Trẻ Bị Nổi Mề Đay

Tình trạng mề đay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và phát triển của trẻ. Bố mẹ nên tự tìm hiểu các thông tin về cách nhận biết, nguyên nhân gây nổi mề đay, và cách phòng ngừa và xử lý phù hợp. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con và tránh các biến chứng nguy hiểm do sự thiếu hiểu biết và chủ quan.

Trẻ bị nổi mề đay là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Trẻ bị nổi mề đay là hiện tượng nổi mẩn ngứa và các sẩn phù trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng đỏ khiến bé khó chịu, quấy khóc. Tình trạng này rất phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Theo thống kê có khoảng 15% số trẻ bị mề đay dưới 10 tuổi.

Tương tự như ở người lớn, nổi mề đay trẻ em cũng chia thành 2 loại dựa vào thời gian khởi phát, cụ thể là:

  • Mề đay cấp tính: Bệnh khởi phát đột ngột, chỉ lưu lại trên da trong thời gian dưới 6 tuần. Những triệu chứng trên da ở mức độ nhẹ, thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và các hoạt động của trẻ.
  • Mề đay mãn tính: Nếu bố mẹ không biết cách chăm sóc và điều trị, mề đay cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính kéo theo những hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng mề đay có thể kéo dài vài năm và tái đi tái lại liên tục.
Trẻ em bị nổi mề đay mãn tính rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Trẻ em bị nổi mề đay mãn tính rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Việc phát hiện sớm tình trạng nổi mề đay ở trẻ cực kỳ quan trọng trong việc điều trị và bảo vệ sức khỏe cho con. Bố mẹ có thể nhận biết qua các triệu chứng điểm hình sau:

  • Trẻ bị phù mao mạch do các chất hóa học histamin bị kích thích, từ đó xuất hiện các nốt mẩn đỏ có màu hồng nhạt hoặc trắng và các sẩn phù trên da. Tình trạng này có thể xảy ra ở một số bộ phận như tay, chân, bụng,…hoặc bộc phát toàn thân.
  • Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát da khiến trẻ rất khó chịu, thường xuyên quấy khóc, gãi mạnh, chán ăn và ngủ không ngon giấc.
  • Một số trường hợp trẻ còn bị sưng mắt, miệng, tay chân hoặc bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em

Các bác sĩ cho biết, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nguyên nhân khiến nổi mề đay ở trẻ. Tuy nhiên, dựa vào đánh giá chuyên môn, sau đây là một số tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng này:

  • Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng: Cơ địa trẻ rất nhạy cảm, khi tiếp xúc với những dị nguyên như lông thú cưng, phấn hoa, khói bụi,…rất dễ nổi mề đay. Nếu bố mẹ không chú ý phát hiện sớm có thể khiến trẻ bị phù mạch và khó thở.
  • Côn trùng đốt: Nọc độc của một số côn trùng như ong, kiến, rận,…cũng là nguyên nhân gây kích ứng da, nổi mẩn ngứa.
  • Dị ứng thực phẩm: Trẻ dung nạp quá nhiều các loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
  • Yếu tố thời tiết: Một trong những yếu tố phổ biến khiến trẻ bị nổi mề đay là do thay đổi thời tiết đột ngột, làn da trẻ chưa kịp thích nghi kịp.
  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch kém, rất dễ bị tấn công bởi những tác nhân bên ngoài cũng gây ra tình trạng nổi mề đay.
  • Nhiễm khuẩn: Trẻ bị nổi mề đay khắp người rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan B hay lupus ban đỏ.
  • Các bệnh hô hấp: Thống kê cho biết, trẻ em mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ nổi mề đay là khoảng 20%.
  • Giới tính: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bé gái bị nổi mề đay nhiều hơn so với bé trai.
  • Chế độ dinh dưỡng: Một trong những yếu tố khiến trẻ bị nổi mề đay đó là do mất cân bằng dinh dưỡng, từ đó kích thích các nhân tố gây dị ứng.
  • Sử dụng thuốc Tây y: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau,…khi sử dụng nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ là nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Di truyền: Những trẻ em có bố hoặc mẹ đã từng bị mề đay dễ mắc bệnh hơn đối tượng khác tới 25%.

