Top 13 Bài Thuốc Nam Chữa Tiểu Buốt Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Dùng thuốc Nam chữa tiểu buốt là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng bởi chúng rất lành tính và có khả năng điều trị bệnh rất tốt. Những thông tin bài viết dưới đây sẽ gợi ý chữa tiểu buốt bằng thuốc Nam với những dược liệu quen thuộc, cách làm đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Top 13 bài thuốc Nam chữa tiểu buốt tốt nhất
Chữa tiểu buốt bằng thuốc Nam là phương pháp điều trị tối ưu được thời gian, chi phí điều trị và mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc Nam chữa tiểu buốt dưới đây.
1. Bèo cái chữa tiểu buốt
Bèo cái là thực vật thường sống ở ao hồ. Theo Đông y, đây là dược liệu có tính lạnh, vị cay, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu. Với những công dụng đó, bèo cái có tác dụng chữa tiểu buốt hiệu quả, loại bỏ hiệu quả triệu chứng tiểu buốt.
Nguyên liệu chuẩn bị: Bèo cái, lá thài lài, rễ gianh, mã đề.
Cách thực hiện:
- Sơ chế, làm sạch bèo cái cùng các dược liệu khác để làm sạch bụi bẩn.
- Phơi khô hoặc sao vàng tất cả các nguyên liệu trên rồi sắc lấy thuốc uống.
- Có thể thêm đường vào thuốc và sử dụng thuốc khi còn nóng để dễ uống hơn.
- Bài thuốc từ bèo cái đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng để thấy được tác dụng.
2. Râu ngô và mã đề
Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu râu ngô và mã đề là bài thuốc Nam chữa tiểu buốt khá phổ biến, được nhiều người áp dụng. Cả hai dược liệu đều có vị ngọt, không chứa độc tố, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, mát gan và thải độc tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu: 50gr râu ngô và 30gr mã đề.
Cách thực hiện:
- Làm sạch râu ngô và mã đề rồi sấy khô.
- Đun hỗn hợp dược liệu trong khoảng 10 phút thì tắt bếp và sử dụng.
- Người bệnh có thể sử dụng nước râu ngô và mã đề thay nước lọc hàng ngày để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
3. Bài thuốc Nam chữa tiểu buốt từ phượng vĩ thảo
Theo Đông y, phượng vĩ thảo có tính mát, lạnh, có vị đắng. Sử dụng dược liệu này có tác dụng điều trị chứng tiểu buốt, bệnh viêm đường tiết niệu, kiết lỵ… Với bệnh nhân mắc tiểu buốt hoặc tiểu rắt, đây thật sự là bài thuốc điều trị phù hợp và hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: Phượng vĩ thảo.
Cách thực hiện:
- Làm sạch và sơ chế phượng vĩ thảo để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
- Dùng nước vo gạo và sắc với thuốc để dùng hàng ngày.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc từ phượng vĩ thảo trong khoảng 10 đến 15 ngày để thấy các triệu chứng suy giảm.
4. Rau mồng tơi
Không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn, rau mồng tơi còn là vị thuốc Nam chữa tiểu buốt được nhiều người áp dụng. Theo y học cổ truyền, lá mồng tơi có tính mát, vị ngọt, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải nhiệt và mát gan.
Nguyên liệu chuẩn bị: Khoảng 100gr rau mồng tơi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch mồng tơi rồi để ráo nước và đun cùng khoảng 2 bát nước.
- Đun trong thời gian 5 – 10 phút thì tắt bếp, cho ra cốc, để nguội và sử dụng hàng ngày.
- Với những đối tượng bụng yếu, dễ đi ngoài thì không nên áp dụng bài thuốc từ lá mồng tơi.
5. Đậu xanh chữa tiểu buốt
Với người bệnh mắc tiểu buốt do nóng trong người, độc tố tích tụ trong gan thận thì đậu xanh là nguyên liệu có khả năng điều trị bệnh rất tốt. Đậu xanh là dược liệu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giải độc và lợi tiểu. Bởi vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng để chữa tiểu buốt.
Nguyên liệu chuẩn bị: 100gr đậu xanh nguyên vỏ.
Cách thực hiện:
- Sơ chế, rửa sạch đậu xanh để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn rồi để ráo nước.
