Tiểu Buốt Tiểu Rắt

Tiểu buốt tiểu rắt là biểu hiện bất thường khi tiểu tiện. Đôi khi đây chính là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu như: Viêm bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, niệu đạo viêm nhiễm… Nếu không được xử lý triệt để, tiểu buốt, tiểu rắt có thể gây ra những biến chứng cho thận, thậm chí là nhiễm trùng máu.

Tiểu buốt, tiểu rắt là biểu hiện bất thường của sức khỏe
Tiểu buốt, tiểu rắt là biểu hiện bất thường của sức khỏe

Tiểu buốt tiểu rắt là gì?

Tiểu buốt tiểu rắt là tình trạng người bệnh đau buốt niệu đạo mỗi lần tiểu tiện, lượng nước tiểu ra nhỏ giọt. Thậm chí, bệnh nhân còn liên tục buồn tiểu, đôi khi chưa kịp đi thì nước tiểu đã tự chảy, gây nên tình trạng tiểu són.

Cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà đôi khi người bệnh còn bị tiểu buốt tiểu rắt tiểu ra máu, nước tiểu có lẫn mủ. Một số trường hợp còn bị đau bụng dưới, đau rát mỗi lần giao hợp…

Theo các thống kê y tế, mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể bị tiểu buốt tiểu rắt. Tuy nhiên, tỷ lệ tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới thấp hơn ở nữ giới do cấu tạo niệu đạo nữ ngắn hơn nam, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Tiểu buốt tiểu rắt là bệnh gì?

Để xác định nguyên nhân gây ra những bất thường về tiểu tiện, người bệnh cần theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bác sĩ cho biết, tiểu buốt tiểu rắt có thể do một số bệnh lý gây nên, chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường tiết niệu dưới đây:

1. Viêm bàng quang

Nguyên nhân chủ yếu khiến bàng quang bị viêm là do sự tấn công của vi khuẩn. Từ niệu đạo, vi khuẩn có thể đi ngược lên bàng quang, sinh sôi và gây kích ứng niêm mạc, lâu dần sẽ khiến bàng quang bị viêm nhiễm.

Viêm bàng quang gây ra những bất thường về tiểu tiện
Viêm bàng quang gây ra những bất thường về tiểu tiện

Nếu tình trạng viêm nhiễm ở bàng quang xảy ra, người bệnh sẽ bị tiểu buốt tiểu rắt. Trong ngày, bệnh nhân có thể tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu có lẫn mủ và máu tươi. Đồng thời, vùng thắt sẽ bị đau nhức, xương mu đau nhẹ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Phì đại tuyến tiền liệt

Khi các tế bào ở tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức có thể gây ra tình trạng phì đại tuyến tiền liệt. Bệnh lý này chỉ gặp ở nam giới và thường khiến quý ông mệt mỏi, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tình dục.

Trong một số trường hợp, đấng mày râu còn bị phì đại tuyến tiền liệt kèm theo viêm bàng quang, chức năng sinh dục rối loạn, viêm niệu đạo,… Những bệnh lý này khiến quý ông bị tiểu buốt, thậm chí là tiểu rắt rõ rệt, liên tục phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.

3. Viêm niệu đạo

Viêm nhiễm niệu đạo thường liên quan đến hoạt động tình dục do sự thiếu chung thủy, quan hệ không an toàn. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này là tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, trong nước tiểu có chứa lẫn mủ…

4. Viêm đường tiết niệu

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân bị tiểu rắt, đau buốt khi đi tiểu là viêm đường tiết niệu. Hơn 80% bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu là do khuẩn E.Coli, 20% còn lại là vi khuẩn lậu, vi khuẩn lao thận, Chlamydia…

Tiểu buốt, tiểu khó liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu
Tiểu buốt, tiểu khó liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu

Bên cạnh sự bất thường trong tiểu tiện, nam giới có thể bị đau thắt lưng, bụng dưới ê ẩm. Vì vậy, tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, gây ra căng thẳng lo âu và khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn.

5. Sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu

Nếu như bàng quang hoặc đường tiết niệu có sỏi sẽ gây cọ xát và làm tổn thương niêm mạc. Mặt khác, những viên sỏi ở bàng quang còn có thể gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu, làm cho bàng quang viêm nhiễm rồi lây lan và sinh ra các bệnh lý về thận.

Các bệnh lý liên quan đến sỏi tiết niệu có thể khiến bệnh nhân đi tiểu buốt, liên tục buồn tiểu, nước tiểu lẫn mủ và có màu hồng. Bệnh nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

6. Bệnh lậu

Biểu hiện sớm của bệnh lậu là tiểu buốt, tiểu rắt. Các cơn đau buốt có thể chỉ như kim châm nhưng cũng có thể như dao cứa khiến người bệnh ái ngại mỗi lần tiểu tiện.