Trẻ hay bị nổi mề đay nguy hiểm không? Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Tình trạng nổi mề đay khiến trẻ vô cùng khó chịu, chán ăn, thường xuyên quấy khóc và ngủ không ngon. Nếu bố mẹ không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

  • 40% trường hợp trẻ bị phù mạch, đặc biệt là ở các bộ phận nhạy cảm như miệng, mí mắt,….
  • Trẻ khó thở, có thể bị rối loạn nhịp tim.
  • Tổn thương da do gãi hoặc chà xát mạnh có thể dẫn đến bội nhiễm và nhiễm trùng da.
  • Trẻ chậm phát triển, còi xương, suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này.
Những nốt mẩn ngứa khiến trẻ thường vô thức gãi làm tổn thương da, có thể gây nhiễm trùng
Những nốt mẩn ngứa khiến trẻ thường vô thức gãi làm tổn thương da, có thể gây nhiễm trùng

Do vậy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Các nốt mẩn đỏ lan rộng toàn thân.
  • Ngứa ngáy, nóng da khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi.
  • Có biểu hiện sốt nhẹ.
  • Trẻ thường xuyên gãi gây ra những vết thương hở trên da, đôi khi kèm mụn mủ trắng
  • Trẻ bị khó thở hoặc đau bụng.
  • Bố mẹ đã thực hiện một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà nhung tình trạng nổi mề đay ở trẻ không thuyên giảm.

Chi tiết các cách chữa nổi mề đay ở trẻ em

Trẻ bị nổi mề đay khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết nên xử lý như thế nào cho phù hợp. Bởi cơ địa trẻ rất nhạy cảm, khi áp dụng các cách điều trị không chỉ cần đảm bảo hiệu quả mà phải đặt an toàn lên hàng đầu. Dưới đây là chi tiết 3 cách chữa mề đay ở trẻ phổ biến nhất mà bố mẹ nên tham khảo.

Mẹo dân gian

Đây là một trong những giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn thực hiện nhất khi trẻ em bị nổi mề đay. Cách này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho mọi loại da cũng như sức khỏe trẻ. Phổ biến nhất là:

  • Lá chè xanh: Thảo dược này có vị chát, tính mát, các hoạt chất như EGCG, quercetin hay flavonoid giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu viêm và hồi phục những tế bào da bị tổn thương hiệu quả. Bố mẹ rửa sạch lá bằng nước muối loãng rồi đun với 2 lít nước, sau đó pha thêm nước lạnh để tắm cho trẻ.
  • Lá kinh giới: Menthol racemic và d-menthol có trong kinh giới không chỉ sát trùng, chống viêm, giảm ngứa mà còn cải thiện nhanh vùng da bị mẩn đỏ. Cách thực hiện tương tự như lá chè xanh, bố mẹ nấu nước tắm cho trẻ mỗi ngày từ lá kinh giới.
  • Nha đam: Đây là thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc da liễu, có thể trị mề đay ở cả người lớn và trẻ em rất an toàn. Tinh chất nha đam kháng khuẩn tốt, giảm ngứa, thúc đẩy tổn thương da nhanh lành, tránh để lại sẹo. Bố mẹ chỉ cần lọc lấy phần lõi trắng bên trong, thái nhỏ rồi bôi trực tiếp lên da bé.
Tắm nước lá chè xanh chữa mề đay ở trẻ hiệu quả
Tắm nước lá chè xanh chữa mề đay ở trẻ hiệu quả

Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng lá khế, tía tô, trầu không,…để chữa nổi mề đay ở trẻ. Tuy nhiên, các giải pháp dân gian thường chỉ hiệu quả trong trường hợp nổi mề đay cấp tính. Bố mẹ chỉ nên sử dụng trong thời gian đầu bệnh mới khởi phát. Nếu tình trạng mẩn ngứa đã nghiêm trọng thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị.

Sử dụng thuốc Tây y

Các sản phẩm thuốc Tây y cho hiệu quả giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy do mề đay cực kỳ nhanh chóng. Tuy nhiên, dược tính mạnh cũng gây ra một số vấn đề không tốt đối với sức khỏe trẻ. Nếu sử dụng sai cách có thể gây nhờn thuốc, trẻ bị chậm phát triển, dễ mắc bệnh dạ dày.

Do đó, bố mẹ cần phải đưa trẻ đến thăm khám ở những bệnh viện uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng tình trạng nổi mề đay và thể trạng trẻ để đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất. Dưới đây là một số loại thuốc trị mẩn ngứa thường được bác sĩ chỉ định điều trị nổi mề đay ở trẻ em:

