14 Cách Chữa Viêm Da Dị Ứng Bằng Lá Cây Nhanh Khỏi Nhất
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài việc dùng thuốc để điều trị, dân gian còn chữa viêm da dị ứng bằng lá cây để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy đâu là loại lá cây có khả năng chữa viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn? Để biết thêm thông tin về cách chữa, các lưu ý liên quan, mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102.
14 mẹo chữa viêm da dị ứng bằng lá cây hiệu quả nhất
Các mẹo chữa viêm da dị ứng bằng lá cây tại nhà rất đa dạng. Phần lớn các loại lá cây này đều rất dễ tìm, an toàn nên có thể áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ trong thời gian dài. Chi tiết các cách chữa viêm da dị ứng như sau:
Lá chè xanh trị viêm da dị ứng tại nhà
Ngoài việc được dùng như một thứ trà tốt cho sức khỏe, chè xanh còn là loại thảo dược điều trị bệnh ngoài da rất hiệu quả. Dân gian thường sử dụng lá chè để đun nước tắm nhằm loại bỏ tình trạng viêm nhiễm, giúp da tăng sức đề kháng và bớt ngứa ngáy.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước cùng ít muối hạt.
- Đun với lửa nhỏ cho tới khi sôi được 5 phút thì tắt bếp và đổ nước ra chậu.
- Cho thêm khoảng 4 lít nước ấm nữa rồi dùng nước này tắm ngày cách ngày.
Lá khế chữa viêm da dị ứng
Tương tự như các loại lá khác, trong lá khế có chứa các hoạt chất có khả năng đào thải độc tốt, tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt. Để loại bỏ nhanh chóng triệu chứng ở các bệnh ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, viêm da dị ứng, bạn có thể dùng loại lá này nấu thành nước tắm hoặc dùng ngâm rửa trong ít nhất 1 tuần để cảm nhận sự thay đổi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch trước khi ngâm với nước muối pha loãng.
- Vớt lá khế ra, bỏ vào nồi đun cùng 2 lít nước cho tới khi sôi.
- Để nước nguội bớt bạn ngâm chỗ da cần điều trị trong vòng 15 phút rồi vệ sinh lại với nước ấm sạch.
- Trong lúc ngâm nên dùng lá khế chà nhẹ lên da để giảm cảm giác ngứa ngáy.
- Áp dụng tuần 2 – 3 lần.
Chữa viêm da dị ứng bằng lá trầu không
Lá trầu không là nguyên liệu không thể thiếu khi nhắc tới các cách chữa viêm da dị ứng bằng lá cây tại nhà. Vốn dĩ trong lá trầu không có chứa nhiều dưỡng chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Vậy nên không có gì khó hiểu khi loại lá này được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là viêm da.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 2 nắm lá trầu không tươi, 10 quả bồ kết đã được rửa sạch.
- Bẻ đôi quả bồ kết rồi cho vào nồi đun với 2 -3 lít nước cho tới khi sôi thì vò lá trầu không thả vào nồi.
- Đun thêm 5 phút, bạn tắt bếp, bỏ thêm nước lạnh vào để làm giảm nhiệt độ của nước lá trầu không.
- Dùng nước trên tắm tuần 3 lần để cải thiện tình trạng viêm da dị ứng.
Lá đu đủ trị viêm da dị ứng
Để làm tăng hiệu quả trị bệnh viêm da dị ứng của lá đu đủ, bạn có thể kết hợp với khoai tây và lá đinh lăng. Mẹo chữa này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi loại bỏ các cơn ngứa ngáy, làm dịu da cũng như giúp da trở nên mềm mịn hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu cần có gồm 2 – 3 lá đu đủ tươi, 1 nắm củ khoai tây nhỏ và 1 nắm lá đinh lăng.
- Gọt bỏ vỏ khoai tây, rửa sạch lá đinh lăng, đu đủ với nước.
- Cho lá đinh lăng, lá đu đủ ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút thì vớt ra.
