Phác đồ điều trị viêm khớp

Phác đồ điều trị viêm khớp là nguồn thông tin tham khảo uy tín giúp người bệnh đạt được hiệu quả cao hơn cho quá trình điều trị và hồi phục sức khỏe. Thông thường, những phác đồ này được chính Bộ Y tế xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và an toàn khi áp dụng thực tiễn.

Nguyên tắc chung của phác đồ điều trị viêm khớp

Viêm khớp là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sưng tấy và đau nhức của một hoặc nhiều khớp xương. Bệnh thường gặp chủ yếu ở người cao tuổi, với triệu chứng đặc trưng là những cơn đau mỏi và cứng cơ khớp. Thoái hóa và viêm khớp dạng thấp là hai dạng bệnh phổ biến nhất của đau khớp.

Hiện nay, phác đồ điều trị viêm khớp có mục đích chính là cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng có khả năng xảy ra ở người bệnh. Bên cạnh đó, phác đồ cũng chỉ ra những biện pháp chăm sóc trong và sau quá trình điều trị nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tái phát của tình trạng đau nhức khó chịu.

Phác đồ điều trị viêm khớp cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho người bệnh và bác sĩ
Phác đồ điều trị viêm khớp cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho người bệnh và bác sĩ

Các điều khoản cũng như nguyên tắc chung của một phác đồ điều trị bệnh viêm xương khớp thường bao gồm:

  • Tập trung vào các tình huống triệu chứng lâm sàng, không phải là các trường hợp ngoại lệ hay hiếm gặp.
  • Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đã qua kiểm chứng lâm sàng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Các loại thuốc thông dụng nếu không phát huy tác dụng như dự liệu thì các bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp thêm những tân dược tiềm năng khác.
  • Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn khởi phát hoặc đã có sự cải thiện đáng kể về sức khỏe, có thể cân nhắc để chuyển đổi từ liệu pháp đang sử dụng sang liệu pháp điều trị cường độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cần được thông qua ý kiến chuyên môn của bác sĩ cũng như sự đồng ý từ bệnh nhân.
  • Bệnh nhân cần được đánh giá tình trạng sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần trong hoặc sau khi đã áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp. Việc kiểm tra định kỳ này giúp thu thập dữ liệu và đánh giá chính xác mức độ hiệu quả mà phác đồ mang lại.

Phác đồ điều trị viêm khớp của Bộ Y tế

Phác đồ điều trị viêm khớp Bộ Y tế là quy chuẩn và được áp dụng tại tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân (đã được cấp phép hoạt động) trên cả nước. Dựa vào những thông tin tổng hợp trong phác đồ này, các bác sĩ có thể xây dựng được liệu trình điều trị phù hợp nhất đối với từng trường hợp cụ thể. 

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng các loại thuốc tân dược thường là phương án đầu tiên được áp dụng. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ ảnh hưởng của viêm khớp, các bác sĩ có thể kê đơn một trong các loại thuốc cụ thể sau đây:

DMARD phi sinh học

Các loại thuốc thuộc nhóm DMARD phi sinh học gồm có: Hydroxychloroquine (HCQ), Leflunomide, Cyclosporine, Azathioprine (AZA), D-penicillamine, MTX, SSZ,… Thông thường những loại thuốc này được điều chế dưới dạng tiêm trực tiếp vào cơ thể. Chúng có khả năng điều trị tình trạng viêm khớp ở mức độ từ trung bình cho đến nặng, giúp loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả triệu chứng bệnh viêm đa khớp.

DMARD phi sinh học được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp
DMARD phi sinh học được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp

Trong số những DMARD phi sinh học, HCQ, MTX và SSZ được sử dụng phổ biến hơn cả. MTX dạng tiêm chủ yếu dùng với người trưởng thành bị viêm khớp nặng, không hấp thu các loại thuốc khác hoặc viêm khớp đã ảnh hưởng đến khả năng vận động. Những loại thuốc này cũng được chỉ định với trẻ em bị viêm khớp dạng thấp thiếu niên (JIA). Bác sĩ có thể sử dụng phác đồ điều trị viêm khớp kết hợp MTX + HCQ, MTX + SSZ, HCQ + SSZ hoặc MTX + HCQ + SSZ.

DMARD sinh học – chất ức chế TNF

DMARD sinh học – chất ức chế TNF gồm có các loại thuốc sau: Infliximab, Golimumab, Etanercept, Certolizumab, Adalimumab. Với những bệnh nhân mắc viêm khớp đã có dấu hiệu xương bị ăn mòn, phác đồ điều trị viêm khớp với liệu pháp DMARD sinh học thường mang lại kết quả điều trị tốt hơn so với DMARD phi sinh học.

