Áp Dụng Ngay 7 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Trầu Hiệu Quả Nhất
Chữa mề đay bằng lá trầu không phải là phương pháp mới mà chúng đã được dân gian truyền tai nhau áp dụng qua nhiều đời. Đây được đánh giá là mẹo trị nổi mề đay đơn giản, dễ thực hiện và cho tác dụng tốt với những trường hợp mới khởi phát. Thêm vào đó, lá trầu còn rất lành tính, dễ tìm kiếm, giá thành rất rẻ và phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau kể cả người già, trẻ nhỏ hay phụ nữ đang mang thai,… Vậy làm sao để trị mề đay bằng lá trầu mang tới hiệu quả cao?
Dùng lá trầu chữa mề đay có hiệu quả không?
Trầu không là loại cây trồng quen thuộc tại các vùng quê ở Việt Nam. Ngoài việc sử dụng để ăn, cúng bái thì chúng còn được tận dụng để trị nhiều loại bệnh khác nhau. Nổi bật nhất chính là cách chữa mề đay bằng lá trầu được dân gian áp dụng qua nhiều đời. Vậy việc trị mề đay bằng lá trầu không có thực sự mang lại hiệu quả tốt như dân gian truyền tai nhau hay không?
Xét theo Y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi hơi hắc. Người ta thường sử dụng trầu không để hành khí, tàn hàn, chỉ thống, khu phong và chống ngứa. Bởi thế nên nguyên liệu này sẽ được dùng chủ yếu cho mục đích sát khuẩn và giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy cũng như cải thiện tình trạng nổi sẩn, viêm đỏ, mẩn ngứa.
Trong các nghiên cứu Y học hiện đại, lá trầu không có khả năng kháng sinh tốt vì chúng có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt virus. Lá trầu không còn có công dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm da nhờ khả năng ức chế tốt hoạt động của tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus.
Cũng bởi đặc tính kháng sinh mạnh mà lá trầu còn được dùng để đẩy lùi bệnh chàm, mụn nhọt. Chúng cũng có thể hạn chế tình trạng viêm da cơ địa và một số bệnh da liễu khác. Đồng thời hỗ trợ làm giảm ngứa và phục hồi làn da sau tổn thương một cách nhanh chóng.
Từ đó có thể thấy lá trầu không thực sự có khả năng hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa cũng như giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi cải thiện tốt tình trạng nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Mặc dù vậy nhưng nếu bệnh nhân thấy tình trạng nổi mề đay kéo dài kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác thì nên sử dụng thuốc Tây y để điều trị.
7 cách chữa mề đay bằng lá trầu mang tới hiệu quả tốt nhất
Từ lâu dân gian đã truyền tai nhau về các cách chữa mề đay bằng lá trầu không. Như đã nói ở trên, đây là biện pháp tuy đơn giản nhưng lại mang tới hiệu quả an toàn và đặc biệt tiết kiệm chi phí, có thể tự thực hiện tại nhà. Dưới đây là thông tin hướng dẫn về 7 cách trị mề đay bằng lá trầu không hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo áp dụng cho mình và người thân.
Mẹo dùng lá trầu không đun nước tắm trị mề đay
Chữa mề đay bằng cách đun nước lá trầu không để tắm là một trong những cách điều trị khôn ngoan với tình trạng mề đay nổi khắp người. Dùng nước trầu không để tắm sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng viêm đỏ, ngứa ngáy, nóng rát do mề đay gây nên.
Chưa kể, dược tính có trong lá trầu không còn hỗ trợ tốt cho quá trình ức chế vi khuẩn, virus và nấm men. Do đó hỗ trợ ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm, giúp da nhanh chóng hồi phục sau các tổn thương và bớt nhạy cảm hơn. Để đạt được hiệu quả tốt, bệnh nhân cần áp dụng mẹo chữa mề đay này 1 lần/ngày sẽ thấy tình trạng mẩn đỏ trên da giảm rõ rệt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Để thực hiện bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi đã được ngâm cùng với muối loãng để làm sạch. Tốt nhất bạn nên ngâm lá trong 15 phút sau đó vớt ra và để cho ráo nước.
