Viêm Da Tụ Cầu Ở Trẻ
Viêm da tụ cầu ở trẻ là bệnh lý da liễu thường bùng phát vào mùa hè với thời tiết nóng ẩm, oi bức. Bệnh gây cảm giác đau rát và khó chịu cho bé. Đặc biệt, nếu không chăm sóc đúng cách và chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiễm trùng da nghiêm trọng ở trẻ em. Do vậy, cha mẹ cần hết sức cẩn trọng, cần nắm rõ các thông tin về bệnh.
Viêm da tụ cầu ở trẻ là bệnh gì?
Tụ cầu có tên khoa học Staphylococcus, là dạng cầu khuẩn gram dương. Chúng có đường kính rất nhỏ, phân bố thành từng cụm và có thể sinh sống được trong nhiều môi trường tự nhiên khác nhau.
Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Trên cơ thể người, vi khuẩn tụ cầu đặc biệt thích ứng với lớp da và màng nhầy. Nhất là những vùng da có nhiều lông, mồ hôi và bã nhờn. Đáng nói, trẻ em là đối tượng khuẩn tụ cầu ký sinh chủ yếu.
Viêm da tụ cầu ở trẻ là tình trạng trên da mọc nhiều mụn mủ tại các lỗ chân lông. Các mụn này nằm thành từng cụm hoặc rải ra ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, ngoại trừ vùng lòng bàn chân, bàn tay. Chúng gây ra triệu chứng sưng tấy, đau nhức cho trẻ. Tụ cầu vàng chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm trên da. Tình trạng này còn đe dọa đến một số cơ quan khác ở trẻ như máu, xương, khớp, tim, phổi.
Một số nguyên nhân gây bệnh
Các vi khuẩn tụ cầu là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ. Chúng xuất hiện ngay trên bề mặt da của trẻ và xung quanh môi trường sống. Mùa hè với thời tiết nóng ẩm, trẻ nhỏ thường đổ nhiều mồ hôi càng tạo điều thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và tăng tiết độc.
Bên cạnh đó việc tiếp xúc với các không khí và nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ dẫn đến tình trạng viêm da. Một số yếu tố tác động khác có thể khiến viêm da tụ cầu ở trẻ em bùng phát bao gồm:
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc tình trạng tiêu hoá kém.
- Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh khiến làn da của trẻ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
- Trẻ không được vệ sinh da thường xuyên và đúng cách hoặc làn da bị nhiễm bẩn mà không được làm sạch.
- Trẻ sống trong môi trường lụt lội, thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.
- Bề mặt da của trẻ có các vết trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Dấu hiệu của viêm da tụ cầu ở trẻ
Viêm da tụ cầu ở trẻ em có thể được chia thành 3 thể bệnh phổ biến: Viêm nang lông, bong da và đinh nhọt. Triệu chứng của các thể bệnh là khác nhau, cụ thể như sau:
- Viêm nang lông: Đầu lỗ chân lông bị sưng đỏ, hình thành mụn mủ, gây cảm giác đau rát. Sau một thời gian, mụn khô đầu lại và đóng vảy, gây ra cảm giác ngứa ngáy trên da. Khi tình trạng bệnh chuyển nặng có thể dẫn tới viêm nang lông sâu. Lúc này các đốm mụn mủ nổi rõ trên bề mặt da, gây cảm giác đau đớn và dễ khiến nhiễm trùng. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm nang lông .
- Bong da: Hiện tượng viêm da tụ cầu ở trẻ có thể khiến lớp biểu bì bên ngoài da bị bong tróc, xuất hiện các bọng nước lan rộng. Các tổn thương dễ lan rộng ra các vùng da khác, khi bọng nước vỡ có huyết tương chảy ra. Ở tình trạng này, nhiều trường hợp bé có thể bị sốt nhẹ.
- Đinh nhọt: Bề mặt da của trẻ xuất hiện mụn nhọt, nhân bên trong có mủ, gây sưng đau và có độc tính. Khi bị vỡ đinh nhọt gây cảm giác đau đớn và bên trong có nhiều ngòi như tổ ong. Tình trạng nổi đinh nhọt có thể kéo dài dai dẳng và khiến trẻ mệt mỏi, bỏ ăn dẫn đến sụt cân, thiếu dinh dưỡng.
Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ có khả năng lây lan qua đường tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với người bệnh. Nguyên nhân là do khuẩn tụ cầu vàng có thể bám lên bề mặt da, đồ chơi, chăn gối, quần áo,… Khi dùng chung hay tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của trẻ có dính dịch tiết từ vết thương sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm. Đặc biệt, với những trẻ nhỏ đang đi lớp, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh trong lúc chơi đùa cùng các trẻ khác.
Các tổn thương do viêm da tụ cầu ở trẻ còn có thể lan ra các vùng da khác. Do trẻ thường vô thức gãi hoặc chà xát mạnh lên các tổn thương da dẫn đến vết loét bị chảy máu. Khi đó, vi khuẩn thuận lợi lan rộng ra vùng xung quanh và khiến bệnh tình nặng hơn, cũng khó khăn trong việc điều trị hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng trong cách chăm sóc trẻ bị viêm da tụ cầu để tránh lây lan rộng.
Bên cạnh khả năng lây nhiễm, tình trạng viêm da tụ cầu còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Việc điều trị không đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng viêm da mủ, bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng. Thậm chí, các vi khuẩn tụ cầu còn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu nặng.
Viêm da tụ cầu còn khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, từ đó dễ mắc các bệnh lý khác. Bệnh gây ra triệu chứng khó chịu, đau rát, ngứa ngáy khiến trẻ bỏ ăn, mất ngủ, quấy khóc. Để tình trạng này kéo dài còn là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà sớm đưa con đi khám và chữa trị.
Chẩn đoán viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ
Phương pháp chẩn đoán viêm da tụ cầu ở trẻ em thường dựa trên các biểu hiện lâm sàng bên ngoài. Trường hợp việc xác định này gặp khó khăn, bác sĩ có thể yêu cầu biện pháp cấy mẫu dương tính trong phòng thí nghiệm. Thực hiện bằng cách lấy mẫu biểu bì trên vùng da bị nhiễm bệnh rồi làm phân tích chuyên sâu.
Các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm máu dịch trong trường hợp nghi ngờ trẻ phát sinh nhiễm độc tụ cầu. Thông qua kết quả này để đảm bảo viêm da chưa phát triển thành các biến chứng nguy hiểm.
ĐỌC NGAY:
Giải pháp điều trị bệnh hiệu quả
Viêm da tụ cầu ở trẻ nhỏ cũng được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Với mỗi thể bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp nhất dựa vào thể bệnh, mức độ tổn thương.
Điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ em bằng mẹo dân gian
Cách điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ bằng các bài thuốc dân gian giúp giảm làm dịu triệu chứng và giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy trên da. Cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc mẹo dưới đây cho bé để đẩy lùi tình trạng và ngừa bệnh tái phát.
- Tắm bột yến mạch: Loại ngũ cốc này có khả năng sát trùng, giảm viêm ngứa, hạn chế hình thành sẹo thâm và bảo vệ da hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, lấy một ít bột yến mạch hoà vào nước tắm ở nhiệt độ từ 35 – 37 độ C. Massage nhẹ nhàng cho bé, sau đó làm sạch lại cơ thể bằng nước sạch bình thường.
- Tinh dầu tràm trà: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm đỏ, thúc đẩy phục hồi da và giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm. Sau khi đã làm sạch da cho bé, lấy vài giọt tinh dầu tràm trà thoa đều lên vùng da bị viêm sưng. Hoặc cha mẹ dùng tinh dầu tràm trà hoà vào nước ấm để xông rửa hàng ngày cho con.
- Lá chè xanh: Thảo dược này chứa nhiều chất chống oxy hoá, khả năng phục hồi và tái tạo các tế bào hư tổn. Đồng thời, chè xanh giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da, ức chế sự hoạt động của một số loại vi khuẩn, nấm men gây bệnh. Sử dụng lá chè non tươi, rửa sạch rồi đun sôi với 3 lít nước trong khoảng 15 phút. Sau đó, dùng nước này tắm cho bé để giảm viêm ngứa trên da, nên sử dụng hàng ngày.
Lưu ý: Cách dùng mẹo dân gian điều trị tại nhà chỉ thích hợp với những tổn thương ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Hoặc trong trường hợp vùng da bị viêm nhiễm đã khô lại và không rỉ dịch. Với những trường hợp bé bị viêm da tụ cầu gây tổn thương sâu, có vết loét hở và chảy mủ trên da thì không thực hiện cách này.