Các loại thuốc này hoạt động với nguyên lý tăng nồng độ một số hoạt chất sinh học trong máu, từ đó giúp ức chế quá trình sản sinh các chất gây viêm trong cơ thể. Thông qua liệu pháp này, những triệu chứng thường gặp như đau nhức hay cứng khớp cũng được thuyên giảm đáng kể. Liều lượng dùng của một số loại DMARD sinh học đường tiêm như sau:

  • Adalimumab: 40mg Adalimumab/lần, mỗi liều cách nhau một tuần, kéo dài trong 28 tuần.
  • Certolizumab: 400mg/4 tuần, thời gian điều trị kéo dài 24 tuần.
  • Golimumab: 50mg đến 100mg/tuần, lần tiếp đầu cách lần tiếp theo là một tuần, thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh nhân.

Lưu ý: Trong một số trường hợp mãn tính, bác sĩ có thể kết hợp hai liệu pháp DMARD phi sinh học và DMARD sinh học với nhau.

Thuốc chống viêm Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc đau xương khớp có tác dụng chống viêm liều mạnh. Thuốc có thể được sử dụng để bổ trợ cho liệu pháp DMARD hoặc NSAID. Corticosteroid có hai dạng điều chế chính là viên uống và thuốc tiêm, bác sĩ lựa chọn loại hình thuốc tùy theo tình trạng viêm khớp của người bệnh. Corticosteroid dạng viên uống (tên thương hiệu: Prednisone) nên dùng trước khi đi ngủ để hiệu quả dung nạp tốt hơn và ít gây tác dụng phụ.

Corticosteroid giúp giảm đau nhức và chống viêm hiệu quả
Corticosteroid giúp giảm đau nhức và chống viêm hiệu quả

Vì Corticosteroid có thể tiềm ẩn nguy cơ gây suy tim ở bệnh nhân, các bác sĩ khi áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp cần cân nhắc thời gian sử dụng kỹ lưỡng để tránh gây hậu quả đáng tiếc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Thuốc chống viêm không chứa steroid/ NSAID

NSAID can thiệp vào quá trình tổng hợp prostaglandin – một trong những tác nhân gây ra tình trạng viêm sưng và đau nhức. Tuy nhiên, loại thuốc này không có khả năng làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp ở người bệnh, vì vậy không thể sử dụng một mình NSAID để điều trị viêm khớp. NSAID có thể kết hợp với liệu pháp Corticosteroid hoặc DMARD. NSAID có hai dạng chính là:

  • NSAID thông thường: Ibuprofen, ketoprofen, naproxen, piroxicam, diclofenac. Đây là những loại có thể sử dụng mà không cần kê đơn.
  • NSAID đồng dạng: Chất ức chế COX-1 và chất ức chế COX-2 (celecoxib). 

Điều trị phối hợp

Phác đồ điều trị viêm khớp của Bộ Y tế khuyến khích người bệnh sử dụng phối hợp thêm một số các biện pháp vật lý có tính hỗ trợ hoặc can thiệp ngoại khoa với những trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả tích cực. Những phương pháp điều trị phối hợp phổ biến bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Vận động thể chất có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính linh hoạt của khớp, ổn định sức khỏe và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Các bài tập vật lý trị liệu được xây dựng tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài tập dưới nước vì môi trường nước có thể làm giám đáng kể áp lực lên những vùng bị tổn thương.
  • Liệu pháp Đông y: Điều trị Đông – Tây y kết hợp đang trở thành xu hướng được nhiều bệnh viện áp dụng hiện nay. Trong khi thuốc Tây y cải thiện sức khỏe từ bên trong, các biện pháp Đông y như châm cứu và bấm huyệt có thể hỗ trợ điều trị bên ngoài, kích thích tuần hoàn máu và giảm đau nhức tại một số vị trí trên cơ thể.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân viêm khớp nhiễm trùng. Khi người bệnh không thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc hay các biện pháp trị liệu bên ngoài, phẫu thuật là phương án tối ưu. Phẫu thuật thường được chỉ định trong những trường hợp tổn thương không thể phục hồi, ví dụ như hoại tử hoặc mất mô xương, sụn khớp. Tùy vào nhận định và chẩn đoán hình ảnh mà các bác sĩ có thể lựa chọn giữa phẫu thuật thay khớp hoặc phẫu thuật xâm lấn. 
Vật lý trị liệu thường được kết hợp với thuốc Tây y trong phác đồ điều trị viêm khớp Bộ Y tế
Vật lý trị liệu thường được kết hợp với thuốc Tây y trong phác đồ điều trị viêm khớp Bộ Y tế

