7 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Đinh Lăng Hiệu Quả Nhất
Chữa mề đay bằng lá đinh lăng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. Nếu sử dụng đúng cách, bài thuốc này có thể làm giảm nhanh tình trạng dị ứng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giải độc và giúp da nhanh chóng phục hồi. Để biết cách áp dụng và những lưu ý liên quan, mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.
Lá đinh lăng chữa mề đay có hiệu quả không?
Đinh lăng là cây thuốc Nam quý có nhiều công dụng đặc biệt, nhất là trong việc cải thiện bệnh lý. Nhờ có các thành phần hóa học đa dạng, dược tính phong phú, đặc tính tương tự như nhân sâm. Nên ngoài việc được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh, chúng còn có thể chế biến thành những món ăn bổ dưỡng.
Trong Đông y, đinh lăng có vị đắng, mùi thơm, tính mát với tác dụng giảm ngứa, giải độc, lợi tiểu và thanh lọc cơ thể. Vì thế, chúng thường được dùng để chữa nóng trong, ngộ độc thức ăn, tắc tia sữa cùng các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, tổ đỉa, mẩn ngứa, phát ban, rôm sảy, vảy nến,… Vậy chữa mề đay bằng lá đinh lăng có cho hiệu quả tốt không?
Không riêng Đông y, Y học hiện đại còn tìm thấy trong loại dược liệu này những thành phần tốt cho da như vitamin C, vitamin B, saponin và axit amin. Đặc biệt là các chất chống oxy hóa với khả năng tiêu viêm, sát trùng nhẹ và làm dịu da nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá đinh lăng để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay.
Mặc dù có thể chống dị ứng, giải độc, giảm ngứa nhưng các mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bị mề đay nhẹ. Với những đối tượng bị mề đay mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần thì cần kết hợp với việc dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
7 cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng hiệu quả nhất
Đinh lăng là thảo dược tự nhiên và gần như không có độc, rất an toàn và lành tính với làn da, kể cả da nhạy cảm. Tuy nhiên trước khi áp dụng các mẹo chữa mề đay bằng lá đinh lăng, mọi người vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lá đinh lăng lúc này sẽ giúp cải thiện nhanh chóng cảm giác ngứa ngáy, nổi ban đỏ, sẩn cục trên da,… Ngoài việc dùng mình đinh lăng chữa bệnh, bạn có thể kết hợp chúng với các nguyên liệu khác hoặc chế biến thành món ăn để đẩy nhanh tốc độ điều trị. Cụ thể như sau:
Chườm đắp lá đinh lăng với muối biển
Như chúng ta cũng biết, mề đay là phản ứng của cơ thể khi bị kích ứng hoặc dị ứng với các dị nguyên. Thông thường, mề đay ở tay chân sẽ có xu hướng ngứa nhiều hơn bình thường, bởi đây là vị trí da dày, cứng và có tần suất tiếp xúc cao với các yếu tố dị nguyên.
Do đó, để giảm cảm giác ngứa ngáy dữ dội, dân gian thường dùng lá đinh lăng kết hợp cùng muối biển sao nóng để chườm lên da. Độ nóng từ muối và lá đinh lăng sẽ làm ức chế nhanh chóng sự dẫn truyền của các dây thần kinh tại khu vực này. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái cũng như hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng dị ứng, ngứa ngáy ngoài da. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng mẹo chữa, các bạn cần thận trọng để tránh làm bỏng da.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu cần có gồm 50g muối biển, 100g lá đinh lăng tươi.
- Rửa sạch đinh lăng, để ráo rồi cho lên chảo sao cùng muối biển.
- Sao tới khi lá đinh lăng úa vàng, tỏa mùi thơm thì tắt bếp.
- Bỏ tất cả các nguyên liệu vào túi vải, chườm đắp lên vùng da bị nổi mề đay để giảm ngứa.
- Nếu vẫn còn ngứa, bạn có thể sao nóng lại nhiều lần nhưng tránh thực hiện liên tục vì có thể gây bỏng da.
Tắm lá đinh lăng chữa mề đay
Ngoài khả năng làm giảm ngứa ngáy, khó chịu, việc tắm nước lá đinh lăng còn hạn chế tình trạng hình thành mụn nhọt, phát ban, rôm sảy, viêm da dị ứng thời tiết hay viêm da cơ địa,… Phần lớn những trường hợp dùng lá đinh lăng nấu làm nước tắm chữa mề đay sẽ được kết hợp cùng muối biển, sả và ít rau kinh giới.
Cho những bạn chưa biết, kinh giới là loại rau thơm phổ biến nhưng ít ai biết tới công dụng trị bệnh của nó. Kinh giới hay còn gọi là khương giới, giả tô có khả năng thúc đẩy tuyến mồ hôi phân tiết giải co cứng. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, chống dị ứng và giảm ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cần có 1 củ sả, còn lá đinh lăng tươi, rau kinh giới chuẩn bị theo phạm vi khu vực da bị ảnh hưởng do mề đay.
