Cách Điều Trị Viêm Khớp Cổ Chân

Tình trạng viêm khớp cổ chân có xu hướng trẻ hóa và ngày càng gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Việc không sớm có cách điều trị viêm khớp cổ chân hiệu có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe và khả năng đi lại sau này của người bệnh. Để có phương pháp trị bệnh tốt nhất, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây. 

Các cách điều trị viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân xảy ra khá phổ biến không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, nhiều người lại khá chủ quan trong việc điều trị khiến bệnh kéo dài và trở thành mãn tính. Đặc biệt, ở thể nặng, bệnh có thể gây viêm bao hoạt dịch, biến dạng xương, teo cơ hoặc thậm chí là bại liệt.

Sớm có cách điều trị viêm khớp cổ chân tích cực giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe và khả năng vận động
Sớm có cách điều trị viêm khớp cổ chân tích cực giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe và khả năng vận động

Để ngăn chặn vấn đề trên, dưới đây là một số các điều trị viêm khớp cổ chân đem lại hiệu quả cao, được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Cách điều trị viêm khớp cổ chân từ bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian điều trị viêm khớp cổ chân sở hữu ưu điểm đơn giản, lành tính, tiết kiệm và khẳng định được tính hiệu quả qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, dưới sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp trị bệnh mới ra đời thì nhiều người vẫn ưu tiên sử dụng các bài thuốc dân gian.

Một số cách điều trị đau khớp cổ chân bằng bài thuốc dân gian người bệnh có thể tham khảo như sau:

Sử dụng tỏi tươi

Tỏi được chứng minh đem lại hiệu quả điều trị các vấn đề về viêm đau xương khớp, cảm cúm, cảm lạnh… Đồng thời, loại dược liệu quen thuộc này còn góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương.

Cách điều trị trị viêm khớp cổ chân bằng tỏi như sau:

  • Nguyên liệu: 40g tỏi tươi, 100ml rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Tỏi tươi đen tách nhánh, lọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào bình thủy tinh. Tiếp theo, đổ 100ml rượu trắng vào bình thủy tinh, đậy nắp và ngâm đến khi tỏi chuyển sang màu vàng. Người bệnh sử dụng rượu tỏi xoa bóp lên vùng xương khớp bị tổn thương 2 lần/ngày.

Cách chữa đau khớp cổ chân bằng mật ong và quế

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại ổ khớp. Đi kèm với đó, quế là dược liệu có tính ấm, hỗ trợ điều hòa khí huyết giúp tăng cường máu lưu thông đến các khớp xương.

Cách điều trị viêm khớp cổ chân bằng quế và mật ong đem lại nhiều hiệu quả tích cực
Cách sử dụng mật ong và quế trong điều trị bệnh như sau:

  • Nguyên liệu: 1 thìa cà phê bột quế và 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Pha mật ong và bột quế với nước ấm, ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.

Trị bệnh bằng vỏ sầu riêng

Vỏ sầu riêng cũng là một bài thuốc dân gian chữa viêm đau xương khớp khá hiệu quả nhưng chưa thực sự được nhiều người biết đến. Cách điều trị viêm khớp cổ chân bằng vỏ sầu riêng như sau:

  • Nguyên liệu: Vỏ sầu riêng.
  • Cách thực hiện: Vỏ sâu riêng đem rửa sạch, phơi khô đến khi vỏ quắt lại. Người bệnh thái vỏ sầu riêng thành từng lát nhỏ rồi đem sắc lấy nước uống hằng ngày.

Những bài thuốc dân gian này an toàn, lành tính và giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên hiệu quả mang đến khá chậm. Đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng lâu dài mới có thể đem lại kết quả tốt.