Đi kèm với cơn đau buốt niệu đạo, nước tiểu ra không nhiều, người bệnh còn bị ra dịch mủ ở miệng sáo vào buổi sáng khi ngủ dậy và sau khi tiểu tiện. Tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy có thể thêm trầm trọng nếu như không kiêng quan hệ tình dục và tìm gặp bác sĩ.

7. Hẹp niệu đạo

Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới. Không chỉ gây tiểu buốt, tình trạng này còn khiến người bệnh tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu của mỗi lần ít, dòng tiểu yếu… Đồng thời, nước tiểu của người bệnh cũng có màu đậm hơn bình thường, bụng dưới đau ê ẩm, dịch niệu đạo tiết ra bất thường.

Hẹp niệu đạo khiến bệnh nhân tiểu buốt tiểu rắt
Hẹp niệu đạo khiến bệnh nhân tiểu buốt tiểu rắt

Ở những quý ông bị hẹp niệu đạo thể nặng, dương vật còn bị sưng tấy, tinh dịch lẫn máu. Do những biểu hiện này trùng khớp với triệu chứng của một số trạng thái sinh lý nên đôi khi nam giới thường chủ quan, không thăm khám dẫn tới hậu quả không mong muốn.

8. Ung thư tuyến tiền liệt

Một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư tuyến tiền liệt là sự bất thường trong quá trình tiểu tiện. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại niệu đạo sẽ bị chèn ép và gây nên các rối loạn bài tiết nước tiểu.

Khi bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các u xơ sẽ nhanh chóng tăng kích thước. Điều này làm tắc ống tiểu khiến bệnh nhân đau buốt, có cảm giác tiểu không hết mỗi lần đi tiểu.

Ngoài ra, một số chị em cũng thắc mắc: “Tiểu buốt tiểu rắt có phải dấu hiệu có thai?”. Lý giải vấn đề này, các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, dù phụ nữ mang thai luôn phải đối diện với một số bệnh lý về đường tiết niệu nhưng đây không phải là biểu hiện của thai nghén.

ĐỌC NGAY:

Chứng tiểu buốt tiểu rắt có nguy hiểm không?

Nhiều người bị tiểu buốt, tiểu rắt thường tỏ ra khá chủ quan vì cho rằng đây chỉ là những bất thường về sinh lý và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, theo chuyên gia về tiết niệu, các dấu hiệu này có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại
Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại

Nếu không được khám và chữa trị kịp thời, các bất thường về tiểu tiện này có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm đài bể thận, viêm niệu quản, viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh,… làm tăng nguy cơ vô sinh.
  • Giảm chất lượng “cuộc yêu”, có thể gây rối loạn cương dương, hạn chế khả năng “yêu” của nam giới.
  • Nếu tiểu rắt, tiểu buốt do bệnh lậu không được điều trị sẽ lây nhiễm cho bạn tình, gây ra bệnh mãn tính, cản trở quá trình điều trị sau này.
  • Tình trạng viêm nhiễm phát triển thành ung thư, đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.

Để tránh gặp phải các biến chứng kể trên, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay khi có biểu hiện ban đầu. Thông qua thăm khám bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tình tiểu tiện, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thông qua các câu hỏi tiền sử bệnh tật, triệu chứng đang gặp phải. Căn cứ vào những thông tin thu thập được, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm xác định các thành phần gây viêm nhiễm có trong nước tiểu.
  • Áp lực đồ bàng quang: Mục đích của xét nghiệm này là đo áp lực bên trong bàng quang, thông qua đó xem xét những bất thường ở cơ bàng quang – một trong những nguyên nhân gây đái rắt.
  • Nội soi bàng quang: Là xét nghiệm hình ảnh được thực hiện với sự hỗ trợ của một ống nội soi nhỏ nhằm quan sát hình ảnh trong niệu đạo và bàng quang.
  • Siêu âm: Mô phỏng, hiển thị hình ảnh cấu trúc, kiểm tra chức năng hoạt động của bàng quang cũng như các cơ quan khác trong đường tiết niệu.
Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện bất thường ở đường tiết niệu
Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện bất thường ở đường tiết niệu

Bên cạnh các xét nghiệm trên, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số liệu pháp kiểm tra thần kinh. Mục đích của hoạt động này là tìm hiểu xem đái rắt có phải do các rối loạn về thần kinh gây nên không.