- Mang lá đinh lăng, kinh giới, củ sả đi ngâm rửa với nước muối pha loãng và tiến hành loại bỏ những lá hư hỏng, sâu bệnh.
- Sau khi vớt lá đinh lăng, kinh giới ra, bạn cần rửa lại với nước sạch rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Riêng sả thì bạn thái thành từng lát mỏng để các tinh chất có trong sả có thể dễ dàng hòa tan vào nước.
- Đun sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp rồi cho nước ra chậu.
- Hòa thêm ít nước lạnh, cho thêm 1 – 2 thìa muối và dùng nước này tắm hàng ngày. Có thể tận dụng phần bã lá đinh lăng, rau kinh giới để chà nhẹ lên da, hành động này sẽ giúp bạn giảm nhanh cơn ngứa ngáy, khó chịu.
Chữa mề đay bằng lá đinh lăng và lá khế
Lá khế là thảo dược có vị chua nhẹ, tính bình, Đông y thường dùng để tiêu viêm, giảm ngứa, kháng dị ứng. Vậy nên chúng cũng được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, dị ứng thời tiết hay rôm sảy ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Để giúp quá trình điều trị và kiểm soát các triệu chứng mang lại hiệu quả tốt, các bạn nên kết hợp lá đinh lăng với lá khế. Đây là 2 dược liệu dễ tìm, an toàn, lành tính nên có thể áp dụng lâu dài mà không lo gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng cùng 1 nắm lá khế tươi.
- Sau khi loại bỏ hết những lá bị hư hỏng, vàng úa, thì ngâm qua với nước muối pha loãng.
- Sau đó vớt ra, rửa sạch 2 nguyên liệu trên với nước tầm 2 – 3 lần rồi bỏ vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Cho nước ra chậu, hòa thêm chút nước mát để tắm hoặc đợi cho nguội thì dùng khăn tắm thấm nước, lau nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa.
- Áp dụng cách chữa mề đay bằng lá khế và đinh lăng đều đặn ngày 1 lần cho tới khi bệnh thuyên giảm.
Chữa mề đay bằng lá đinh lăng với bông lúa rài và rau ngổ
Sự kết hợp giữa bông lúa rài, rau ngổ và lá đinh lăng được khuyến khích nên dùng cho những trường hợp bị mề đay, mẩn đỏ, mẩn ngứa ngoài da. Tuy nhiên do bông lúa rài thường khá khó để tìm kiếm nếu không trong mùa vụ nên không được ứng dụng rộng rãi. Song nếu có sẵn những nguyên liệu này, các bạn có thể tham khảo áp dụng theo cách chữa mề đay này.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g lá đinh lăng, 50g rau ngổ điếc cùng 6 bông lúa rài.
- Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi mang bỏ vào nồi đun cùng 1.5 lít nước trong vòng 20 phút.
- Chắt lấy phần nước, cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản rồi uống dần trong ngày.
- Sử dụng liên tục cho tới khi bệnh mề đay được cải thiện thì dừng lại.
Uống nước lá đinh lăng chữa mề đay hiệu quả
Thêm một cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng cho hiệu quả tốt mà bạn không nên bỏ qua chính là dùng làm nước uống. Cách làm này khá đơn giản, tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ. Bởi ngoài việc thanh nhiệt, nước lá đinh lăng còn hỗ trợ tiêu viêm, chống ngứa từ bên trong.
Theo đó, uống nước lá đinh lăng sẽ phù hợp với những trường hợp bị nóng trong, khiến cơ thể thường xuyên bị mề đay, nổi mẩn, mụn nhọt. Nếu dùng đúng liều lượng, nước lá đinh lăng sẽ giúp cải thiện sức khỏe, an thần, thông tia sữa và mang đến một giấc ngủ trọn vẹn hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 – 7 phút.
- Đun sôi 1 lít nước, bỏ đinh lăng vào đun thêm 5 phút thì tắt bếp và dùng uống vào buổi sáng.
- Buổi chiều bạn có thể tận dụng phần bã đinh lăng còn lúc sáng để đun thêm nước lần 2. Chú ý chỉ nên cho khoảng 300ml và dùng nước trong ngày, không để qua ngày hôm sau.
- Hãy uống nước lá đinh lăng liên tục trong 3 ngày nếu không thấy đỡ thì chuyển qua áp dụng cách làm khác.
Mẹo dùng lá đinh lăng và lá huyết dụ trị bệnh mề đay
Với các thành phần có tác dụng tan ứ, cầm máu và giảm đau có trong lá huyết dụ. Khi được kết hợp cùng lá đinh lăng sẽ làm tăng công dụng trị các triệu chứng của bệnh mề đay một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá huyết dụ và đinh lăng theo tỷ lệ 1:2.
- Sau khi rửa sạch 2 loại lá trên thì cho chúng vào nồi sắc với 1.5 lít nước.