Tây y điều trị viêm da tụ cầu cho trẻ
Với phương pháp Tây y có thể áp dụng một vài loại thuốc bôi ngoài da. Chúng mang lại tác dụng diệt khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm. Mỗi thể bệnh sẽ có những đặc điểm khác nhau trong việc điều trị, cụ thể như sau:
- Điều trị viêm nang lông: Thể này dùng cồn iốt có nồng độ từ 1 – 3%. Sử dụng dung dịch xanh methylen 15 để bôi lên tổn thương đang mưng mủ. Bác sĩ sẽ kê cho bé dùng thêm thuốc mỡ chlorocid 1% hay thuốc mỡ bactroban, fucidin. Các thuốc này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng đau, ngứa rát.
- Viêm nang lông sâu: Điều trị viêm nang lông sâu cũng tương tự như viêm nang lông. Đồng thời, chỉ định bổ sung thêm thuốc mỡ kháng sinh, oxyd vàng thủy ngân 10%. Ngoài thuốc bôi, có thể trẻ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, vitamin bổ sung.
- Ở thể trạng tróc da: Ở thể này, các bé cũng được chỉ định các loại thuốc chống viêm, kháng sinh và diệt khuẩn ngoài da. Cha mẹ cũng có thể dùng thêm cho bé một vài loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ nhỏ. Việc dưỡng ẩm giúp hạn chế tình trạng bong tróc ngoài da, giảm ngứa cho bé và làm da trở nên mềm mại hơn.
- Tình trạng đinh nhọt: Cha mẹ cần lưu ý, khi nốt nhọt chỉ mới sưng đỏ không nên chích hay nặn sớm. Lúc này, dùng cồn iốt 3-5% để sát khuẩn vết thương cho trẻ. Khi nhọt tự vỡ thì cần nặn hết nhân mủ và ngòi ra. Sau đó dùng oxy già và thuốc sát khuẩn để làm sạch lại. Ở giai đoạn này, trẻ cũng được chỉ định uống hoặc tiêm kháng sinh, có thể kết hợp với thuốc giảm đau.
Viêm da tụ cầu ở trẻ nên làm gì?
Triệu chứng ngứa sẽ khiến trẻ gãi nhiều làm cho bệnh trở nên nặng hơn thậm chí là gây nhiễm trùng da. Cha mẹ có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây về cách chăm sóc cho con khi bị viêm da tụ cầu:
- Cha mẹ sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm cho vùng da bé bị tổn thương.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ bàn tay của bé, cắt tỉa móng tay của bé, không để dài.
- Căn dặn trẻ không được gãi ngứa, khi thấy trẻ đang ngứa và gãi nhiều có thể đánh lạc hướng sự tập trung chú ý như chơi trò chơi, xem TV,…
- Nên lựa chọn quần áo cho trẻ có chất liệu cotton mềm mại, loại bỏ các nhãn mác để tránh cọ xát vào da.
- Sử dụng chăn cho trẻ nên chọn bằng một tấm chăn bông hoặc cotton để tránh làm cho da bé quá nóng.
- Tránh để bé tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng cho da như chất tẩy rửa, xà phòng,… và các yếu tố khác làm bệnh nặng lên.
- Cho trẻ sống và vui chơi trong môi trường thoáng mát, hạn chế sử dụng lò sưởi, quạt sưởi lúc này.
- Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm sản sinh histamin như hải sản, lạc, trứng, các loại hạt,…; thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt gà, thịt bò, thịt chó, các loại đạm đã qua tinh chế (mì, bún, phở; thức ăn nhanh và đồ uống có gas như xúc xích, đồ ngọt, pizza,…
- Nên bổ sung vào thực đơn cho bé các loại trái cây và rau củ tươi, thực phẩm giàu omega 3 như cá thu, cá hồi, cá cơm, rau chân vịt, hạt chia và các món ăn chế biến từ thịt lợn.
- Cho bé sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ và cần đưa đi khám ngay nếu sau 2 ngày điều trị không cải thiện hoặc có biểu hiện nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa viêm da tụ cầu ở trẻ
Các bệnh lý về da liễu gây ra những triệu chứng rất khó chịu, khiến trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ ăn dẫn đến tình trạng sụt cân, suy giảm sức khỏe. Trong từng sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây để phòng ngừa nguy cơ mắc viêm da tụ cầu ở trẻ em.
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng cho trẻ bằng nước sạch, sử dụng sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ em.
- Không nên cho trẻ tắm nước ao, hồ, sông, suối,… Vì nguồn nước tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây viêm da, trong đó có khuẩn tụ cầu. Nếu phải sử dụng nguồn nước này thì nên làm trong bằng phèn chua.
- Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng ở những vùng da nhiều nếp gấp, nếp kẽ, ngấn mỡ nhiều mồ hôi, bã nhờn.
- Dặn bé hạn chế tiếp xúc với các bề mặt đồ vật, dụng cụ có nhiều người cùng tiếp xúc như vòi nước công cộng, tay vịn cầu thang và cửa.
- Khi bé bị mắc các bệnh lý ngoài da cần điều trị triệt để, dứt điểm để tránh khuẩn tụ cầu có cơ hội xâm nhập vào máu.
- Không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như khăn mặt, khăn tắm, quần áo,…
- Hướng dẫn và giám sát bé rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Trước khi tiếp xúc với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cha mẹ cũng cần rửa tay thật sạch, để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho bé.
- Cha mẹ cần chú ý cắt ngắn móng tay, móng chân của trẻ, tránh vi khuẩn có nơi cư trú và hạn chế được việc cào gãi lên da.
- Với trang phục của trẻ cần lựa chọn chất liệu cotton thoáng khí, dễ thấm hút mồ hôi.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé đầy đủ chất, khuyến khích bé ăn nhiều những thực phẩm giúp tăng cường đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung thêm nước ép trái cây cũng là cách cải thiện hệ miễn dịch.
- Cho bé đi khám bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường. Không tự ý cho bé sử dụng thuốc bừa bãi, có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và khiến bệnh nặng hơn.
Viêm da tụ cầu ở trẻ nên khám ở đâu?
Địa chỉ khám và chữa bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ uy tín, an toàn, hiệu quả là vấn đề được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm. Ngày nay với sự phát triển ngày càng tiến bộ của y học, bệnh hoàn toàn có thể được điều trị. Một số địa chỉ dưới đây được nhiều người đánh giá cao, cha mẹ có thể tham khảo:
- Bệnh viện Xanh Pôn: Bệnh viện được xếp hạng 1 của Sở Y tế Hà Nội. Đây là đơn vị sở hữu đội ngũ y bác sĩ, cán bộ viên chức tại bệnh viện chuyên môn giỏi, nhiệt tình, ân cần, chu đáo trong công việc. Khi trẻ gặp tình trạng viêm da liên cầu, viêm da liên cầu,… cha mẹ có thể đưa con đến khám theo địa chỉ số 12 Chu Văn An, Quận Ba Đình, Hà Nội – Điện thoại 02438233075.
- Bệnh viện Da liễu TP. HCM: Đây là bệnh viện hàng đầu cả nước, nơi quy tụ nhiều bác sĩ giỏi và giàu chuyên môn. Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP HCM, chịu trách nhiệm phân công của Bộ Y tế giúp Viện Da liễu VN trong công tác chỉ đạo tuyến 21 tỉnh thành phố phía Nam. Cha mẹ có thể liên hệ theo địa chỉ số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP. HCM – Điện thoại 0283 930 8131.
- Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM: Là bệnh viện được bố trí hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện. Khoa da liễu tại bệnh viện là một trong những địa chỉ uy tín khám chữa bệnh về da, với mức chi phí khá hợp lý. Địa chỉ bệnh viện: Cơ sở 1 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5 – Điện thoại 0283 855 4269; Cơ sở 2 201 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5 – Điện thoại 0283 955 5548.
Những thông tin trên đây, hy vọng đã cung cấp kiến thức về bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ. Thông qua đó, các bậc cha mẹ đã nắm rõ về triệu chứng bệnh, nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả cũng như chủ động thực hiện các giải pháp phòng ngừa bệnh cho con.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Array
Viêm da dị ứng là một bệnh lý da liễu mãn tính gây nhiều khó chịu với các triệu chứng như ngứa, khô da, và viêm đỏ. Việc kiểm soát bệnh không chỉ dựa vào các biện pháp điều trị mà còn cần chú ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều yếu tố có thể làm tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được kiêng khem đúng cách. Vậy, người bị viêm da dị ứng nên kiêng gì để giảm thiểu nguy cơ tái phát và cải thiện tình...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến, thường xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng từ môi trường. Nhiều người thắc mắc liệu viêm da tiếp xúc có tự khỏi không và cần làm gì để điều trị bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự hồi phục của viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe làn da. Bệnh viêm da tiếp xúc có tự khỏi...
