Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp

Có nhiều cách để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, thế nhưng không phải phương pháp nào cũng có thể điều trị tận gốc. Bệnh nhân cần áp dụng đúng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp theo chuẩn của Bộ Y tế để giúp bệnh tình được cải thiện. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về hướng điều trị này.

Quy tắc điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến, có diễn biến phức tạp, không rõ nguyên nhân nhưng lại thường tiến triển ở thể mãn tính. Theo nghiên cứu, bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, tấn công mạnh mẽ vào những tế bào và mô khỏe mạnh. Bệnh để lại nhiều hậu quả và biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Nguyên tắc điều trị bệnh

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm khớp phát triển tới giai đoạn mãn tính. Do đó, khi áp dụng phác đồ điều trị các bác sĩ sẽ dựa theo một số nguyên tắc sau:

  • Điều trị triệu chứng để làm giảm nhanh cơn đau nhức, khó chịu. Hai loại thuốc điển hình được dùng là thuốc chống viêm và giảm đau. Bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi tình hình của người bệnh để có thể thay đổi phác đồ điều trị khi cần.
  • Sử dụng thuốc chuyên biệt như thuốc điều trị giảm đau chống viêm không steroid, nhóm thuốc có chứa steroid, thuốc chống thấp khớp,…
  • Dùng thuốc DMARDs sinh học, để sử dụng thuốc này cần phải thực hiện xét nghiệm chức năng gan cùng với một số xét nghiệm khác nhằm đưa ra kết quả tổng quát.
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Mục tiêu điều trị

Không phải ngẫu nhiên mà bác sĩ lại áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp. Sự thay đổi và ảnh hưởng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mỗi người. Vậy nên phác đồ điều trị cũng thay đổi để phù hợp với từng đối tượng. Mục tiêu cốt lõi nhằm:

  • Hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
  • Chống viêm, giảm sưng, bảo tồn chức năng vận động của người bệnh.
  • Giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.
  • Tập trung cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh sau điều trị.

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế

Người bệnh cần được kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng cần thiết trước khi xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ cũng dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán để xác định bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp. Dưới đây là phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất người bệnh có thể tham khảo.

Điều trị viêm khớp dạng thấp theo triệu chứng

Các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số loại thuốc nhằm giảm nhanh các cơn đau nhức, sưng tấy, chống viêm và duy trì khả năng vận động tại các khớp. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng lâm sàng.

Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs, KVKS)

Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid được chia thành hai nhóm chính. Gồm thuốc kháng viêm ức chế có chọn lọc COX2 và thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc.

Nhóm thuốc kháng viêm ức chế có chọn lọc COX2:

Một số loại thuốc trị viêm đau khớp có thể kể đến như:

  • Nhóm thuốc này thường được dùng chỉ định đầu tiên vì chúng ít tác dụng phụ. Ngoài ra chúng cũng ít tương tác với methotrexat nên có thể sử dụng lâu dài cho người bệnh.
  • Một số loại thuộc nhóm này gồm Celecoxib 200mg (mỗi ngày dùng từ 1-2 lần, Etoricoxib 60-90mg (mỗi ngày dùng 1 lần), Meloxicam 15mg (dùng tiêm bắp tay hoặc uống một lần/ngày).
Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid được chia làm hai nhóm chính
Những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid được chia làm hai nhóm chính

Sử dụng nhóm thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc:

  • Sau khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm ức chế có chọn lọc không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ chỉ định sang nhóm thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc.
  • Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh hơn, tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ như xuất huyết dạ dày tá tràng. Khi sử dụng bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng, tuân thủ theo đúng chỉ định về liều dùng.
  • Nếu phải sử dụng lâu dài cần kết hợp theo dõi chức năng của các bộ phận như gan, thận,… Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp bảo vệ dạ dày bằng thuốc ức chế bơm Proton.
  • Trong phác đồ triệu viêm khớp dạng thấp hiện nay Diclofenac là thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc được dùng nhiều nhất. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm bắp hoặc uống, liều lượng mỗi lần 75mg, mỗi ngày dùng 2 lần, dùng liên tục từ 3-7 ngày. Sau thời gian này giảm liều còn 2-3 lần/ngày, mỗi lần 50mg, liên tục từ 4-6 tuần.
  • Brexin (Cyclodextrin + Piroxicam) cũng có thể được chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng, liều lượng là mỗi ngày uống 2mg.