- Bỏ tất cả 3 nguyên liệu vào máy xay nhuyễn rồi apply hỗn hợp lên vùng da cần điều trị trong 30 phút.
- Rửa sạch lại da với nước ấm, tiến hành áp dụng cách làm này khoảng 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể.
Chữa viêm da dị ứng bằng lá cây ngải dại
Chữa viêm da dị ứng bằng lá cây ngải dại được người dân khu vực miền Bắc áp dụng khá nhiều. Ngoài việc đun thành nước uống, ngải dại có thể dùng để tắm hoặc đắp trực tiếp lên da theo hướng dẫn sau.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng 1 nắm lá ngải tươi mang rửa sạch, để cho ráo nước.
- Cho lá ngải vào cối giã nát với 1 ít muối hạt.
- Vệ sinh da trước khi đắp hỗn hợp trên lên da, lưu ý chỉ để hỗn hợp trên da trong 5 – 10 phút.
- Rửa sạch lại da, áp dụng tuần 2 lần cho tới khi triệu chứng viêm da dị ứng biến mất.
Lá tía tô
Trong lá tía tô người ta tìm thấy nhiều chất ngừa viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa hiệu quả. Do đó, bạn có thể dùng lá tía tô để làm giảm triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng. Ngoài cách nấu nước tắm, đắp lá tía tô, bạn có thể dùng nguyên liệu này để nấu nước xông hơi nhằm thúc đẩy khả năng lưu thông khí huyết, giúp tinh thần khoan khoái và dễ ngủ hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đã được rửa sạch, để ráo. Sau đó bạn cho vào máy xay nhuyễn rồi đắp lên da trong 10 phút. Cuối cùng rửa lại với nước rồi dùng khăn sạch thấm khô da.
- Cách 2: Dùng 2 nắm lá tía tô rửa sạch, để ráo nước rồi cho lên chảo sao vàng. Dùng vải sạch, bọc lá tía tô lại và chườm lên vùng da khi lá còn nóng. Thực hiện cách chữa viêm da dị ứng này một cách cẩn thận để tránh làm bỏng da.
Cây sài đất
Đây là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc Đông y chuyên chữa các bệnh da liễu như tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã và viêm da dị ứng. Thảo dược này được đánh giá cao ở tính kháng khuẩn, tiêu viêm và độ lành tính với làn da người bệnh. Sử dụng cây sài đất trị viêm da dị ứng dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn nhằm ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa sạch 50g lá sài đất tươi, ngâm qua nước muối trong 15 phút.
- Vớt sài đất ra và cho thẳng vào nồi đun với 2 lít nước cho tới khi sôi.
- Tắt bếp, đổ nước vào một cái chậu có sẵn nước lạnh cho tới khi nhiệt độ nước trong chậu hạ thấp xuống còn 40 độ thì dùng nước này tắm hoặc ngâm rửa đều được.
- Thực hiện cách trị viêm da dị ứng bằng lá cây sài đất tuần 2 – 3 lần.
Loại bỏ viêm da dị ứng bằng hành hoa
Ít ai biết được hành hoa cũng có công dụng hỗ trợ trị bệnh viêm da dị ứng. Tuy nhiên, với các thành phần hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, đào thảo độc tố, hành hoa có khả năng ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm hình thành bệnh lý da liễu. Do đó, dân gian thường dùng loại lá này để loại bỏ tình trạng da sưng đỏ, cảm giác ngứa ngáy về đêm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đầu tiên cần chuẩn bị 1 lạng hành hoa, muối hạt và nước sạch.
- Bỏ phần rễ, lá hành hỏng rồi rửa sạch, cắt nhỏ hành thành từng đoạn với độ dài từ 4 – 5 cm.
- Đun sôi 2 lít nước và một ít muối hạt, thả hành hoa vào đun thêm 5 phút và tắt bếp.
- Rửa sạch vùng da cần điều trị, dùng phần nước đã đun ngâm rửa để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, viêm nhiễm.
