Châm Cứu Chữa Viêm Khớp
Châm cứu chữa viêm khớp là một trong những biện pháp điều trị bằng Đông y được nhiều bệnh nhân sử dụng trong những năm trở lại đây. Không chỉ mang lại hiệu quả lâu dài, liệu pháp này còn có tính an toàn khá cao với lịch sử hình thành và phát triển lên đến hàng ngàn năm.
Hiệu quả của phương pháp châm cứu chữa viêm khớp
Viêm khớp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Triệu chứng thường thấy của bệnh là những cơn đau nhức khớp kéo dài dai dẳng, tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
Trong số các biện pháp điều trị viêm khớp, châm cứu được khá nhiều bệnh nhân ưa chuộng. Có không ít bệnh nhân cho rằng liệu pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng và ít gây ra tác dụng phụ. Thật sự thì châm cứu chữa viêm khớp có tốt hay không?
Châm cứu là một thủ thuật y học có nguồn gốc từ Trung Quốc với tuổi đời lên đến hơn ngàn năm. Thầy thuốc sử dụng một loại châm bạc dài và mảnh đâm vào những vị trí đặc biệt trên cơ thể được gọi là huyệt đạo. Theo Đông y, liệu pháp này có tác dụng giảm đau nhức, giảm viêm sưng, tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ thể và giải phóng endorphin tự nhiên, giúp bệnh nhân loại bỏ biểu hiện viêm đau khớp.
Trên thế giới đã có không ít bằng chứng thực tiễn chứng minh tác dụng của châm cứu với bệnh viêm đa khớp. Đại học Ottawa, Canada, đã thực hiện một nghiên cứu trị liệu bằng châm cứu điện trên một số bệnh nhân bị đau nhức do viêm khớp trong vòng bốn tháng. Kết quả là có đến hơn 90% số tình nguyện viên cảm thấy sức khỏe cải thiện hơn rõ rệt. Ngay cả tổ chức y tế WHO cũng đã nhận định rằng châm cứu là một trong những biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả đối với các vấn đề cơ xương khớp.
Nguyên tắc trong chữa bệnh viêm khớp bằng châm cứu
Đông y được xây dựng dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương ngũ hành. Phương pháp khám – chữa bệnh này cho rằng, cơ thể con người được bao trùm bởi một dòng năng lượng tốt được gọi là “khí”. Dòng “khí” này lưu thông trong cơ thể qua các huyệt đạo khác nhau, đóng vai trò giống như “cửa”. Bệnh tật xảy ra khi có một yếu tố bất thường xuất hiện khiến “cửa” bị bí lại và dòng “khí” tắc nghẽn. Châm cứu cùng với bấm huyệt và thuốc Bắc là những biện pháp Đông y sử dụng để khai thông dòng “khí”.
Trong Đông y, nguyên nhân gây ra viêm khớp được quy về các thể khác nhau. Tùy theo từng thể nhất định mà vị trí huyệt dùng để châm cứu chữa viêm khớp sẽ khác nhau, tương tự như phác đồ điều trị của y học hiện đại. Dưới đây là một số thể bệnh viêm khớp ứng với huyệt đạo cần đả thông bạn đọc có thể tham khảo:
- Thể bệnh do nhiệt lượng thấp, âm khí tổn thương: Các huyệt đạo châm cứu gồm có Tam túc lý, Thái kê, Phong trì, Khúc trì, Tam âm giao, Phong môn, Khúc hải, A thị huyệt, Hợp cốc.
- Thể bệnh do phong thấp: Các huyệt vị được châm cứu gồm có Hợp cốc, Huyết hải, Khúc trì, Tam túc lý, Phong trì, Phong môn.
- Thể bệnh do đàm ứ cấu kết: Các huyệt vị được châm cứu chữa viêm khớp là Đại chủy, Phong long, Huyền chung, Phong môn, Khúc trì, Âm lăng tuyền, A thị huyệt, Huyết hải.
MỜI BẠN XEM THÊM:
Quy trình chữa viêm khớp bằng biện pháp châm cứu
Châm cứu chữa viêm đau xương khớp thường được thực hiện với quy trình như sau:
- Bước 1: Trước khi tiến hành trị liệu, các thầy thuốc sẽ bắt mạch và làm một số bài kiểm tra thể chất nhỏ có người bệnh. Bệnh nhân được khuyến khích mang theo bệnh án và ảnh chụp CT, X-quang, MRI,… để các thầy thuốc nắm rõ hơn về tình hình sức khỏe cũng như mức độ tổn thương của xương khớp.
- Bước 2: Các chuyên gia tiến hành xây dựng phác đồ cụ thể, gồm có vị trí các huyệt đạo, lựa chọn liệu pháp châm cứu (điện châm, thủy châm hay châm cứu thường) và thời gian châm cứu.
- Bước 3: Thoa một lớp cồn mỏng lên vùng da thực hiện châm cứu. Số lượng kim châm, vị trí huyệt đạo và độ nông sâu của kim phụ thuốc vào trường hợp cụ thể của mỗi người bệnh. Các kim châm có thể được giữ nguyên trong khoảng vài phút đến 1 giờ. Với điện châm, cường độ điện từ sẽ được điều chỉnh bằng máy móc.
- Bước 4: Kết thúc quá trình châm cứu, người bệnh nên ở lại phòng khám theo khoảng 15 phút để theo dõi thêm. Sau đó, người bệnh có thể về nhà và đợi đến lần điều trị tiếp theo.
Lưu ý khi áp dụng châm cứu chữa viêm khớp
Khi áp dụng biện pháp châm cứu chữa viêm khớp, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Các tác dụng phụ: Dù tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ trong châm cứu khá nhỏ nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Đau ở nơi đặt kim châm, bầm tím nhẹ, mệt mỏi, đau bao tử và co giật cơ bắp. Nếu những triệu chứng này kéo dài không thuyên giảm, người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay.
- Các bệnh lý nền: Châm cứu không thích hợp với những người có các bệnh lý nền như hen phế quản mãn tính, suy hô hấp, bệnh tim mạch, huyết áp cao, rối loạn quá trình đông máu và động kinh.
- Lựa chọn địa chỉ uy tín: Ngày nay, châm cứu không chỉ được phục vụ ở các bệnh viện lớn mà còn cả ở những cơ sở tư nhân. Vì thế, người bệnh nên thận trọng trong việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh để tránh gây hại cho cơ thể.
- Kết hợp với thuốc Đông y: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể kết hợp châm cứu và thuốc Đông y chữa xương khớp. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn và đơn thuốc được kê.
Châm cứu chữa viêm khớp là liệu pháp y học cổ truyền đã được chứng minh là đem đến hiệu quả tích cực cho người bệnh.Châm cứu là phương pháp điều trị y học cổ truyền không dùng thuốc được áp dụng phổ biến với các bệnh lý xương khớp nói chung. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ chỉ thực sự hiệu quả nếu người bệnh áp dụng đồng thời với biện pháp dùng thuốc. Các bài thuốc Đông y được xây dựng theo nguyên tắc đi sâu vào căn nguyên, tác động hiệu quả từ sâu bên trong. Kết hợp với phương pháp châm cứu từ bên ngoài mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong trị viêm đau khớp
ArrayNỘI DUNG LIÊN QUAN:
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!