… nhiều người thường dùng loại lá này để chữa trị.

Lá khế có thể dùng chữa mề đay bởi chúng có khả năng rất tốt để điều trị ngứa ngáy, tiêu viêm, giải độc
Lá khế có thể dùng chữa mề đay bởi chúng có khả năng rất tốt để điều trị ngứa ngáy, tiêu viêm, giải độc

Chữa mề đay bằng lá khế hiện vẫn chưa được bất kỳ cuộc thử nghiệm khoa học nào chứng minh. Tuy nhiên, vì thành phần của lá cây khế có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa dồi dào, nên nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn, đồng thời tái tạo và phục hồi các mô liên kết tế bào da tuyệt vời. Hay nói cách khác, dùng lá khế để chữa mề đay là hoàn toàn có khả năng.

Mặc dù dùng lá khế chữa mề đay đã được nhiều người kiểm nghiệm, tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể áp dụng được. Bởi đây chỉ là một phương pháp điều trị trong tự nhiên, sẽ ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cơ địa của người bệnh. Những đối tượng có thể áp dụng mẹo điều trị này đó là:

  • Người bị mề đay cấp tính, không có những triệu chứng bất thường như huyết áp tụt, nôn mửa, tim đập nhanh, tiêu chảy, sốc phản vệ,…
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.

6 cách chữa mề đay bằng lá khế

Mề đay có thể gây cho người bệnh cảm giác khó chịu vì ngứa ngáy, thậm chí là đau nhức. Khi gặp phải trường hợp này, bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa mề đay bằng lá khế ngay dưới đây:

Đun nước lá khế tắm

Một trong những cách đơn giản nhất được nhiều người áp dụng đó là đun nước lá khế tắm. Cách làm này có thể áp dụng được ở mọi đối tượng khác nhau, đặc biệt là đối với trẻ em, người đang mang thai, người cao tuổi,…

Tắm nước lá khế phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau
Tắm nước lá khế phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi cả cảnh non.
  • Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó cho vào ngâm với nước muối khoảng 10-15 phút để khử khuẩn.
  • Bước 3: Xếp lá khế và cành lá khế non vào nồi, đổ nước cho ngập mặt (khoảng 2 lít nước), đun cho đến khi sôi.
  • Bước 4: Lọc lấy nước lá khế đã sôi để tắm, thực hiện mỗi ngày 1 lần đều đặn trong 1 tuần. Lưu ý nên tắm ở những nơi kín gió, giữ nước ấm khi tắm và tránh tắm quá lâu.

Đắp lá khế trên mề đay

Ngay khi vừa xuất hiện mề đay trên da, bạn có thể áp dụng luôn cách làm này để điều trị từ sớm. Cách làm này sẽ phù hợp hơn trong trường hợp bị mề đay một cách đột ngột, có thể là do thay đổi khí hậu, chuyển nóng hoặc chuyển lạnh bất chợt.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng một nắm lá khế tươi, sau đó rửa sạch.
  • Bước 2: Ngâm lá khế trong nước muối để khử khuẩn trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Bước 3: Cho lá khế vào chảo sao với lửa vàng cho đến khi lá khế chuyển sang màu vàng và có mùi toả ra.
  • Bước 4: Cho lá khế bọc vào bên trong một chiếc khăn xô mỏng, sau đó đắp hoặc chườm lên da cho đến khi lá nguội hẳn.

Xông hơi với lá khế

Xông hơi trị mề đay với lá khế áp dụng trong trường hợp người bệnh bị nổi mề đay nhiều trên vùng da mặt hoặc da cổ. Khi xông, hơi nóng sẽ tỏa lên làm giãn các lỗ chân lông, từ đó mà các bụi bẩn hay các tác nhân gây dị ứng bị đẩy ra bên ngoài, giúp đào thải độc tố cho cơ thể. Không những thế, với phương pháp xông hơi này, da mặt của người bệnh sẽ trở nên mềm mại hơn và phục hồi được hư tổn.

Xông hơi với nước lá khế giúp đào thải độc tố và dị nguyên gây bệnh ra bên ngoài
Xông hơi với nước lá khế giúp đào thải độc tố và dị nguyên gây bệnh ra bên ngoài

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá khế tươi và khoảng 2 lít nước.
  • Bước 2: Sơ chế lá khế thật sạch.
  • Bước 3: Đun sôi là khế cùng với 2 lít nước. Sau đó trùm khăn hoặc một tấm vải mỏng qua đầu, xông hơi cho đến khi nước nguội hẳn. Tuy nhiên, hãy để cho nước nguội bớt rồi mới bắt đầu xông, không xông với nước quá nóng (khi vừa sôi) vì rất dễ làm da mặt bị kích ứng, dẫn đến việc mề đay dễ lan rộng hơn.