- Khi lá đã ráo, bạn vò nát chúng và cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước.
- Đổ phần nước đã đun ra thau, hòa cùng 1 ít muối và nước mát để tắm mỗi ngày.
- Hiệu quả chữa trị bệnh mề đay sẽ có hiệu quả nếu thực hiện đều đặn 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.
Sử dụng nước lá trầu không bôi ngoài da
Trong số các cách chữa mề đay với lá trầu không thì chúng ta không thể bỏ qua mẹo thoa nước cốt lá lên da. Những hoạt chất có trong loại lá này sẽ làm giảm nhanh cơn ngứa ngáy, cũng như giúp cải thiện vùng bị viêm đỏ và làm ức chế hiệu quả các loại vi khuẩn. Mỗi ngày bạn thực hiện vài lần sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da dần thuyên giảm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không tươi mang đi rửa sạch, nên ngâm cùng nước muối để loại bỏ bụi bẩn cùng các tạp chất có hại khác.
- Giã nát lá trầu không lấy nước cốt rồi thoa trực tiếp lên chỗ da bị mẩn đỏ đã được vệ sinh sạch sẽ.
- Thoa nước lá lên da và khi nào khô nào thoa tiếp và để vậy trong khoảng 3-0 phút sau đó rửa lại với nước sạch là được.
- Mỗi ngày nên thoa nước lá trầu không lên da khoảng 3 – 4 lần để cảm nhận được hiệu quả trị bệnh.
- Với những người có làn da nhạy cảm thì bạn nên hòa thêm nước lọc cùng nước cốt trầu không để hạn chế nguy cơ bị kích ứng.
Dùng lá trầu không đắp trực tiếp lên da
Phương pháp sử dụng lá trầu không đắp trực tiếp lên da trị mề đay là biện pháp đơn giản mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể thực hiện. Những dưỡng chất có trong loại lá này sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện và làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, sưng đỏ.
Chưa dừng lại ở đó, lá trầu không còn làm ức chế và loại bỏ các tác nhân gây bệnh cũng như sát khuẩn, kháng viêm. Nếu áp dụng đều đặn và đúng cách thì biện pháp này có thể giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có 10g lá trầu không tươi đã được ngâm với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn.
- Vớt lấy lá, bỏ lên giá cho ráo rồi mang giã nhuyễn cùng 2g muối hạt.
- Làm sạch vùng da đang bị mẩn ngứa rồi đắp hỗn hợp vừa chuẩn bị lên da bị mề đay.
- Cố định lá trầu trong khoảng 25 – 30 phút, vệ sinh da bằng nước ấm là được hoặc bạn có thể dùng nước lá trầu không để tắm lại.
Chữa mề đay bằng lá trầu không kết hợp với trà xanh
Theo nhiều báo cáo khoa học, trà xanh sở hữu khả năng làm tiêu viêm, kìm hãm sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Đặc biệt chúng còn có công dụng làm dịu nhanh chóng triệu chứng khó chịu ngoài da do các bệnh da liễu gây ra, chẳng hạn như mề đay, viêm da cơ địa,…
Các đánh giá cũng cho biết, dược tính có trong trà xanh cũng tương tự như lá trầu không. Vậy nên khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ tăng hiệu quả điều trị cũng như làm giảm các nốt sẩn ngứa, nóng rát, viêm đỏ và làm dịu da vô cùng tốt. Song song với đó, các loại vitamin cùng khoáng chất có trong trà xanh sẽ giúp người dùng có được làn da trắng sáng, mịn màng hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương, hạn chế tình trạng da khô ráp do nổi mề đay.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bệnh nhân cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 1 nắm lá trà xanh. Đương nhiên để đảm bảo an toàn tránh bị viêm nhiễm hay kích ứng thì bạn nên ngâm 2 nguyên liệu trong nước muối pha loãng để sát khuẩn trong ít nhất 10 phút.