Corticosteroids

Đây là thuốc được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, nhằm cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trong thời gian chờ các thuốc viêm khớp dạng thấp mang lại sự thay đổi cho diễn tiến của bệnh. Một số thuốc Corticosteroids phổ biến như Prednisolone, Methylprednisolone, Prednisone,…

Các chuyên gia lưu ý, khi sử dụng nhóm thuốc này cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ sau:

  • Đối với tình trạng trung bình: Bệnh nhân chỉ sử dụng khoảng 16-32mg Methylprednisolone hoặc các thuốc tương đương vào 8h sáng sau khi ăn no, dùng 1 lần/ngày.
  • Đối với tình trạng nặng: Liều dùng Methylprednisolone cho trường hợp này được khuyến cáo là 40mg. Dùng qua đường truyền tĩnh mạch, 1 lần/ngày.
  • Đối với tình trạng đặc biệt nghiêm trọng: Lúc này người bệnh được phép dùng 500-1000mg Methylprednisolon để truyền tĩnh mạch từ 35 – 40 phút/ngày, liên tục trong 3 ngày. Sau đó giảm liều, sử dụng theo liều lượng thông thường, lặp lại mỗi tháng trong trường hợp thực sự cần thiết.
  • Đối với tình trạng bệnh phải điều trị dài hạn: Liều khởi đầu là 20mg/ngày, uống vào 8h sáng sau khi ăn no. Khi đã đáp ứng các điều trị lâm sàng thì bắt đầu giảm liều dùng, duy trì từ 5-8mg mỗi ngày. Bệnh nhân có thể ngưng dùng thuốc sau 6-8 tuần nếu được sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc Corticosteroids chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắm
Thuốc Corticosteroids chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắm

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc thấp khớp tác dụng chậm

Trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Bộ Y tế các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc thấp khớp tác dụng chậm. Tác dụng của nhóm này là làm chậm hoặc ngừng quá trình tiến triển của bệnh lý, ngăn ngừa bệnh trở lên nặng hơn.

Tuy nhiên, sử dụng nhóm thuốc này cần thời gian lâu dài và kết hợp với việc theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong quá trình điều trị. Các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng khác nhau tùy vào tình trạng bệnh của từng người. Cụ thể:

Viêm khớp nhẹ và trung bình:

  • Giai đoạn viêm khớp cấp bệnh nhân sẽ được chỉ định Methotrexat với liều khởi đầu là 10mg/lần/tuần. Liều lượng có thể thay đổi tuỳ theo hiệu quả và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người. Khoảng 7,5-15mg mỗi tuần và tối đa không vượt quá 20mg.
  • Các bác sĩ cũng có thể chỉ định Sulfasalazine với liều khởi đầu là 500mg/ngày, tăng thêm 500mg sau một tuần. Liều dùng được duy trì là 1000mg/2 lần/tuần.
  • Trường hợp các nhóm thuốc trên không hiệu quả thì bệnh nhân có thể phải kết hợp Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine và Methotrexat. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong phác đồ điều trị viêm khớp.

Với trường hợp bệnh nhân viêm khớp mãn tính kết quả điều trị sau 6 tháng không hiệu quả, lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp DMARDS với thuốc sinh học. Trước khi sử dụng thuốc sinh học người bệnh phải thực hiện các sàng lọc về bệnh lao, viêm gan và các chỉ số chức năng của thận nhằm đánh giá mức độ an toàn khi dùng thuốc.

  • Bệnh nhân có thể được kết hợp Methotrexat với thuốc kháng Interleukin 6 theo liều lượng như sau: Methotrexate sử dụng từ 10-15gr mỗi tuần, Interleukin 6 từ 4-8mg/kg cân nặng.
  • Hoặc được chỉ định kết hợp Methotrexat với thuốc kháng lympho B (rituximab). Liều lượng dùng như sau: Uống Methotrexate từ 10-15mg mỗi tuần, tiêm lympho B từ 500-1000mg theo đường truyền tĩnh mạch 2 tuần/lần.

Người bệnh cũng có thể được chỉ định thuốc đau xương khớp Methotrexate kết hợp với 1 trong 4 loại thuốc kháng TNF α. Cụ thể:

  • Etanercept 50mg: Được sử dụng tiêm dưới da 1 lần/tuần.
  • Adalimumab 40mg: Cũng dùng tương tự qua đường tiêm dưới da 2 tuần/lần.
  • Golimumab 50mg: Sử dụng qua đường tiêm dưới da 1 tháng/lần.
  • Infliximab: Tiêm tĩnh mạch với liều lượng 2-3mg/kg cho một lần dùng cho khoảng 4-8 tuần.

Nếu trường hợp sau 3-6 tháng điều trị mà các loại thuốc sinh học thứ nhất không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định thay thế loại thứ 2. Tương tự như thế cho đến khi cơ thể người bệnh đáp ứng tốt.