Biện pháp điều trị tiểu buốt tiểu rắt

Căn cứ vào mức độ rối loạn tiểu tiện, nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Các phương pháp điều trị tiểu buốt tiểu rắt hiện nay tương đối đa dạng, người bệnh có thể tham khảo cả biện pháp dân gian, Tây y và Đông y như dưới đây:

Điều trị đái buốt, đái rắt tại nhà

Để loại bỏ tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà người bệnh có thể sử dụng một số loại rau, thảo dược có sẵn trong vườn. Tuy nhiên, những loại cây này đôi khi chỉ phát huy hiệu quả tạm thời, không đem lại tác dụng triệt để.

Quả bí đao

Bí xanh cũng là loại quả quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn. Sử dụng bí đao kết hợp muối tinh là cách trị tiểu buốt hiệu quả, được dân gian đánh giá cao.

Cách thực hiện:

  • Lấy một khúc bí xanh đi gọt vỏ, sau đó giã lấy nước và thêm vào vài hạt muối.
  • Sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy tình trạng tiểu tiện được cải thiện.

Rau mồng tơi

Theo dân gian, mồng tơi là loại rau mang tính lạnh, vị chua, có tác dụng nhuận tràng. Do vậy nó thường được sử dụng để trị đái buốt, đái rắt, chứng đi tiểu nhiều lần, kiết lỵ…

Rau mồng tơi thường được dân gian dùng để trị đái buốt, đái rắt
Rau mồng tơi thường được dân gian dùng để trị đái buốt, đái rắt

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá mồng tơi rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Cho rau vào nồi đun cùng 20ml nước, chờ sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp là có thể chắt nước ra uống.
  • Sử dụng hằng ngày và duy trì trong 1 tuần. Trong quá trình uống nếu bị đi ngoài thì nên tạm ngừng.

Bột sắn dây

Sắn dây có vị ngọt, tính mát, tác dụng vào tỳ và bàng quang. Dân gian thường sử dụng bột sắn dây để giải rượu, làm mát cơ thể, trị bệnh tiểu đường và các vấn đề về tiểu tiện.

Cách thực hiện:

  • Củ sắn dây đem rửa sạch, thái thành những lát mỏng và sấy khô.
  • Đem sắn đã khô đi tán mịn, mỗi lần dùng 10g pha với nước ấm.
  • Nên uống liên tục trong vòng 10 ngày để cải thiện tình trạng tiểu tiện.

Giá đỗ

Vốn là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, giá đỗ không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn can thiệp vào hoạt động của các cơ bàng quang. Chính vì vậy mà từ lâu, dân gian đã sử dụng giá đỗ để trị chứng tiểu bí, tiểu đau, tiểu nhiều lần trong ngày.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 500gr giá đỗ, đem rửa sạch và nhặt bớt vỏ đỗ còn dính lại.
  • Đem phần giá đỗ đã chuẩn bị luộc cùng 200ml.
  • Pha phần nước thu được cùng 50gr đường, uống hết trong ngày.

Trị đái buốt, đái rắt bằng Tây y

Trường hợp tiểu buốt tiểu rắt do bệnh lý và tái phát nhiều lần kèm theo viêm nhiễm, người bệnh cần gặp bác sĩ để điều trị. Căn cứ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.

Điều trị nội khoa

Khi nhận thấy những bất thường, không ít người đặt ra câu hỏi: “Tiểu buốt tiểu rắt uống thuốc gì”. Thực tế, các loại thuốc dùng cho bệnh nhân đái buốt thường có tác dụng điều trị triệu chứng. Các nhóm thuốc có thể được chỉ định gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Fosfomycin, trimethoprim,…
  • Thuốc giãn cơ trơn: Nospa
  • Thuốc giảm đau
Tiểu buốt tiểu rắt và cách chữa bằng Tây y
Tiểu buốt tiểu rắt và cách chữa bằng Tây y

Riêng đối với tình trạng đái buốt, đái rắt do bệnh lậu bác sĩ sẽ yêu cầu kiêng quan hệ tình dục kết hợp với dùng thuốc trị tiểu buốt và theo dõi. Nếu bệnh nhân không đáp ứng thuốc hoặc cải thiện viêm nhiễm chậm, bác sĩ có thể chỉ định đổi thuốc hoặc tăng liều lượng.

Điều trị ngoại khoa

Các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm bớt triệu chứng đau, buốt khi tiểu tiện. Đối với trường hợp bệnh nhân bị tiểu buốt, tiểu rắt do bệnh lý có thể các biện pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định. Cụ thể đối với các bệnh sau:

  • Phì đại tuyến tiền liệt: Nội soi loại bỏ các tế bào tuyến tăng sinh, mổ bằng laser hoặc cắt đốt nội soi qua niệu đạo.
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt (chỉ được chỉ định trường hợp các biện pháp khác không được đáp ứng).