Xem chi tiếtViêm da là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người với các triệu chứng như đỏ da, ngứa và bong tróc. Một câu hỏi thường gặp là liệu viêm da có tự hết không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khả năng tự phục hồi của da, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và khi nào cần tìm kiếm sự can thiệp y tế để đạt được kết quả tốt nhất cho tình trạng da của bạn. Bệnh viêm da có tự hết không? Rất nhiều...
Xem chi tiếtViêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy,.... Nhiều người thường băn khoăn không biết "viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?". Cùng tìm kiếm câu trả lời chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau. Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc là tình trạng da...
Xem chi tiếtViêm da tiết bã là một bệnh da liễu khá phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ,... rất khó chịu. Căn bệnh này tuy lành tính nhưng thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Vậy viêm da tiết bã có lây không? Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh qua nội dung dưới đây. Viêm da tiết bã có lây không? Viêm da...
Xem chi tiếtBình luận (35)
Thấy nhiều ng review thuốc nhất nam an bì thang thế, nhưng em nghe nhiều người nói thuốc đông y uống thường bị phụ thuộc thuốc. Tức là ngưng uống thì thời gian sau sẽ bị lại. Thông tin này đúng không chị em.
không có nha! em gái mình 7t cũng bị viêm da tụ cầu, da khô với bong tróc, mụn nước nổi hoài luôn. Từ khi cho bé dùng thuốc nhất nam an bì thang, phác đồ điều trị trong 2 tháng thì ngưng thuốc, tới nay vẫn chưa thấy bị lại đó
em cũng từng dùng qua thuốc này lâu rồi, đến nay cũng lâu lắm rồi đó nhưng chưa thấy bị tái lại, trộm vía chắc do cơ địa em hợp thuốc.
Thế chỉ cần uống theo phác đồ bs cho thì sẽ không bị lại nữa hả mng?\
Thế chỉ cần uống theo phác đồ bs cho thì sẽ không bị lại nữa hả mng?\
Uầy mấy bệnh về da này không phải cứ chữa 3-4 ngày là hết đâu chị ạ. Em đang theo phác đồ đông y nhất nam an bì thang đây mà thời gian chữa phải 2-3 tháng lận đấy.
ở đây có mẹ nào cho bé tắm bột yến mạch chưa, có hết được viêm da tụ cầu không vậy? da th nhóc nhà em thì bị bong với khô, mụn nổi li ti nhiều, em đang cố để không cho mấy mụn vỡ ra ạ sợ nhiễm trùng.
Bột yến mạch thì mua chỗ nào uy tín nha bạn, chứ mua mấy loại linh tinh trôi dạt trên thị trường thì tắm nhiều cũng vậy thôi không si nhê gì đâu.
Phương pháp này nghe nhiều ng xưa chỉ cho, nhưng em tắm cho bé nhà em 3-4 lần gì rồi thấy không đỡ nhiều chị ạ.
bên cạnh tắm bột yến mạch thì vẫn phải uống thêm thuốc nữa nha chị, tuy là bệnh ngoài da nhưng nguyên nhân xuất phát từ bên trong đấy. phải kết hợp điều trị từ trong ra ngoài thì mới ok được.
Mấy phương pháp dân gian này không phải ngày 1 ngày 2 là khỏi đâu bạn. Phải kiên trì tính theo thấy đấy thì may ra mới đỡ được.
Uầy mấy bệnh về da này không phải cứ chữa 3-4 ngày là hết đâu chị ạ. Em đang theo phác đồ đông y nhất nam an bì thang đây mà thời gian chữa phải 2-3 tháng lận đấy.
Cháu nhà em viêm nang lông khoảng 3 tuần nay, nhưng nó đang uống thuốc chữa dạ dày nữa. Giờ cho nó uống thêm thuốc chữa viêm nang lông được không?
Uống được á bạn ơi nhưng mà thường thì 2 thuốc uống phải cách nhau 1-2 tiếng gì đấy á
Cái này nên hỏi ý kiến bác sĩ đi bạn, nhiều khi lỡ 2 thuốc không hợp nhau sợ uống lại không hiệu quả nữa
Cả nhà ơi cho em hỏi bài thuốc nhất nam an bì thang trong đây có đảm bảo nguồn gốc an toàn không? giờ thấy trên vtv hay bảo thuốc kém chất lượng trà trộn trên thị trường nên cũng băn khoăn dữ lắm.
Nhất Nam An Bì Thang em thấy thuốc do trung tâm lớn ở HN phân phối đấy chị. Mua thuốc mà có trung tâm rõ ràng như này cũng yên tâm hơn đó.