Đắp lá khế với muối biển

Muối biển từ xa xưa đã được biết đến là một loại nguyên liệu trong tự nhiên có tính sát khuẩn rất cao. Khi kết hợp dùng lá khế với muối biển, người bệnh sẽ giảm được cảm giác sưng đỏ, ngứa ngáy, phòng ngừa được nguy cơ bị bội nhiễm. Đồng thời, muối biển còn chứa nhiều loại khoáng chất tốt cho da, do đó người bệnh còn có thể được phục hồi và tái tạo làn da hư tổn một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Vớt lá khế để ráo nước, sau đó cho giã nhuyễn và trộn với muối biển.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch vùng da bị nổi mề đay, sau đó đắp hỗn hợp lá khế và muối biển lên trong khoảng 15 phút.
  • Bước 4: Rửa sạch lại vùng da với nước ấm sau đó lau khô. Thực hiện đều đặn từ 1-2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả trị mề đay tốt nhất.

Dùng lá khế với các thảo dược khác

Bên cạnh các cách làm trên, bạn còn có thể kết hợp lá khế với một số loại thảo dược khác để tăng cường mức độ hiệu quả điều trị mề đay.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá khế, lá hương cao và dã hương với liều lượng đủ dùng.
  • Bước 2: Rửa sạch các loại nguyên liệu trên, sau đó cho tất cả vào nồi đun sôi từ 3-5 phút.
  • Bước 3: Khi nước sôi thì đổ ra, hoà cùng một chút nước lạnh để vừa ấm, sau đó dùng để tắm. Phần bã thừa còn lại có thể cho vào trong chiếc khăn xô để đắp lên da.

Uống nước lá khế

Nước lá khế khi uống vào cơ thể sẽ đem lại công dụng lợi tiểu, giảm ngứa ngáy, giải độc cơ thể rất tốt. Nếu bạn bị mề đay xuất phát từ nguyên nhân nóng trong hay do suy giảm các chức năng của gan và thận thì có thể áp dụng mẹo này.

Uống nước lá khế giúp ngăn ngừa mề đay xuất phát từ nguyên nhân nóng trong hoặc do gan, thận yếu
Uống nước lá khế giúp ngăn ngừa mề đay xuất phát từ nguyên nhân nóng trong hoặc do gan, thận yếu

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng một vài lá khế, cho vào nước muối loãng ngâm trong 10 phút để khử khuẩn.
  • Bước 2: Rửa sạch lại lá khế với nước sạch và để ráo nước.
  • Bước 3: Đun lá khế với khoảng 1 lít nước cho đến khi nước cạn một nửa thì lấy ra để nguội và uống. Có thể dùng nước lá khế uống thay uống trà, uống liên tục trong khoảng 2-3 ngày để đạt được hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng lá khế để chữa mề đay

Trong quá trình sử dụng lá khế để điều trị mề đay, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Lá khế thường có nấm mốc hay các loại vi khuẩn bám vào. Vì vậy, người dùng nên vệ sinh thật sạch trước khi sử dụng.
  • Tùy từng cơ địa khác nhau mà hiệu quả điều trị mề đay với lá khế cũng khác nhau.
  • Trong quá trình sử dụng lá khế chữa mề đay, nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường, hãy dừng ngay lại và tới các cơ quan y tế gần nhất để được thăm khám.
  • Mẹo chữa mề đay bằng lá khế chưa được chứng minh một cách rõ ràng, vì vậy, người bệnh hãy sử dụng các phương pháp điều trị tây y để điều trị một cách dứt điểm.

Trên đây Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đã thông tin đến cho độc giả TOP 6 cách chữa mề đay bằng lá khế đơn giản ngay tại nhà. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi khuyến cáo bạn nên đi khám để được các chuyên gia tư vấn hướng điều trị chính xác nhất.

Array
Câu hỏi thường gặp
Nổi Mề Đay Sau Sinh Có Tự Khỏi Không

Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.  Nổi...

Xem chi tiết
Mề Đay Mãn Tính Có Chữa Được Không

Mề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay HIV Có Ngứa Không

Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...

Xem chi tiết
Giải Đáp: Khi Bị Nổi Mề Đay Có Được Ra Gió Không?

Nổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...

Xem chi tiết
Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì

Mề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Bác Sĩ Lê Phương Chữa Mẩn Đỏ, Ngứa Da Có Hiệu Quả Không?

Bác sĩ Lê Phương hiện đang nắm giữ cương vị Phó Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện....

Giải Mã Công Dụng Các Vị Thuốc “VÀNG” Trong Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Tiêu ban hoàn bì thang là bài thuốc đặc trị mề đay nổi tiếng nhờ giúp hơn 30.000 bệnh nhân...
Quy trình thăm khám Đông - Tây y hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm

Bí Quyết Chữa DỨT ĐIỂM Mề Đay Khi Mang Thai AN TOÀN Từ Thảo Dược

Lần đầu mang thai, niềm vui chưa được bao lâu, chị Vũ Ngọc Diệp (29 tuổi, Hà Nội) đã phải...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...
Cách Khắc Phục Tình Trạng Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Nổi Mề Đay

Cách Khắc Phục Tình Trạng Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh Nổi Mề Đay

Dị ứng thuốc kháng sinh nổi mề đay là một trong những phản ứng phụ phổ biến và gây khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top