Viêm Khớp Liên Mấu
Viêm khớp liên mấu là bệnh lý xương khớp phổ biến có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Đây là vấn đề sức khoẻ đáng lo ngại vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đáng nói, diễn biến của bệnh khá phức tạp, khi để lâu sẽ dễ gây ra các biến chứng sau này.
Viêm khớp liên mấu là gì?
Thông thường khớp xương cột sống sẽ có hai mấu trên và dưới, chúng là những điểm tựa để một số khối cơ bám vào. Ở các khớp xương liền nhau sẽ có mấu nối kề nhau và tạo thành khớp liên mấu cột sống.
Viêm khớp liên mấu cột sống là tình trạng viêm tại vị trí khớp giao giữa mấu trên và mấu chuyển dưới. Bệnh lý này khá phổ biến và có nguy cơ mắc bệnh rải rác ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Bệnh gây ảnh hưởng đến tổ chức sụn, tác động làm sưng viêm và ảnh hưởng nghiêm động đến khả năng vận động của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần có biện pháp điều trị đúng cách để điều trị dứt điểm bệnh.
Nguyên nhân gây viêm khớp liên mấu
Cho đến nay nguyên nhân gây viêm khớp liên mấu chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng bệnh lý này có thể xuất hiện bởi sự kết hợp giữa sự lão hoá, chấn thương và sự quá tải lên diện khớp.
Do sự thoái hoá đĩa đệm của cột sống gây ra sự quá tải liên diện khớp. Chỉ cần một đĩa đệm bị thoái hoá, chung sẽ bị bào mòn dần dần và xẹp xuống. Chính điều này tạo nên khoảng trống giữa hai đốt sống liền kề bị hẹp lại.
Chính do sự hẹp lại ở phía trước của đĩa đệm khiến lực dồn về hai diện khớp cột sống ở phía sau và sẽ tạo ra áp lực ở sụn khớp của hai diện khớp. Bên cạnh đó, viêm khớp liên mấu còn xảy ra bởi sự tăng lực tải lên khớp khi ưỡn cột sống quá mức hoặc do xẹp một bên đĩa đệm hay cả hai bên.
Triệu chứng của bệnh
Những người bệnh viêm khớp liên mấu sẽ gặp khó khăn khi xoay người, xoắn vặn và các tư thế vận động khác. Cụ thể các triệu chứng của bệnh lý như sau:
- Khi thực hiện động tác vặn mình, xoay người hoặc ưỡn người ra sau và cong người về trước sẽ có cảm giác bất tiện.
- Khu vực cổ gần như bất động, khi xoay cổ sang một phía (trái hoặc phải) thì phần cơ thể bên đó phải di chuyển theo.
- Khu vực đốt sống lưng không còn khả năng giữ thẳng lưng hoặc ngồi ở tư thế cong lưng. Bên cạnh đó, khi đang ngồi ở vị trí thấp thì rất khó đứng dậy được.
- Người bệnh có cảm giác tê bì, mỏi và đau gần như toàn bộ cơ thể do các khớp bị chèn ép lên dây thần kinh. Kèm theo đó là tình trạng đau mỏi vai gáy, phần cánh tay và tại các chi. Trường hợp khớp nằm ở gần thân dưới thì sẽ tác động khiến người bệnh mỏi chân và đau nhiều ở khu vực mông.
Bệnh viêm khớp liên mấu có nguy hiểm không?
Khi các khớp liên mấu cột sống bị viêm nhiều khiến bề mặt sụn khớp cùng với dịch khớp sẽ bị phá huỷ và làm lộ ra bề mặt xương bên dưới. Từ đó khiến xương sẽ chà xát vào xương, các chồi xương sẽ bắt đầu hình thành xung quanh khớp cột sống.
Khi các chồi xương phát triển chúng sẽ làm hẹp lỗ liên hợp, đây là nơi các rễ thần kinh thoát ra ngoài từ ống sống. Chồi xương sẽ tiếp tục phát triển vào bên trong ống sống, từ đó gây nên hiện tượng hẹp ống sống.
Đặc biệt, bệnh viêm khớp liên mấu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể:
- Tổn thương do đè ép khiến cột sống bị yếu đi và dễ bị vỡ. Thêm vào đó, tổn thương cột sống có thể gây áp lực và tổn thương lên tủy sống gây chèn ép các dây thần kinh.
- Viêm khớp liên mấu có thể sẽ gây viêm động mạch chủ, làm van động mạch chủ bị biến dạng. Từ đó gây ảnh hưởng tới hoạt động và chức năng của xương khớp.
- Trường hợp bệnh gây đau nhức âm ỉ, dai dẳng và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như khó khăn trong việc vận động, đi lại.