- Sau 20 phút, bạn rửa lại da với nước ấm sạch và nên áp dụng cách chữa viêm da da dị ứng bằng lá cây này vào buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lá đơn đỏ làm dịu cơn ngứa
Với các hợp chất như coumarin, tanin, saponin – lá đơn đỏ có thể ngừa oxy hóa, chống viêm, làm lành các tổn thương và tăng cường khả năng miễn dịch cho da trước các tác động từ môi trường. Từ những công dụng nêu trên, bạn có thể tận dụng loại lá này để cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm da dị ứng gây ra theo hướng dẫn bên dưới.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 100g lá đơn đỏ và 100g tầm phỏng, rửa sạch 2 nguyên liệu trên rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước tới khi sôi. Lọc lấy phần nước để ngâm rửa hoặc tắm nhằm loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị dị ứng.
- Cách 2: Dùng 10g lá đơn đỏ, rửa sạch cắt nhỏ và sắc với 400ml nước. Đun với lửa cho tới khi cạn còn gần 1 nửa thì tắt bếp và lấy nước này uống hết trong ngày.
Lá mướp
Cách chữa viêm da dị ứng bằng lá mướp rất đơn giản. Tuy nhiên để áp dụng được biện pháp này thì cần tùy thuộc theo mùa. Hơn nữa, mướp thường được trồng chủ yếu ở các vùng nông thôn nên các bạn ở thành phần sẽ khó tiếp cận được với loại lá này khi cần điều trị.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu cần có gồm 1 nắm lá mướp tươi và 1 miếng vải xô sạch.
- Rửa lá mướp, nên ngâm cùng nước muối trong 10 phút.
- Cắt lá mướp thành từng đoạn nhỏ, cho vào cối giã nát.
- Bỏ hỗn hợp trên vào khăn xô sạch để lọc lấy nước cốt.
- Lấy bông gòn thấm nước cốt thu được rồi đắp lên vùng da bị viêm da dị ứng trong 15 phút.
- Vệ sinh lại da, thấm khô nước và kiên trì áp dụng tuần 3 – 4 lần cho tới khi đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chữa viêm da dị ứng bằng lá cây lá lốt
Canxi, chất xơ, sắt, kali, vitamin C,… là những thành phần được tìm thấy trong lá lốt. Với những thành phần kể trên, lá lốt sẽ hỗ trợ tốt trong việc làm giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát, cải thiện tình trạng tổn thương, viêm nhiễm do viêm da dị ứng gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị 50g lá lốt tươi đã được rửa sạch và ngâm qua với nước muối. Cho lá lốt vào nồi đun sôi với 3 lít nước rồi đổ ra chậu. Pha thêm chút nước lạnh để tắm, dùng lá lốt vò nát rồi chà lên vùng da bị viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,…
- Cách 2: Ở cách này bạn cần chuẩn bị khoảng 40g lá lốt tươi đã được rửa sạch, giã nát với muối tinh. Vệ sinh sạch vị trí da cần điều trị, đắp hỗn hợp lá lốt lên da trong 20 – 30 phút. Sau thời gian trên bạn rửa lại với nước ấm là được.
Sử dụng lá hẹ chữa viêm da dị ứng
Nhắc tới các cách dùng lá cây để chữa viêm da dị ứng thì bạn không nên bỏ qua biện pháp này. Lá hẹ được biết đến với khả năng cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Chưa kể, loại rau này còn có chứa nhiều acid amin, khoáng chất và vitamin có lợi cho việc phục hồi các tổn thương. Sau khi đã rửa sạch lá hẹ, ngâm qua với nước muối pha loãng và để ráo nước thì bạn có thể áp dụng theo 3 cách dưới đây.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Đun sôi 2 -3 lít nước, cắt lá hẹ thành từng khúc, khi nước sôi bạn cho lá hẹ vào cùng ít muối hạt và khuấy đều. Đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp, chắt nước ra chậu, pha cùng nước lạnh và tắm.