  • Kháng Histamin H1: Thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất histamin trong cơ thể, từ đó giảm mề đay hiệu quả.
  • Kem bôi chứa Menthol: Sản phẩm chiết xuất từ bạc hà, vừa làm mát và dịu da, vừa cải thiện triệu chứng viêm nhiễm.
  • Kem bôi chứa Corticoid: Nhóm thuốc có tác dụng giảm triệu chứng viêm da, mẩn ngứa nhưng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, gây mòn da hoặc teo cơ.
  • Chất ức chế miễn dịch: Phổ biến như Cyclosporine, Mycophenolate, Tacrolimus,… được bác sĩ kê đơn trong trường hợp mề đay mãn tính. Tuy nhiên, bố mẹ cần hết sức lưu ý bởi nó tiềm ẩn nguy cơ đau đầu, buồn nôn và suy thận.
  • Kháng sinh: Thuốc giúp kháng khuẩn, giảm viêm, giảm mề đay ở trẻ hiệu quả.
  • Thuốc hen suyễn dạng tiêm: Bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện khi các thuốc trên không hiệu quả.

[pr_middle_post]

Một số loại thuốc tây được dùng trong điều trị bệnh mề đay ở trẻ
Một số loại thuốc tây được dùng trong điều trị bệnh mề đay ở trẻ

Thông thường, nếu trẻ bị nổi mề đay cấp tính sẽ được dùng kem bôi ngoài da chứa corticoid, menthol. Nếu tình trạng đã nghiêm trọng chuyển sang giai đoạn mãn tính, bác sĩ sẽ yêu cầu kết hợp cả việc bôi và uống thuốc. Bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ, thường xuyên tái khám để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nổi mề đay

Ngoài việc điều trị bằng các bài thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách trị mề đay mẩn ngứa tại nhà mà bố mẹ cần lưu ý. Hãy bổ sung các nhóm thực phẩm sau để bệnh tình của trẻ nhanh được cải thiện:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau súp lơ, yến mạch, các loại củ,…. Bố mẹ có thể chế biến thành các món ăn hoặc hầm kỹ lấy phần nước cốt cho trẻ.
  • Thực phẩm giàu vitamin C giúp kháng viêm, tăng cường miễn dịch như cam, bưởi, dâu tây, ổi,…
  • Các món ăn nhiều kẽm và vitamin E như cải bó xôi, bí đỏ, măng tây,…để cải thiện làn da hiệu quả.
  • Thực phẩm omega-3 như cá béo, nước ép,…giúp da mềm mịn, khỏe mạnh, ngăn ngừa sản sinh histamin.
  • Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như trà xanh, việt quất, lựu,..để bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa.
  • Uống đủ nước, kết hợp thêm các loại nước ép từ trái cây tươi, vừa cải thiện bệnh mề đay, vừa tăng cường sức khỏe.
Các loại nước ép trái cây rất tốt khi trẻ bị nổi mề đay toàn thân
Các loại nước ép trái cây rất tốt khi trẻ bị nổi mề đay toàn thân

Bên cạnh đó, trẻ bị nổi mề đay nên kiêng ăn những nhóm thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều dầu mỡ, các loại snack và thực phẩm đóng gói sẵn.
  • Tránh ăn thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng như hải sản, thịt gà,…
  • Hạn chế uống sữa động vật như sữa bò, sữa dê,…
  • Không nên cho quá nhiều gia vị mặn hoặc ngọt trong quá trình chế biến.
  • Không nên cho trẻ sử dụng đồ uống có ga hoặc cồn.

Trong trường hợp trẻ chưa cai sữa, mẹ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng trên. Điều này phần nào có thể giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay.

Nên đưa trẻ đi khám ở đâu tốt nhất

Trẻ bị nổi mề đay nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các bác sĩ khuyên rằng, ngay khi phát hiện ra triệu chứng trên da, bố mẹ cần chủ động đưa con đi khám ngay. Bố mẹ có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín, chất lượng sau đây:

  • Bệnh viện Da Liễu Trung Ương: Đây là bệnh tuyến tuyến đầu cả nước chuyên khám chữa các bệnh da liễu, nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị hiện đại. Người bệnh đến khám tại số 15A Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội. SĐT: 1900 6951.
  • Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh: Đây là địa chỉ khám da liễu mà bố mẹ ở khu vực phía Nam không nên bỏ qua. Bệnh viện quy tụ các bác sĩ giỏi, chuyên nghiệp, tận tình cùng trang thiết bị hiện đại, đầy đủ giúp bố mẹ có thể an tâm. Địa chỉ khám tại số 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3. SĐT: 028 3930 8131.