Phòng ngừa biến chứng

Phác đồ điều trị viêm khớp cần tiên lượng trước tình huống biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc tân dược ở người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để phòng ngừa tình huống xấu xảy ra với sức khỏe bệnh nhân:

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Các loại thuốc chống viêm liều nhẹ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là bao tử. Người bệnh nếu gặp phải một số triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng,… thì cần thông báo ngay đến bác sĩ điều trị. Nếu tình trạng viêm dạ dày kéo dài, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như loét bao tử hoặc nhiễm khuẩn HP. 
  • Phòng tránh hiện tượng loãng xương: Liệu pháp DMARD và Corticosteroid có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp, điển hình nhất là hiện tượng loãng xương. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại canxi tổng hợp, vitamin D và Bisphosphonates để phòng ngừa hiện tượng này.
  • Sử dụng các chất bổ sung thay thế: Các chất bổ sung thay thế, ví dụ như glucosamine, chondroitin và dầu cá được khuyến khích sử dụng ở bệnh nhân viêm khớp. Glucosamine và chondroitin thường được điều chế dưới dạng hợp chất sulfat, có khả năng giảm đau nhức và thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp. Trong khi đó, dầu cá có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, có thể kết hợp an toàn với những loại thuốc điều trị theo đơn.

Theo dõi sau thực hiện phác đồ điều trị viêm khớp

Trong và sau khi áp dụng các biện pháp điều trị theo phác đồ, người bệnh cần được theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe thường xuyên. Điều này giúp phòng tránh nguy cơ biến chứng cũng như quá trình chuyển đổi liệu pháp phù hợp với tiến triển của viêm khớp. Các cách kiểm tra được khuyến khích sử dụng là:

  • Đánh giá khả năng thể chất của người bệnh: Các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh trả lời một bảng câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe và mức độ triệu chứng. Kết quả này sau đó được đem so sánh với bảng kết quả lúc chẩn đoán và lúc điều trị để đánh giá sự tiến bộ. Bác sĩ cũng có thể trực tiếp yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác cần sử dụng khớp xương bị ảnh hưởng lúc trước để đánh giá khách quan. 
  • Chụp chiếu khớp: Các biện pháp chụp chiếu thường được sử dụng là X-quang và MRI cộng hưởng từ. Những kết quả hình ảnh này được đối chiếu với phim chụp trước đó, thông qua sự so sánh này có thể đánh giá xem liệu pháp điều trị có mang lại kết quả tốt hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Kết quả công thức máu còn giúp đánh giá tình trạng thiếu máu, một trong số những biến chứng phổ biến của viêm khớp. Một số dạng xét nghiệm máu thường được sử dụng là tốc độ lắng đọng hồng cầu ESR và phản ứng C protein CRP.
Chụp chiếu khớp giúp đánh giá tốt hơn kết quả sử dụng phác đồ
Chụp chiếu khớp giúp đánh giá tốt hơn kết quả sử dụng phác đồ

Một số lưu ý để quá trình điều trị viêm khớp hiệu quả

Để hiệu quả sử dụng phác đồ điều trị viêm khớp đạt hiệu quả lâu dài, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Phác đồ trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe mỗi người bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà khi chưa có hướng dẫn.
  • Thực hiện đúng theo liệu pháp được các bác sĩ hướng dẫn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ điều trị để được giải đáp kịp thời, tuyệt đối không tham khảo các nguồn thông tin không chính thống khác. Người bệnh nếu đang sử dụng các loại dược phẩm điều trị bệnh khác thì cần thông báo trực tiếp đến bác sĩ điều trị để đảm bảo phác đồ sau khi xây dựng không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Người bệnh không tự ý thay đổi phác đồ điều trị, ví dụ như ngừng dùng thuốc, tăng liều lượng hoặc thay đổi thuốc đang sử dụng. Việc này rất dễ khiến quá trình chữa bệnh bị ảnh hưởng cũng như gây ra những tác động xấu đến sức khỏe.
  • Người bệnh nếu muốn sử dụng thêm các bài thuốc Đông y hoặc các loại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh một số tương tác thuốc có thể xảy ra.
  • Kết hợp phác đồ điều trị viêm khớp với một lối sống khoa học và lành mạnh, ví dụ như: Không thức khuya, không sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, tăng cường luyện tập thể dục thể thao,…
  • Đều đặn đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp kiểm soát tốt hơn liệu trình điều trị, nhanh chóng phát hiện những khuyết điểm của phác đồ điều trị đang sử dụng và phòng tránh nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bao tử, chóng mặt, tim đập nhanh,… khi sử dụng thuốc theo phác đồ cũng nên trao đổi với bác sĩ.

Việc áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục mà còn ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ tái phát về sau. Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cũng như giải đáp kịp thời. 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top