- Đến khi nước cạn còn ⅓ lượng nước ban đầu tắt bếp.
- Mỗi lần sắc bạn chia thành 2 lần uống trong ngày, kiên trì thực hiện trong 1 tuần để cảm nhận sự thay đổi.
Chế biến đinh lăng thành món ăn thơm ngon
Ngoài việc áp dụng theo các mẹo điều trị trên, người bệnh có thể tận dụng đinh lăng để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Được biết, đinh lăng là dược liệu có tính mát nên thường được kết hợp cùng thịt, cá để tăng khả năng hấp thu của cơ thể. Thậm chí, chúng còn được dùng kèm các thực phẩm khác để tránh tình trạng bị ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng.
Cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng này không chỉ giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh mề đay hiệu quả. Những món ăn từ đinh lăng tốt cho bệnh mề đay gồm có:
- Canh đinh lăng nấu tôm: Cần chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, 100g tôm đã được sơ chế và gia vị vừa đủ. Ướp tôm với tiêu trong 5 – 7 phút. Đun sôi 1.2 lít nước rồi cho tôm vào đợi nước sôi thì vớt bọt ra. Tiếp đó, bỏ lá đinh lăng vào, đậy kín nắp, tắt bếp và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Cháo đinh lăng tim heo: Dùng 1 nắm lá đinh lăng cùng 3 ống gạo tẻ, 1 quả tim heo, gia vị. Bỏ gạo vào nồi, đun tới khi bung mềm thì cho tim heo đã cắt lát vào hầm. Cuối cùng bỏ lá đinh lăng đã thái nhỏ vào, khuấy đều, nêm nếm gia vị rồi ăn khi còn ấm.
- Canh sườn non đinh lăng: Chữa mề đay bằng nắm lá đinh lăng non, 200g sườn non, hành khô, gia vị cần thiết. Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bạn cho sườn vào nồi nấu chín mềm. Khi nước sôi, dùng thìa vớt bọt (nếu có), sau đó cho đinh lăng vào, nêm nếm gia vị rồi đậy kín nắp. Tắt bếp chờ thêm 3 – 5 phút sau thì có thể lấy ra dùng khi còn nóng.
Lưu ý khi dùng lá đinh lăng chữa mề đay tại nhà
Chữa mề đay bằng lá đinh lăng mặc dù là phương pháp an toàn, lành tính và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Nếu sử dụng đúng cách, đinh lăng có thể làm giảm nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, hạn chế các tổn thương và giúp da nhanh chóng phục hồi. Song để đạt được hiệu hiệu quả như trên cũng như hạn chế các rủi ro có thể xuất hiện, các bạn cần lưu ý:
- Mẹo dân gian trị mề đay bằng lá đinh lăng chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ. Với những trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, lở loét ngoài da kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì nên tới bệnh viện kiểm tra.
- Sử dụng nguyên liệu sạch, không bị sâu bệnh, trước khi tiến hành cần ngâm rửa lá đinh lăng với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn và các tạp chất.
- Không dùng các bài thuốc bôi, tắm, đắp khi da có dấu hiệu bị lở loét, có vết thương hở hoặc quá nhạy cảm.
- Tránh cào gãi, chà xát mạnh lên da vì hành động này có thể khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
- Áp dụng các mẹo chữa với liều lượng phù hợp, đặc biệt là bài thuốc uống. Bởi việc lạm dụng quá mức có thể gây ra hiện tượng đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Trường hợp đang mang thai, cho con bú, có tiền sử mắc bệnh huyết áp, tim mạch hoặc những bệnh nền khác thì không nên sử dụng.
- Trong quá trình dùng lá đinh lăng chữa mề đay mà xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Bệnh nhân cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ ngay để tìm xác xử lý.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt cho việc điều trị cũng như nâng cao sức đề kháng, tránh để bệnh tái phát nhiều lần. Người bệnh nên kết hợp các biện pháp chăm sóc sức khỏe một cách khoa học theo khuyến cáo như sau:
- Tránh dùng thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao hoặc từng bị dị ứng như sữa, đậu phộng, hải sản, đồ ăn cay nóng, nhiều mỡ,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, omega-3, chất xơ để giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều và hạn chế căng thẳng quá mức.
- Cách ly với dị nguyên gây dị ứng, kích ứng như mạt bụi, phấn hoa, mủ thực vật, lông động vật, hóa chất,…
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể., giúp tinh thần phấn chấn hơn.
Vừa rồi là những cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng được dân gian áp dụng phổ biến. Cách chữa này mặc dù mang tới hiệu quả chậm nhưng khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên như đã đề cập, việc dùng lá đinh lăng chỉ thích hợp để hỗ trợ điều trị cho những ca bệnh nhẹ. Để nhanh chóng khắc phục bệnh hiệu quả, tránh biến chứng, tốt nhất các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ hơn.
ArraySau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nổi...
Xem chi tiếtMề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtNổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...
Xem chi tiếtNổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtMề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!