Thuốc được BYT cấp phép rồi bạn nên không phải lo đâu. Vả lại thuốc được cả chuyên gia khuyên dùng cơ mà
Vậy không lẽ muốn mua thuốc phải đến trực tiếp trung tâm khám với lấy thuốc à?
Bác ở HN thì cứ ghé qua địa chỉ có để trong bài đấy mà mua thuốc thôi, còn nếu ở xa thì liên hệ hotline 02485851102 họ tư vấn online rồi gửi thuốc về tận nơi.
Bên cạnh dùng thuốc thì có thêm phương pháp nào okila hỗ trợ chữa cái bệnh bong da ở trẻ nhỏ không. chứ em nghe nhiều ng nói viêm da, viêm nang lông muốn chữa thì bên cạnh uống thuốc còn phải chú ý trong ăn uống nữa cơ.
À, bị viêm da thì đừng cho bé ăn nhiều mấy món gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, gà, nếp á bạn. Mấy món này làm tình trạng viêm nặng thêm thôi
Ngoài chú ý ăn uống thì bạn hạn chế cho bé tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng. Khi tắm thì cho bé sử dụng sữa tắm chuyên dụng cho bé á. Này ra bệnh viện hỏi người ta chỉ cho.
Th bé nhỏ nhà tôi 3 ngày nay da bị bong nhiều lắm, có kèm cả bọng nước nữa. Giờ nên làm gì đây các mẹ có tự hết được không.
vừa hôm qua xem trên tv thấy có nói tới thuốc nhất nam an bì thang nay đọc báo lại thấy tiếp. không biết thuốc này có chữa được hết bệnh viêm nang lông ở trẻ nhỏ không nữa.
Thuốc ok nha bạn, t thấy thuốc có cả vừa uống với cả bôi nữa nên mới tác động điều trị từ trong ra ngoài á.
À thuốc uống có phác đồ chuyên biệt cho từng người á bạn. Bạn cứ qua trung tâm, họ xem tình trạng da dẻ như nào rồi kê thuốc cho phù hợp. Bé con nhà em cũng viêm nang lông, chữa theo phác đồ bs kê thôi mà giờ da bé bớt mụn mủ nhiều lắm luôn ấy.
B ơi phác đồ như vậy thì chi phí như thế nào. mình tham khảo để có gì mua về uống thử xem như nào.
T nghe đứa bạn t nó bảo 1 phác đồ v là 2-3 tháng thì mỗi tháng tầm 2-3tr tiền thuốc. T cũng đang phân vân không biết nên mua không chứ thấy sao giá chát quá.
Giá này không chát đâu bạn, mình có quen 1 bà chị cũng đang trị bệnh viêm nang lông cho con. Nghe đâu tốn hơn chục rồi đấy mà kêu là chưa thấy cải thiện nhiều. Nói chung chữa mấy bệnh về da liễu chi phí cũng tầm đấy trở lên không đấy.
Các mẹ ơi em hỏi tí là thg cu nhỏ nhà em 3t đang bị viêm nang lông, hiện đã đóng vảy rồi nên bé rất ngứa ngáy, hay gãi. Giờ bé nên điều trị theo đông y hay tây y đây các mẹ?
Không biết đông y như nào tại chưa cho bé uống, chỉ đang cho uống thuốc bệnh viện kê nhưng dùng cũng 1 tháng nay rồi không thấy cải thiện nhiều chị ạ. Đang đợi uống nốt thuốc xem thế nào rồi tìm phương pháp khác chữa đây.
Theo em thấy dùng thuốc đông y sẽ an toàn cho bé hơn đó chị. Em đang cho bé dùng thuốc nhất nam an bì thang mua ở trung tâm nhất nam y viện. Mới uống với cả bôi 3 tuần nay mà mấy nốt mủ trên da đang lặn dần rồi.
Tôi cũng nghe nhiều người bảo thuốc nhất nam an bì thang chữa mấy bệnh về viêm da cho trẻ hiệu quả. Nhưng tôi chỉ sợ là uống thuốc đông y bé bị tiêu chảy hay đầy bụng gì thôi.
Mấy thuốc đông y khác không biết sao chứ em thấy thuốc nhất nam an bì thang không có tình trạng đó đâu. Th cu nhỏ nhà em cũng uống thuốc này mà, không thấy tiêu chảy gì cả. Mà ngược lại nó còn chịu ăn uống ngủ nghỉ hơn trước nữa.