Viêm Khớp Dạng Thấp Huyết Thanh Dương Tính

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới. Cho đến nay y học vẫn chưa tìm được giải pháp chữa khỏi hoàn toàn chứng bệnh nguy hiểm này. Vì vậy, mọi người nên chủ động tìm hiểu và đi thăm khám ngay khi phát hiện triệu chứng để ngăn chặn bệnh chuyển biến xấu.

Bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là gì?

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính là bệnh hình thành do kháng thể bên ngoài xâm nhập gây viêm cơ khớp và màng dịch khớp. Bệnh xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, phổ biến nhất là phụ nữ sau 40 tuổi.

Về cơ bản, viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính vẫn nằm trong nhóm bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn. Các kháng thể ngoài việc tác động đến hệ cơ, khớp còn gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan xung quanh qua đường máu. Vì vậy, người bệnh cần đi xét nghiệm máu ngay khi có các triệu chứng bất thường.

Nếu trong máu xuất hiện những kháng thể lạ nghĩa là người bệnh có kết quả dương tính, ngược lại rất có thể bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính hình thành do kháng thể bên ngoài xâm nhập
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính hình thành do kháng thể bên ngoài xâm nhập

Một số nguyên nhân gây bệnh được xác định:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố được xác định gây nên viêm khớp. Khi bố mẹ hoặc anh chị em trong nhà có tiền sử viêm khớp dạng thấp thì bạn sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.
  • Do vi khuẩn: Virus, vi khuẩn Mycoplasma, Retrovirus, khuẩn đường ruột… có thể tấn công, phá hủy tế bào bạch cầu đồng thời tạo phản ứng viêm khớp.
  • Do thừa cân: Thừa cân, béo phì khiến cơ, xương khớp bị chịu áp lực cao hơn đến tổn thương khớp, gây viêm khớp.
  • Nguyên nhân khác: Một số yếu tố khác như hệ miễn dịch suy yếu, môi trường ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh.

Những biểu hiện lâm sàng của của bệnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tương đối nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, mọi người nên biết được những dấu hiệu nhận biết cơ bản để kịp thời đi thăm khám. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh gồm có:

  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng khớp đặc biệt là khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón chân… Cơn đau có xu hướng tăng dần về đêm và sáng sớm.
  • Khớp bị cứng, khó di chuyển, vận động sau khi ngủ dậy.
  • Bề mặt da vùng khớp bị viêm bị sưng đỏ, teo cơ, da bị khô, chạm vào không có cảm giác đau.
  • Một số trường hợp có xuất hiện các khối u thịt bất thường quanh khớp, thường là từ khớp xa chi nhất và lan rộng đến khớp gần chi.
  • Biểu hiện viêm khớp thường xuất hiện ở vị trí đối xứng nhau gây ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt thường ngày.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi nhiều ngày, thường xuyên chán ăn, kèm theo sốt.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính không những không chữa khỏi được mà còn nằm trong nhóm các bệnh nguy hiểm. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng xấu như:

  • Dính khớp, sưng đau khớp, liệt tạm thời: Khi các khớp bị viêm nặng, cơn đau có cường độ cao ảnh hưởng tới khả năng vận động và di chuyển. Một số trường hợp bị liệt tạm thời do viêm khớp.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Các chuyên gia cho biết, tỉ lệ người bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính cao hơn hẳn so với người bình thường. Các kháng thể lạ theo máu tấn công van tim, làm tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi.
  • Làm giảm tỉ lệ đậu thai ở nữ giới: Trong một nghiên cứu tại Đan Mạch, phụ nữ bị gặp khó khăn trong quá trình mang thai có đến 25% trường hợp đang bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính.
  • Một số biến chứng khác: Tắc nghẽn phổi, cơ khớp bị tổn thương dẫn đến tàn phế, bại liệt vĩnh viễn.
Viêm khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Viêm khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Tình trạng viêm khớp dạng thấp thường bị đối xứng hai bên cơ thể làm gấp đôi mức độ nguy hiểm của bệnh lý. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan để bệnh tiến triển nặng sẽ càng khó điều trị hơn.