Sử dụng Tây y trong trị bệnh

Dựa trên kết quả chụp chiếu, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị đảm bảo đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh. Theo đó, các cách điều trị viêm khớp cổ chân theo Tây y thường dùng như nội khoa bằng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Đặc tính của từng phương pháp này như sau:

Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng các cách điều trị viêm khớp cổ chân khác nhau
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng các cách điều trị viêm khớp cổ chân khác nhau

1. Điều trị nội khoa bằng thuốc 

Cách điều trị viêm khớp cổ chân bằng nội khoa phù hợp với tình trạng bệnh ở thể nhẹ. Bác sĩ sẽ thông qua việc dùng thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng và điều trị bệnh. Tuỳ theo mức độ, thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phổ biến sau:

  • Nhóm thuốc chống viêm như Oxicams, Indomethacin, Diclofenac…
  • Thuốc Corticosteroid được tiêm trực tiếp vào ổ khớp nhằm chống tình trạng viêm và đẩy lùi cơn đau.
  • Nhóm thuốc giảm đau ngoại biên, ví dụ như Acetaminophen, Tylenol, Ibuprofen…
  • Nhóm thuốc giảm đau loại mạnh như Celebrex, Tramadol, Codein…
  • Các dòng thuốc bôi ngoài da dạng kem, miếng dán giảm đau, thuốc bổ hỗ trợ phục hồi chức năng xương khớp.

Lưu ý, thuốc Tây chữa viêm khớp cổ chân đa phần được điều chế từ các chất hóa học, dễ gây các phản ứng phụ trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo tính an toàn, người bệnh cần tránh tuyết đối việc tự ý dùng thuốc, thay đổi liều dùng hoặc kết hợp các vị thuốc với nhau.

2. Vật lý trị liệu

Cách điều trị viêm khớp cổ chân bằng vật lý trị liệu có ưu điểm tác động trực tiếp vào vùng khớp bị đau từ đó tăng hiệu quả cải thiện bệnh một cách an toàn. Một số cách thức trị liệu chính hiện nay là:

  • Phương pháp RICE được thực hiện theo 4 bước bao gồm để cổ chân nghỉ ngơi – tiến hành chườm đá – ép nén cổ chân – nâng cổ chân lên cao. Phương pháp khá đơn giản vì vậy người bệnh có thể dễ dạng thực hiện ngay tại nhà.
  • Phương pháp đai nén đem đến nhiều ưu điểm như gọn nhẹ, dễ sử dụng, giúp cải thiện tình trạng đau nhức khớp cổ chân, hỗ trợ quá trình phục hồi khớp diễn ra nhanh hơn…
  • Trị liệu thần kinh cột sống hoạt động dựa trên mối quan hệ giữa cấu trúc xương và hệ thần kinh. Trong trường hợp tình trạng đau nhức khớp cổ chân liên quan đến vấn đề đốt sống bị sai lệch, chèn ép lên dây thần kinh, người bệnh cần được nắn chỉnh nhằm giảm các triệu chứng của bệnh và bảo vệ cột sống.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật được sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, các phương pháp trên không đem lại hiệu quả tích cực. Một số kỹ thuật trị viêm khớp cổ chân được thực hiện phổ biến là mổ nội soi, phẫu thuật hàn khớp cổ chân…

Phẫu thuật đem lại hiệu quả cao tuy nhiên tiềm ẩn một số rủi ro nhất định
Phẫu thuật đem lại hiệu quả cao tuy nhiên tiềm ẩn một số rủi ro nhất định

Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, có thể gây nhiễm trùng, xuất huyết hoặc tổn thương dây thần kinh trong lúc mổ. Vì vậy, người bệnh chỉ nên thực hiện khi có yêu cầu từ phía bác sĩ và lựa chọn các đơn vị y tế uy tín để tiến hành phẫu thuật.

Lưu ý khi tiến hành điều trị viêm khớp cổ chân

Để hoạt động chữa bệnh đạt hiệu quả cao, trong quá trình áp dụng các cách điều trị viêm khớp cổ chân, người bệnh cần lưu ý:

  • Tuân thủ chính xác nguyên tắc trị bệnh giúp các phương pháp phát huy tối đa hiệu quả và ngăn chặn tình trạng xuất hiện tác dụng phụ.
  • Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng nhằm tránh làm tổn thương ổ khớp.
  • Người bệnh tránh ngồi, nằm tại một vị trí quá lâu làm ảnh hướng đến hiệu quả phục hồi.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, omega – 3…
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại, đồ uống có cồn… trong quá trình trị bệnh.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, nên dành 10 – 20 phút mỗi ngày để đi bộ giúp khớp xương dẻo dai.

Viêm khớp cổ chân không phải tình trạng hiếm gặp, gây cảm giác khó chịu, đau nhức và ảnh hướng đến sự vận động của người bệnh. Để đảm bảo sức khỏe, điều quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị viêm khớp cổ chân an toàn, hiệu quả.

Array
Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top