- Đun sôi 2 lít nước cùng với các loại thảo dược trên trong 10 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, chờ cho chúng nguội bớt rồi cho thêm nước mát vào tắm hàng ngày. Tận dụng phần bã trầu không và trà xanh để chà nhẹ lên vùng da bị nổi mẩn, mề đay sẽ giúp thuyên giảm cơn ngứa ngáy, nóng rát khó chịu.
- Nếu có thể bạn nên chịu khó áp dụng các chữa mề đay bằng lá trầu không kết hợp cùng trà xanh mỗi ngày để có được hiệu quả điều trị tốt.
Cách chữa mề đay bằng lá trầu không với gừng tươi
Công thức sử dụng lá trầu không kết hợp với gừng tươi trị mề đay cũng cho hiệu quả tốt và được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Theo nghiên cứu, cả gừng và trầu không đều có chứa chất Cineol, chúng có công dụng làm mát, giảm ngứa cũng như giúp diệt trừ các loại vi khuẩn có hại. Chưa kể, hoạt chất Gingerol trong gừng còn mang tới khả năng giảm đau, chống viêm cực kỳ hiệu quả.
Khi kết hợp hai nguyên liệu sẽ giúp việc kiểm soát cơn ngứa cũng như giảm các nốt mẩn đỏ trên da tốt hơn. Chưa kể, chúng cũng đóng vai trò rất lớn trong quá trình hạn chế và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh lý da liễu khác như bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, vảy nến,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Bắt đầu với việc chuẩn bị 1 nắm lá trầu tươi, ngâm lá với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ vi khuẩn.
- Rửa sạch gừng tươi sau đó thái thành từng lát mỏng để gia tăng hiệu quả điều trị.
- Cho cả 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi để nấu cùng 2 lít nước trong 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
Uống nước lá trầu không trị mề đay
Dùng lá trầu không cũng là cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian tại nhà được nhiều người đánh giá cao về độ hiệu quả. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm, đang mắc bệnh nền hoặc có vấn đề nào khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Lấy một nắm lá trầu không tươi rửa sạch, để cho ráo nước.
- Vò nát lá trầu, cho hãm với nước sôi trong 5 – 10 phút như hãm chè.
- Cuối cùng chắt lấy nước lá và uống hàng ngày. Tuy nhiên phương pháp uống nước lá trầu không cần thận trọng, với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ đang mang thai, người cho con bú hoặc trẻ em,… thì không nên dùng.
Ngâm nước lá trầu không trị mề đay
Thêm một cách chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không mà bạn không nên bỏ qua chính là ngâm mình trong nước nấu lá trầu. Biện pháp này sẽ cực kỳ thích hợp với những đối tượng bị nổi mề đay khắp người hoặc bị mề đay tại vị trí khó điều trị.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng 10 lá trầu không, rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo sau 15 phút.
- Lấy lá cho vào nồi đun với 5 lít nước sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước vào bồn tắm rồi cho nước mát vào ngâm trong 20 phút. Trong trường hợp bạn chỉ bị một vùng da nhỏ thì có thể để nước nguội bớt rồi ngâm nguyên chất như vậy sẽ tốt hơn.
- Sau khi ngâm nước lá trầu không xong, bạn rửa lại bằng nước ấm và lau khô là được.
Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá trầu không
Mặc dù các mẹo chữa mề đay bằng lá trầu không khá an toàn, nhưng để chúng phát huy tối đa hiệu quả thì bạn cần quan tâm thêm tới một vài lưu ý như sau:
- Biện pháp dùng lá trầu không chữa mề đay không mang lại hiệu quả trị bệnh cao, chúng không thể khắc phục bệnh lý hay cải thiện triệt để các triệu chứng đi kèm. Vậy nên bệnh nhân nếu không thấy các chuyển biến tích cực sau một quá trình áp dụng thì nên tới thăm khám bác sĩ. Tuyệt đối không nên lạm dụng cách chữa trị này vì chúng có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.
