Điều trị viêm khớp thái dương hàm theo phương pháp nào hiệu quả nhất?
Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc chữa trị sớm và dứt điểm các triệu chứng là điều vô cùng cần thiết. Vậy điều trị viêm khớp thái dương hàm theo những phương pháp nào là hiệu quả nhất? Người bệnh cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị để cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng nhất?
Các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm
Tùy vào từng nguyên nhân của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến có thể kể đến như sử dụng thuốc Tây, điều trị theo Đông y và áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản.
Chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà
Một trong những phương pháp chữa viêm khớp thái dương hàm khá an toàn là áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản tại nhà. Hiệu quả mang lại của cách chữa này phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa viêm khớp thái dương hàm với các mẹo đơn giản dưới đây:
Dùng lá lốt
Lá lốt có tính kháng khuẩn rất tốt, có công dụng giảm thiểu các cơn đau ở ổ khớp nhanh chóng. Đồng thời, trong lá lốt còn chứa nhiều hoạt chất có công dụng khỏe gân cốt và chắc xương hiệu quả.
- Nguyên liệu: 1 năm lá lốt.
- Cách thực hiện: Đem lá lốt đi sơ chế rồi đun cùng với 100ml nước sôi và muối trắng. Khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì chắt lấy nước uống làm 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng lá ngải cứu
Lá ngải cứu có tác dụng đả thông khí huyết, tiêu viêm và giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
- Nguyên liệu: Lá ngải cứu 1 nắm.
- Cách thực hiện: Đem lá ngải cứu sơ chế, sau đó cho vào cối giã nát cùng với một ít nước. Tiếp đó, sử dụng vải sạch để chắt bỏ bã, lọc lấy nước cốt rồi pha cùng với mật ong và chia thành 2 lần uống hết trong ngày.
Sử dụng gừng
Hoạt chất trong gừng có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm và tăng cường lưu thông khí huyết.
- Nguyên liệu: Gừng 1 nhánh.
- Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nát và ngâm với rượu trắng trong khoảng 3-5 ngày. Sau đó, sử dụng rượu đã ngâm để thoa lên vùng khớp bị viêm từ 1-2 ngày đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Điều trị bệnh theo Tây y
Điều trị theo Tây y là phương pháp chữa viêm khớp thái dương hàm phổ biến giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng nhanh chóng. Ưu điểm của việc sử dụng thuốc Tây là mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc.
Dưới đây là các loại thuốc Tây điều trị viêm khớp thái dương hàm phổ biến:
- Thuốc kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 1, 2, 3, Oxacillin hoặc Penicillin G là các loại kháng sinh thường được chỉ định để điều trị viêm khớp thái dương hàm. Các loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và phòng tránh tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thuốc kháng viêm không chứa steroid được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn khớp thái dương hàm và viêm nhiễm. Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid có thể kể đến như Aspirin, Meloxicam và Diclofenac.
- Thuốc giảm đau nhức: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau như Codein, Paracetamol để ngăn chặn và giảm mức độ của các cơn đau đau cho cơ hàm khi nhai hoặc nuốt thức ăn.
- Một số loại thuốc khác: Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm triệu chứng nghiến răng, thuốc chống giãn cơ và thuốc mất ngủ.
Đối với các trường hợp bệnh nặng, nguyên nhân gây bệnh vô cùng phức tạp thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thay thế và sửa chữa các phần khớp đang bị tổn thương và viêm nhiễm.
Các phương pháp phẫu thuật này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Một số trường hợp người bệnh có đáp ứng tốt thì sau khi phẫu thuật sẽ chữa khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bị bệnh nặng, việc điều trị và phục hồi có thể kéo dài cả năm, thậm chí có thể còn phải sống chung với nó cả đời.
Lưu ý khi bị viêm khớp thái dương hàm
Việc xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ giúp người bệnh ngăn chặn được sự phát triển của các biến chứng nguy hiểm và điều trị bệnh nhanh chóng. Do đó, người bị viêm khớp thái dương hàm cần lưu ý một số điều sau:
- Bệnh nhân nên thường xuyên xoa bóp và massage cùng dưới hàm thông qua việc sử dụng lực ở các đầu ngón tay.
- Người bệnh nên chế biến thức ăn mềm hoặc cắt nhỏ, đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính dính và dai như nhai kẹo cao su.
- Hạn chế mở miệng quá rộng hoặc mở đột ngột để tránh gây tổn thương đến cơ hàm.
- Tránh tình trạng nghiến răng hoặc cắn chặt răng đi ngủ. Đồng thời, không cắn móng tay, chống cằm hoặc sử dụng các đồ ăn quá cứng.
- Nếu răng có tình trạng mọc không đều, chen chúc và xô đẩy nhau thì nên phục hồi và điều chỉnh lại răng.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, giải trí để tránh để bị căng thẳng, khiến cơ thể mệt mỏi quá độ.
- Về chế độ ăn uống, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như các loại nấm, các loại quả mọng, rau bina, óc chó, cá béo…
- Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm như thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga, thức ăn nhanh, thịt đỏ, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các loại đồ uống có chứa nhiều cồn…
- Xây dựng lối sống lạnh mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên đi thăm khám để kịp thời kiểm soát các triệu chứng của bệnh và điều trị sớm khi có kết quả chẩn đoán chính xác.
Viêm khớp thái dương ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, khi phát hiện các biểu hiện nghi vấn, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chỉ định các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm phù hợp, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
ArrayChữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...
Xem chi tiếtViêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên. Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...
Xem chi tiếtĐau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...
Xem chi tiếtViệc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!