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan bị bệnh không được khuyến khích. Bởi điều này có thể khiến bệnh nhân suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, cần thời gian phục hồi lâu dài.

Bị tiểu buốt tiểu rắt ăn gì, kiêng gì?

Việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh được xem là biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả ở cả nam và nữ. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng thêm.

Nhóm thực phẩm bệnh nhân nên tăng cường

Những người đái buốt, đái rắt nên bổ sung các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm tươi mát: Rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là rau má, bông cải xanh nhằm kháng khuẩn, loại bỏ yếu tố gây bệnh.
  • Thực phẩm giàu Probiotic: Thường có trong đồ ăn lên men như sữa chua. Tác dụng của nhóm này là kháng khuẩn, nâng cao khả năng tiêu diệt vi khuẩn của cơ thể.
  • Tỏi: Chứa hoạt chất Allicin giúp kháng khuẩn, nhất là các viêm nhiễm liên quan đến đường tiết niệu.
Tỏi giàu hoạt chất Allicin - Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả
Tỏi giàu hoạt chất Allicin – Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả

Nhóm thực phẩm bệnh nhân nên hạn chế

Để ngăn chặn tình trạng tiểu tiện tiến triển nặng hơn, bệnh nhân nên hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Các món ăn mặn: Đây là nguyên nhân khiến tình trạng đái buốt nghiêm trọng hơn.
  • Trái cây nhiều axit: Cam, chanh, quất,… là những tác nhân kích thích bàng quang, gây ra tình trạng tiểu tiện nhiều lần, đái buốt.
  • Một số gia vị, đồ chấm cay nóng: Mù tạt, hạt tiêu, ớt… vì chúng gây đau buốt khi tiểu tiện, đồng thời kích thích bàng quang mạnh mẽ.

Các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Rượu, bia, cà phê,… Thành phần có trong các loại đồ uống này có thể tác dụng với thuốc điều trị chứng đái buốt, đái rắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.

Biện pháp phòng tránh

Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt có thể xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của bệnh nhân. Do vậy, để phòng bệnh hiệu quả, mỗi người có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tăng cường uống nước, đảm bảo 1,5-2 lít/ngày. Điều này giúp cung cấp nước cho hoạt động sống, tăng cường đào thải độc tố qua đường tiểu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên ưu tiên các loại rau củ, trái cây tươi và đồ ăn giàu chất xơ.
  • Đảm bảo vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh đúng cách. Nếu “đến ngày” cần thường xuyên thay băng vệ sinh, tốt nhất 2-4h/lần.
  • Nên lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh an toàn, không chứa thành phần gây kích ứng. Chỉ sử dụng các dung dịch này để lau rửa bên ngoài, không dùng để thụt rửa nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Thực hiện hôn nhân chung thủy, xây dựng đời sống tình dục an toàn (sử dụng bao cao su khi quan hệ, “yêu” với tần suất vừa phải…).
  • Thường xuyên vận động, cố gắng duy trì mỗi ngày 45 phút tập luyện, đi bộ để cơ thể khỏe mạnh.
  • Chủ động thăm khám ngay khi tiểu tiện có dấu hiệu bất thường. Nếu cơ thể khỏe mạnh cũng nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần.

Tiểu buốt tiểu rắt là tình trạng không ai mong muốn. Bởi không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Nếu đang gặp những triệu chứng tương tự, đừng quên theo dõi và chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cụ thể nhất.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Câu hỏi thường gặp
Tiểu Buốt Khám Ở Đâu

“Tiểu buốt khám ở đâu uy tín?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc. Dưới đây là top bệnh viện khám và điều trị bệnh hiệu quả tại ba thành phố lớn trên cả nước. Người bệnh có thể lựa chọn và tới thăm khám khi có những triệu chứng bất thường. Địa chỉ khám tiểu buốt tại Hà Nội Là trung tâm của cả nước, các bệnh viện tại khu vực Hà Nội luôn đón bệnh nhân tại các khu vực lân cận tới khám và điều trị bệnh. Vậy, tiểu buốt khám ở...

Xem chi tiết
Đi Tiểu Rắt Có Phải Mang Thai

Tiểu rắt không chỉ là hiện tượng sinh lý thường gặp mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm việc có thai ở nữ giới. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp triệu chứng này còn biểu thị cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý. Vậy, tiểu rắt có phải mang thai không và hướng xử lý thế nào? Để có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. [caption id="attachment_7940" align="aligncenter" width="768"] Giải đáp chính xác: “Tiểu rắt có phải mang thai không?”[/caption] Đi tiểu...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Chia sẻ
Bỏ qua
Top