- Các công thức nêu trên chỉ phù hợp với những đối tượng mới bị mề đay, trường hợp mãn tính hoặc nặng hơn sẽ không mang lại hiệu quả cải thiện.
- Trị mề đay bằng lá trầu chỉ là phương pháp hỗ trợ chữa bệnh, biện pháp này không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh nên bệnh nhân bị mề đay cần hết sức lưu ý khi áp dụng.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ. Lúc này làn da đang bị tổn thương và khá nhạy cảm nên tốt nhất bạn nên sử dụng những loại sữa tắm có thành phần thiên nhiên lành tính.
- Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cũng như sinh hoạt.
- Cần tránh chà xát mạnh hoặc dùng móng tay gãi lên vùng da bị mề đay, bởi điều này có thể khiến các nốt mề đay lan rộng, tổn thương và trầy xước thêm. Thậm chí, chúng còn có khả năng gây nên tình trạng viêm nhiễm,…
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất giàu dinh dưỡng có trong rau củ quả, trái cây. Đồng thời hạn chế sử dụng chất kích thích, thức ăn chứa nhiều chất béo, đồ đóng hộp hay những đồ ăn có khả năng gây dị ứng cao.
- Luôn hình thành cho bản thân một chế độ sinh hoạt, làm việc cũng như nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể mệt mỏi khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân nên tới bệnh viện để kiểm tra và xác định mức độ phát triển của bệnh. Đồng thời thực hiện theo phương pháp điều trị và sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn để tránh các rủi ro đáng tiếc.
Nhìn chung việc chữa mề đay bằng lá trầu không có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và tình trạng bệnh lý cụ thể. Mong rằng với những thông tin trong bài viết, các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để sớm loại bỏ tình trạng bệnh lý này một cách hiệu quả và an toàn.
Array
Sau khi sinh bị nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt do thay đổi nội tiết tố và hệ miễn dịch. Trong trường hợp này, nhiều người lo lắng liệu nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không. Ở bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về vấn đề này, đồng thời tư vấn một số lưu ý ngăn ngừa nổi mề đay cho những bà mẹ bỉm sữa, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Nổi...
Xem chi tiếtMề đay mãn tính là một tình trạng da liễu phổ biến nhưng không kém phần phức tạp, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc trưng bởi các nốt sần, mảng đỏ và ngứa kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Mề đay mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, câu hỏi "mề đay mãn tính có chữa được không?" được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu...
Xem chi tiếtNổi mề đay là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Câu hỏi "nổi mề đay HIV có ngứa không?" luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân. Hiểu rõ về triệu chứng này không chỉ giúp người bệnh có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của mình mà còn giúp họ tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nguyên nhân gây ngứa khi nổi mề đay do...
Xem chi tiếtNổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng, gây ra các triệu chứng ngứa, đỏ và sưng phù, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là liệu bị nổi mề đay có được ra gió không? Việc hiểu rõ tác động của gió và các yếu tố môi trường đến tình trạng nổi mề đay là rất quan trọng để người bệnh có thể bảo vệ sức khỏe da và giảm bớt khó chịu. Bài viết này của Tổ hợp Y tế Cổ...
Xem chi tiếtMề đay là tình trạng da phổ biến ở trẻ em gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người truyền tai nhau phương pháp tắm lá dược liệu để chữa mề đay cho trẻ. Liệu cách thức này có thực sự hiệu quả hay không? Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? Những vấn đề này sẽ được chuyên gia Da Liễu tại Bệnh Viện Quân Dân 102 giải đáp trong bài viết sau. Chữa mề đay cho trẻ bằng tắm lá dược liệu hiệu quả không? Nổi mề đay ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng đều gây...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!