- Rang nhỏ lửa, cho tới khi có mùi thơm nhẹ thì tắt bếp rồi tán nhỏ thành bột mịn.
- Hòa bột đậu xanh với nước ấm rồi sử dụng trực tiếp.
- Mỗi ngày uống 3 lần, vào sáng, trưa, tối và sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
6. Bài thuốc Nam chữa tiểu buốt với cỏ đăng tâm khô
Tiểu buốt có thể là một trong những triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt. Bởi vậy, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ cỏ đăng tâm khô để điều trị chứng tiểu buốt. Cỏ đăng tâm có vị ngọt, tính hàn, là vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau.
Nguyên liệu chuẩn bị: 5gr cỏ tâm đăng, 2 quả hồng sấy khô.
Cách thực hiện:
- Sơ chế, làm sạch cỏ tâm đăng rồi đem sấy khô dược liệu.
- Đun dược liệu cùng 2 bát nước lọc và đun cho tới khi nước sôi thì cắt hồng sấy khô vào cùng. Người bệnh có thể thêm một chút đường phèn vào cùng thuốc.
- Lọc lấy phần nước rồi sử dụng hàng ngày.
7. Bài thuốc từ bí xanh
Bí xanh là thực phẩm được sử dụng chủ yếu trong chế biến thành món ăn. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt. Theo Đông y, bí xanh có tính mát, vị ngọt, không có độc tố, quy vào kinh Can và Thận.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100gr bí xanh.
Cách thực hiện:
- Gọt bí và làm sạch, bỏ phần ruột và cắt thành từng khúc nhỏ.
- Xay nhuyễn bí xanh, lọc lấy nước rồi sử dụng.
- Mỗi ngày uống nước bí xanh hai lần, sau bữa trưa và bữa tối.
8. Chuối và mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng là nguyên liệu có tính bình, có công dụng bổ khí huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt. Bên cạnh đó, chuối tiêu có tính hàn, vị ngọt, thường được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh như: Viêm niệu đạo, viêm nhiễm bàng quang.
Chính vì vậy, cách chữa tiểu buốt bằng thuốc Nam với hai nguyên liệu chính là chuối xanh, mộc nhĩ trắng luôn được dân gian đánh giá cao.
Chuẩn bị nguyên liệu: 50gr mộc nhĩ trắng, 1 quả chuối tiêu xanh.
Cách thực hiện:
- Bỏ vỏ chuối xanh, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết nhựa bên trong. Rửa lại với nước, để ráo nước rồi cắt thành từng lát nhỏ.
- Sơ chế sạch mộc nhĩ trắng và đun sôi rồi cho chuối xanh vào nấu cùng, đun cho tới khi chuối nhừ hẳn thì tắt bếp.
- Lọc và chắt lấy nước, để nguội rồi sử dụng.
- Mỗi tuần, người bệnh áp dụng bài thuốc này 2 – 3 lần và kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
9. Bột sắn dây
Sắn dây là dược liệu có vị ngọt, tính mát, có thể sử dụng để điều trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt, mẩn ngứa, nổi mề đay … thanh lọc, làm mát cơ thể trong những ngày hè oi bức. Đồng thời, bột sắn dây cũng có tác dụng hạ sốt hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: Bột sắn dây và nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Cho hai thìa bột sắn dây vào cốc, hòa tan cùng nước lọc rồi cho ½ thìa nước cốt chanh vào cùng.
- Sử dụng nước sắn dây để điều trị bệnh, mỗi tuần dùng 1 – 2 lần và kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
10. Bột quế
Bột quế là gia vị để chế biến món ăn quen thuộc. Ngoài ra, chúng còn chứa các hoạt chất chống viêm, giúp sát trùng, kháng khuẩn ở niệu đạo và hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt.
Chuẩn bị nguyên liệu: Bột quế.
Cách thực hiện:
- Hòa tan ½ thìa bột quế cùng 180ml nước ấm.
- Sử dụng bài thuốc Nam chữa tiểu buốt này hàng ngày và uống liên tục trong 10 – 14 ngày để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp bột quế với dầu dừa tạo thành hỗn hợp. Sau đó sử dụng bông và thoa lên cơ quan sinh dục để điều trị chứng tiểu buốt cho viêm đường tiết niệu gây ra.