Những cách chữa viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính

Khi viêm khớp dạng thấp khởi phát nếu được chữa đúng cách hoàn toàn có thể chặn đứng được sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, đa phần người bệnh phát hiện và đi khám khi viêm khớp trở nặng nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác điều trị.

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp nguyên tắc điều trị là tập trung loại bỏ các triệu chứng và ngăn chặn tốc độ lan nhiễm và phát triển. Tùy theo thực trạng của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp như sau:

Loại bỏ triệu chứng bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian chữa viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính sử dụng nguyên liệu tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để làm giảm cơn đau khớp ngay tại nhà.

  • Dùng rễ cây trinh nữ kết hợp cùng với rễ cúc tần, rễ bưởi, củ đinh lăng sắc với nước uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 cốc.
  • Kết hợp mật ong nguyên chất với bột quế uống làm giảm đau, sưng viêm hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Cho mật ong và 1 thìa bột quế hòa tan trong 200ml nước nóng, để nguội bớt, uống sau khi ăn, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Dùng cây chìa vôi sao nóng cùng với muối ăn, bọc vào khăn mỏng đắp lên vùng khớp bị sưng viêm mỗi ngày để giải độc, tiêu thũng.
  • Đun một nắm ngải cứu tươi với 300ml nước trong khoảng 15 phút, chắt nước uống khi còn ấm, kiên trì uống trong vòng 2 tuần.
Cây trinh nữ có tác dụng làm giảm viêm đau khớp
Cây trinh nữ có tác dụng làm giảm viêm đau khớp

Chữa viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính bằng Tây y

Chữa viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính bằng phương pháp Tây y được chỉ định cho các bệnh nhân viêm nặng, cơn đau xuất hiện liên tục không thể tự chữa trị tại nhà. Điều trị Tây y được chia làm các nhóm như sau:

  • Điều trị thuốc: Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bác sĩ kê đơn một số loại thuốc: Thuốc giảm đau (Paracetamol, Codein), thuốc chống thấp khớp (Ethotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, thuốc kháng viêm không chứa Steroid (Celecoxib, Etoricoxib, Meloxicam, thuốc sinh học ức chế tế bào T hoặc B.
  • Phẫu thuật ngoại khoa: Trường hợp khớp bị viêm nặng, điều trị thuốc không có tác dụng bắt buộc người bệnh phải thực hiện phẫu thuật thay khớp để bảo toàn chức năng vận động.
  • Vật lý trị liệt: Bên cạnh điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh nên kết hợp song song với chương trình trị liệu vật lý do bác sĩ đưa ra để nhanh chóng phục hồi chức năng cho các khớp.

Người bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh cần lưu ý gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp khó điều trị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Đi thăm khám và chữa trị theo đúng liệu trình bác sĩ tư vấn, không được tự ý chữa tại nhà đặc biệt là uống thuốc Tây theo đơn của người khác.
  • Không sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài, thuốc Tây có nhiều tác dụng phụ với cơ quan chức năng khác. Việc lạm dụng thuốc Tây điều trị bệnh có thể dẫn tới tình trạng suy gan, thận.
  • Bổ sung thịt trắng, cá trắng, rau củ tươi, nhóm thực phẩm giàu omega – 3 để cung cấp dinh dưỡng cho vùng khớp. Hạn chế sử dụng đồ ngọt, ăn mặn, uống rượu bia, cafe…
  • Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, thường xuyên theo dõi mức độ tiến triển của bệnh để có phương án điều chỉnh khi cần thiết.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có thể khiến người bệnh mất đi khả năng vận động nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy, mọi người nên thực hiện tốt các nguyên tắc và tuân thủ đúng liệu trình để nhanh chóng cải thiện và làm chậm tốc độ phát triển của bệnh.

Array
Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top