- Cách 2: Dùng 1 nắm lá hẹ đã cắt thành khúc, đun sôi nửa lít nước rồi cho lá hẹ vào, đun thêm 5 phút rồi chắt nước ra cốc, dùng nước này uống nhiều lần trong ngày. Nếu thấy khó uống, bạn có thể cho thêm chút đường vào nước lá hẹ.
- Cách 3: Cho 1 nắm lá hẹ vào cối hoặc máy xay nhuyễn. Sau khi đã vệ sinh vùng da cần điều trị, bạn đắp hỗn hợp lá hẹ đã xay nhuyễn lên da rồi để khoảng 10 phút sau vệ sinh lại.
Dùng lá bàng
Ngoài công dụng tạo bóng mát, lá cây bàng còn được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Do có chứa thành phần hoạt chất papain và chymopapain nên loại lá này có khả năng tiêu độc, kháng viêm cho da cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó với nguồn vitamin dồi dào, lá bàng còn giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá bàng non và 1 thìa muối hạt.
- Rửa sạch lá bàng, cho vào nồi đun sôi với 3 lít nước và 1 thìa muối trắng.
- Đổ nước ra chậu, pha thêm chút nước lạnh để tắm hoặc dùng để ngâm vùng da bị dị ứng.
- Chữa viêm da dị ứng bằng lá cây bàng nên thực hiện đều đặn tuần 2 – 3 lần.
Chữa viêm da dị ứng bằng lá cây ổi
Theo nghiên cứu, hoạt chất tanin có trong thành phần của lá ổi sẽ giúp kháng viêm, sát trùng nên rất tốt với những trường hợp bị viêm da cơ địa hay viêm da dị ứng. Bên cạnh đó, lá ổi còn chứa chất chống oxy hóa – berbagai giúp làn da nhanh chóng hồi phục sau các tổn thương.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 2 – 3 lít nước sạch.
- Cho nước lá đã đun sôi ra chậu rồi pha thêm ít nước lạnh để làm giảm nhiệt độ, tránh dùng nước quá nóng hay quá lạnh để tắm. Nếu vùng da bị dị ứng không quá rộng thì bạn có thể dùng nước để ngâm rửa.
- Áp dụng 2 – 3 lần/tuần cho tới khi các triệu chứng viêm da dị ứng được cải thiện hoàn toàn.
Kinh nghiệm khi chữa viêm da dị ứng bằng lá cây
Các mẹo dân gian chữa viêm da dị ứng bằng lá cây chỉ mang tính chất truyền miệng, hiệu quả vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Vậy nên để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ không mong muốn, người bị viêm da dị ứng khi sử dụng lá cây chữa bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Chọn những lá còn tươi, không hư hỏng, không chứa tạp chất và đã được sơ chế sạch sẽ trước khi tiến hành điều trị.
- Dùng lá cây chữa viêm da dị ứng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, không có khả năng đặc trị bệnh. Nhất là với những trường hợp nặng, bạn cần tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc trị viêm da dị ứng theo chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn.
- Hiệu quả của các mẹo chữa sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa và thời gian áp dụng.
- Trong quá trình áp dụng các biện pháp chữa trị bệnh với lá cây mà có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên thông báo với bác sĩ ngay để được tư vấn xử lý an toàn.
- Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý hơn tới vấn đề vệ sinh môi trường sống, nhà cửa, phòng ngủ. Quần áo, chăn ga gối cần dùng chất liệu mềm mại và phải được giặt giũ thường xuyên.
- Đồng thời nên tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên dễ gây dị ứng cho da.
- Nên kết hợp các biện pháp điều trị với chế độ ăn uống đảm bảo dưỡng chất theo khoa học để giúp bệnh nhanh hồi phục.
Trên đây là top những cách chữa viêm da dị ứng bằng lá cây tại nhà cho hiệu quả tốt nhất. Tùy theo tính thuận tiện, mức độ bệnh lý, tình trạng đáp ứng mà bạn có thể lựa chọn cho mình các phương pháp phù hợp.
Array
Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiếtViêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!