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc, phòng ngừa mề đay ở trẻ em

Để thúc đẩy tình trạng nổi mề đay ở trẻ nhanh lành cũng như phòng ngừa tái phát, bố mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc,…
  • Tắm bằng nước mát để làm dịu da, không gây kích ứng.
  • Trẻ con rất hiếu động, thường xuyên nghịch bẩn nên bố mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể con mỗi ngày.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ em có tính chất dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Không nên để trẻ nằm điều hòa hoặc tiếp xúc với gió lớn trong thời gian bị nổi mề đay.
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm chứa kẽm và vitamin B5 cho trẻ.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu mềm mịn, tránh chà xát gây kích ứng da.
  • Che chắn kín khi ra ngoài, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Giữ ấm vào mùa đông.
  • Hạn chế các vết trầy xước trên da, nhất là trong quá trình mắc mề đay.
  • Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, nếu có điều kiện bố mẹ có thể mua máy tạo hơi nước để cân bằng độ ẩm.
  • Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý về gan, thận và tuyến giáp để ngăn ngừa mề đay.
  • Nếu bố hoặc mẹ đã từng bị mề đay thì cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé để phát hiện và điều trị sớm.

Trẻ bị nổi mề đay ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Thông qua bài viết, hy vọng bố mẹ đã có đầy đủ kiến thức để phòng ngừa và biết cách xử lý chính xác, bảo vệ tốt sức khỏe của con.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Phong Ngứa Có Lây Không

Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính, gây ra do vi trùng phong. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện - điều trị sớm có thể để lại di chứng hoặc tàn tật suốt đời. Vì thế, nhiều người thường cảm thấy lo lắng và sợ tiếp xúc với những người mắc bệnh lý này. Vậy trên thực tế, bệnh phong có lây hay di truyền không, làm sao để điều trị bệnh hiệu quả?  Bệnh phong ngứa có lây không? Có chữa được không? Thắc mắc “bệnh phong ngứa có lây không, có di...

Xem chi tiết
Trẻ Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Hết

Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con trẻ không may mắc bệnh lý này. Mề đay là bệnh da liễu phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Để giải đáp cho vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102. Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết? Nổi mề đay ở trẻ là tình trạng mao mạch dưới da, niêm mạc phản...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không

Theo dân gian cho rằng, khi bị nổi mề đay cần tránh gió và không nên nằm quạt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này để đưa ra câu trả lời chính xác. Vậy, nổi mề đay có kiêng gió không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này từ các chuyên gia về bệnh mề đay. Nổi mề đay có kiêng gió không? Nổi mề đay là tình trạng mao mạch trên da phản ứng với các yếu tố gây phù cấp, mãn tính ở trung bì. Triệu chứng...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Có Được Nằm Quạt Không

Nổi mề đay là một vấn đề da liễu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho người bệnh. Để có thể chấm dứt tình trạng này, người bệnh sẽ cần phải kiêng khem nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Vậy nếu vào mùa hè nóng bức, người bệnh nổi mề đay có được nằm quạt không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, để xem liệu việc nằm quạt có thể gây tác động gì tới tình trạng nổi mề đay hay không. Tư vấn nổi mề đay có được nằm quạt...

Xem chi tiết
Nổi Mề Đay Kiêng Gì

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, việc tuân thủ các quy tắc sinh hoạt và kiêng cữ trong ăn uống là rất quan trọng để chữa bệnh mề đay và ngăn ngừa sự tái phát. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi người ta tìm kiếm thông tin về "nổi mề đay kiêng gì để khỏi bệnh?" Bài viết này sẽ cung cấp ý kiến chính xác từ chuyên gia da liễu. Nổi mề đay kiêng gì để khỏi bệnh? Mề đay là bệnh lý ngoài da rất phổ biến, triệu chứng đặc trưng là các nốt đỏ...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

Bác Sĩ Lê Phương Chữa Mẩn Đỏ, Ngứa Da Có Hiệu Quả Không?

Bác sĩ Lê Phương hiện đang nắm giữ cương vị Phó Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện....

Đánh Giá Của Người Bệnh Về Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Với những ưu điểm về hiệu quả điều trị, mức độ an toàn, lành tính, Tiêu Ban Hoàn Bì Thang...
Nhất Nam Y Viện là đơn vị trị bệnh đau dạ dày uy tín hiện nay

Nhất Nam Y Viện chữa mề đay hiệu quả không?

Nhất Nam Y Viện là một trong những địa chỉ khám chữa mề đay mẩn ngứa tin cậy của nhiều...

XUA TAN nỗi lo Dị ứng thời tiết nổi mề đay với liệu trình 3...

Hiện nay, liệu trình xử lý dị ứng thời tiết, nổi mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang là...

Giải đáp thắc mắc thường gặp trong khám chữa mề đay, phong ngứa tại Nhất...

Chữa nổi mề đay tại Nhất Nam Y Viện bao lâu thì khỏi, chi phí ra sao, những ai nên...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top