Phương pháp chẩn đoán
Bạn nên tiến hành thăm khám viêm khớp liên mấu sớm để phát hiện chính xác tình trạng bệnh. Cụ thể, phương pháp chẩn đoán được thực hiện như sau:
Thăm khám tại chỗ
- Bạn sẽ được hỏi về tất cả các triệu chứng liên quan đang mắc phải. Bạn nên hợp tác và trao đổi tất cả các biểu hiện, cung cấp về tiền sử của các bệnh lý khác nếu có.
- Bác sĩ thực hiện khám tại chỗ để đánh giá sơ bộ về mức độ của bệnh thông qua các biểu hiện bên ngoài như mức độ đau, phạm vi, mức độ viêm sưng,…
- Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện chụp chiếu hình ảnh khác nhau tuỳ vào mức độ cụ thể của bệnh.
Chụp hình ảnh tại khớp
- Chỉ định tiên quyết để đánh giá chức năng cột sống của bệnh nhân hiện tại là thông qua chụp X-quang. Đồng thời, thông qua hình ảnh chụp có thể xem xét cả mức độ tổn thương tại chỗ.
- Sử dụng cắt lớp CT để xem xét tổn thương trên bề mặt của các đốt sống và cột sống.
- Chụp xạ hình được thực hiện với mục tiêu kiểm tra tổn thương viêm tại chỗ.
Xét nghiệm chỉ số máu
- Để chắc chắn hơn về kết luận bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác.
- Sau khi khám xét và chụp chiếu hình ảnh, kết hợp với việc thăm khám lâm sàng sẽ kết luận về tình trạng và nguyên nhân gây ra. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho người bệnh.
Điều trị viêm khớp liên mấu
Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng viêm khớp liên mấu, bác sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Những cách điều trị thường được sử dụng như mẹo dân gian, Tây y và bài thuốc Đông y.
Mẹo dân gian
Phương pháp điều trị viêm khớp liên mấu tại nhà rất đa dạng và hầu hết là dễ bào chế. Các mẹo này nhằm mục đích điều trị trong thời gian ngắn với những trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng.
Tinh dầu tràm
Loại tinh dầu này được nhiều người tin tưởng sử dụng bởi có nhiều lợi ích với sức khỏe. Với bệnh viêm khớp liên mấu, tinh dầu tràm mang lại tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau,
Chuẩn bị: Khoảng 10ml tinh dầu tràm.
Cách thực hiện:
- Trước khi thực hiện cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đau nhức do bệnh gây ra.
- Lấy 5 – 6 giọt tinh dầu tràm nhỏ trực tiếp lên vị trí đau, thoa đều tại chỗ và massage dọc theo cột sống, cả các vị trí khác.
- Cứ 15 – 20 phút lại thực hiện một lần sẽ giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả.
Đá lửa
Từ lâu việc sử dụng sức nóng từ đá lửa là một loạt hình trị liệu massage dùng để thư giãn. Đây còn là cách giúp giảm bớt sự căng thẳng của cơ bắp, tổn thương trên khắp cơ thể. Loại đá thường được sử dụng là đá bazan – một loại đá núi lửa giữ nhiệt.
Chuẩn bị: Khoảng 5 hoặc 10 viên đá lửa.
Cách thực hiện:
- Cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đau trước khi thực hiện để đảm bảo.
- Bạn làm nóng các viên đá lửa, sau đó đặt lần lượt chúng dọc theo chiều dài của cột sống.
- Nên đặt khoảng cách giữa 2 viên khoảng 7 – 10cm và không để đá quá nóng cũng như quá nguội.
- Mẹo này giúp các mạch máu giãn nở, giảm hiện tượng chèn ép rễ thần kinh gây đau.
Sức nóng từ muối
Chườm muối nóng được lưu truyền từ ngàn đời xưa, việc sử dụng phương pháp này giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của mọi người. Muối hay được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có viêm khớp liên mấu.
Chuẩn bị: 500gr muối sạch.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực cần điều trị, rang muối trên chảo hoặc lò vi sóng.
- Dùng một miếng vải gạc sạch bọc muối lại, để nguội bớt rồi dùng chườm lên cột sống.
- Khi có cảm giác đau hoặc cần thư giãn thì thực hiện cách làm này.
Điều trị viêm khớp liên mấu bằng Tây y
Biện pháp điều trị viêm khớp bằng thuốc Tây có ưu điểm mang lại tác dụng nhanh và mạnh. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài thuốc Tây sẽ không tốt cho chức năng gan thận. Do vậy, cả bệnh nhân và bác sĩ đều nên cân nhắc trước khi sử dụng các dòng thuốc để điều trị. Và nên chọn bắt đầu từ các thuốc cường độ tác dụng nhẹ đến mạnh.