11. Thuốc Nam chữa tiểu buốt từ ngải cứu
Bên cạnh tác dụng chữa đau đầu, đau lưng và lưu thông khí huyết, ngải cứu còn có khả năng trị chứng tiểu buốt. Đặc biệt khi kết hợp với các dược liệu khác, bài thuốc từ ngải cứu càng gia tăng hiệu quả điều trị.
Chuẩn bị nguyên liệu: 50gr ngải cứu, 15gr rễ cỏ tranh, 15gr cỏ seo gà.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu và các dược liệu rồi để ráo nước.
- Cho tất cả các dược liệu vào nồi rồi đun cùng khoảng 1 lít nước, đun khoảng 20 phút thì tắt bếp và sử dụng.
- Chia thuốc thành hai lần uống trong ngày, vào buổi sáng và tối. Người bệnh có thể sử dụng cùng 1 thìa mật ong để dễ uống hơn.
12. Cây rau má
Rau má là một vị thuốc quen thuộc, có thể kết hợp cùng với nhiều thảo dược khác để điều trị bệnh. Chúng có tác dụng diệt khuẩn, thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: 300gr rau má tươi.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch rau má, ngâm qua cùng nước muối loãng rồi để ráo nước.
- Dùng máy sinh tố và xay nhuyễn rau má, chắt lọc lấy nước và cho vài hạt muối vào cùng.
- Uống trực tiếp nước ép rau má, sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối.
13. Cây mã đề
Trong y học cổ truyền, cây mã đề là dược liệu lành tính, có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Do đó, nó luôn được xem là bài thuốc Nam chữa tiểu buốt hiệu nghiệm, bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng tại nhà.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100gr mã đề, 100gr râu ngô, 100gr rễ cỏ tranh, 50gr cam thảo dây, 50gr bồ công anh.
Cách thực hiện:
- Làm sạch và sơ chế rồi đem phơi hoặc sấy khô tất cả dược liệu.
- Đun cùng với khoảng 1 lít nước, đun nhỏ lửa khoảng 20 phút để các dưỡng chất ngấm ra thuốc thì tắt bếp và sử dụng.
- Áp dụng bài thuốc Nam chữa tiểu buốt từ cây mã đề trong thời gian dài để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
Lưu ý khi chữa tiểu buốt bằng thuốc Nam
Những bài thuốc trên rất lành tính, có nguyên liệu chính từ thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Trước khi dùng thuốc, người bệnh phải tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Hầu hết các bài thuốc đều lành tính đối với người bệnh bạn vẫn nên thăm khám và dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Điều này hạn chế những rủi ro trong quá trình chữa bệnh.
- Người bệnh nên theo dõi sức khỏe trong 1 tuần đầu sử dụng. Trong trường hợp xuất hiện tình trạng khó thở, mẩn ngứa, người bệnh nên dừng thuốc và tới các cơ sở y tế để thăm khám lại và có phương pháp khắc phục kịp thời.
- Hiệu quả điều trị của thuốc phụ thuộc vào từng cơ địa của người bệnh. Bởi vậy trong thời gian điều trị, nếu không hiệu quả, bạn có thể dừng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để áp dụng phương pháp điều trị khác.
Các bài thuốc Nam chữa tiểu buốt đã được nhiều người bệnh áp dụng bởi chúng lành tính và có hiệu quả điều trị rất tốt. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để có được kết quả trị bệnh tốt nhất.
ArrayCLICK ĐỌC NGAY:
“Tiểu buốt khám ở đâu uy tín?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là top bệnh viện khám và điều trị bệnh hiệu quả tại ba thành phố lớn trên cả nước. Người bệnh có thể lựa chọn và tới thăm khám khi có những triệu chứng bất thường. Địa chỉ khám tiểu buốt tại Hà Nội Là trung tâm của cả nước, các bệnh viện tại khu vực Hà Nội luôn đón bệnh nhân tại các khu vực lân cận tới khám và điều trị bệnh. Vậy, tiểu buốt khám ở...
Xem chi tiếtTiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_7940" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”[/caption] Đi tiểu...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!