Cụ thể các dòng thuốc Tây thường được sử dụng điều trị viêm khớp liên mấu gồm:
- NSAIDs: Bao gồm các loại như Paracetamol, diclofenac, meloxicam, ibuprofen,… Đây là nhóm thuốc giảm đau chống viêm quen thuộc, hầu hết đều cho tác dụng giảm đau tốt và nhanh. Tuy nhiên, sử dụng nhóm này gây ảnh hưởng nhiều đến đường tiêu hoá nên người bệnh cần thận trọng.
- Corticosteroid: Bao gồm hydrocortisone, methylprednisolone, dexamethasone,… Các thuốc chống viêm có cấu trúc steroid này sử dụng trong trường hợp các NSAIDs không đáp ứng. Thuốc có thể sử dụng ở dạng tiêm trực tiếp vào tuỷ sống để cho tác dụng nhanh hơn.
- Trong trường hợp đáp ứng của 2 dòng trên không hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thuộc nhóm kháng TNF hoặc chất ức chế IL-17. Dạng thuốc này ít sử dụng.
Bị viêm khớp liên mấu nên ăn gì, kiêng gì?
Việc ăn gì, kiêng gì khi bị viêm khớp rất quan trọng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và khả năng tái phát. Người bệnh nên chú ý những thực phẩm dưới đây trong thực đơn hàng ngày:
- Thực phẩm nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin (các món ăn thuộc nhóm B như B1, B6, B12); protein từ hải sản (các dạng hải sản có sụn); thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ chứa glucosamine, chondroitin; trái cây chứa thành phần kháng viêm (dứa, nho, cherry, dâu tây, việt quất, mâm xôi,…).
- Thực phẩm cần kiêng: Đồ ăn chứa nhiều chất béo; các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, nước chè xanh,…); nội tạng động vật. Những đồ ăn này sẽ khiến cho tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn.
Viêm khớp liên mấu nên chữa ở đâu?
Chủ đề được nhiều bệnh nhân viêm khớp liên mấu quan tâm là thăm khám, chữa trị ở đâu. Đặc biệt với bệnh nhân cao tuổi, bệnh đang trong giai đoạn nặng. Những địa chỉ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này:
- Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức là địa chỉ thăm khám và điều trị viêm khớp có thế mạnh về phẫu thuật. Người bệnh đến đây sẽ được thăm khám và điều trị với bác sĩ thuộc Viện chấn thương chỉnh hình. Bệnh viện có địa chỉ tại số 40 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội – Điện thoại 0243 8253 531.
- Bệnh viện Chợ Rẫy
Đây là địa chỉ vô cùng quen thuộc với người dân TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ. Bệnh viện này được xếp hạng đặc biệt và có vị trí quan trọng đối với ngành y tế nước nhà. Trải qua hơn 100 năm phát triển, đến nay bệnh viện Chợ Rẫy đạt quy mô 1800 giường bệnh và 3322 kỹ thuật y học được Bộ Y tế phê duyệt, cấp phép, giúp người bệnh xây dựng được phác đồ điều trị xương khớp hợp lý nhất.
Do đó, người bệnh viêm khớp liên mấu có thể yên tâm khi đến thăm khám và chữa trị tại cơ sở này. Bệnh viện có địa chỉ tại số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh – Điện thoại 0283 855 4137.
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Viêm khớp liên mấu là bệnh lý nguy hiểm nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Việc cần làm là chủ động thăm khám sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với những thực phẩm lành mạnh cho sự phát triển của hệ thống xương khớp.
- Mỗi ngày nên dành thời gian rèn luyện thể chất bằng các bài tập thể dục, trò chơi thể thao phù hợp. Người bệnh cũng chú ý không tập luyện quá sức để dẫn đến chấn thương, viêm đau xương khớp.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích gây ra tác động xấu đến sức khỏe xương khớp như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas,…
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, không tự ý tăng giảm hay ngừng thuốc, tái khám đúng hẹn.
- Tránh việc lao động quá sức, không khiêng vác quá nặng, bưng bê vật nặng đột ngột làm ảnh hưởng đến cột sống.
- Rèn luyện việc đi đứng thẳng lưng, ngồi làm việc đúng tư thế. Cần thay đổi ngày nếu bạn đang có thói quen đi đứng, ngồi nằm sai tư thế.
Có thể thấy viêm khớp liên mấu là bệnh lý đáng lo ngại vì gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh. Do vậy, khi nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh bạn cần đi thăm khám ngay để được điều trị sớm. Đồng thời cần tránh tâm lý chủ quan, e ngại làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Array
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!