Các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng thể trạng của người bệnh
Các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng thể trạng của người bệnh

Điều trị phối hợp

Trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp, ngoài sử dụng thuốc người bệnh sẽ được yêu cầu áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ. Mục đích để kiểm soát triệu chứng và bảo tồn chức năng của các khớp. Người bệnh cũng được hướng dẫn sử dụng thêm những biện pháp ngăn ngừa và điều trị các bệnh kèm theo, biến chứng của phương pháp điều trị.

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ có thể giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng và bảo tồn chức năng của khớp:

  • Vật lý trị liệu

Trong thời gian dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, một chương trình vật lý trị liệu sẽ được xây dựng và áp dụng. Tác dụng của biện pháp này làm giúp giảm đau, bảo tồn chức năng của các khớp. Bên cạnh đó còn giúp tăng độ linh hoạt, thư giãn khớp xương, thư giãn các cơ và hạn chế triệu chứng cứng khớp.

  • Tắm suối khoáng

Người bệnh viêm khớp dạng thấp được khuyến khích tắm suối khoáng để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Cách này sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu, thư giãn khớp xương và các cơ, giúp giảm co thắt. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng co cứng khớp, hạn chế triệu chứng đau và giảm sưng viêm ở các khớp.

  • Vận động tại nhà

Sau thời gian áp dụng chương trình vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn luyện tập và vận động tại nhà. Biện pháp này sẽ giúp duy trì khả năng vận động của các khớp, cải thiện vấn đề teo cơ, dính khớp, cứng khớp, chống dị dạng và chống co rút gân. Khi các triệu chứng thuyên giảm, người bệnh cần di chuyển và vận động nhẹ nhàng. Sau đó sẽ tăng dần cường độ luyện tập, thực hiện nhiều lần trong ngày. Người bệnh nên thực hiện những động tác thụ động lẫn chủ động để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý luyện tập đúng với chức năng sinh lý của khớp để tránh đau và sưng khớp.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn luyện tập và vận động tại nhà
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn luyện tập và vận động tại nhà
  • Chườm nóng

Đây là biện pháp sử dụng nhiệt cao để thư giãn thành mạch, kích thích quá trình lưu thông máu về khớp xương bị tổn thương. Nhờ đó cung cấp dinh dưỡng và đẩy nhanh tiến độ phục hồi khớp viêm. Ngoài ra, chườm nóng còn có tác dụng giảm co thắt cơ và giảm co cứng, thư giãn xương khớp, giảm đau và cải thiện viêm sưng ở các khớp.

  • Phẫu thuật chỉnh hình

Phương pháp này sẽ được chỉ định cho những người bệnh bị viêm khớp dạng thấp thể nặng, các tổn thương nghiêm trọng, viêm khớp gây biến chứng hoặc có nguy cơ. Phụ thuộc vào loại tổn thương, vị trí và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể xem xét chỉ định phẫu thuật cắt xương trục hoặc phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Phòng ngừa biến chứng và tác dụng phụ

Việc sử dụng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp luôn tiềm ẩn những rủi ro không đáng có. Vì thế, trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ hướng dẫn và yêu cầu bệnh nhân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa.

  • Thường xuyên theo dõi chức năng của dạ dày nhằm chủ động phát hiện và điều trị kịp thời trong quá trình dùng thuốc. Do có khoảng 80% trường hợp người bệnh dùng thuốc bị đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính không có triệu chứng.
  • Bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc ức chế bơm proton và điều trị nhiễm khuẩn Hp trong trường hợp phải sử dụng thuốc ức chế kháng viêm không chọn lọc và thuốc sinh học trong thời gian dài.
  • Nếu người bệnh được chỉ định dùng Corticosteroid liên tục trong một tháng thì cần bổ sung canxi, vitamin D để điều trị hiện tượng loãng xương.
  • Nếu bệnh nhân có khả năng loãng xương cao thì có thể phải sử dụng Bisphosphonates để phòng ngừa.
  • Với trường hợp người bệnh đã bị loãng xương trước, tuỳ theo độ tuổi giới tính điều kiện cụ thể mà các bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn thuốc điều trị phù hợp.
  • Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị thiếu máu thì cần bổ sung sắt, vitamin B12 và axit folic.
Người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo dõi quá trình sau điều trị

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp chỉ thực sự hiệu quả nếu sau quá trình điều trị không phát hiện có biến chứng hay tác dụng phụ nào. Sau quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp cần tiến hành một số theo dõi thường xuyên như:

  • Xét nghiệm định kỳ như tế bào máu ngoại vi, protein phản ứng C, tốc độ máu lắng,… được thực hiện hai tuần 1 lần trong vòng 4 tháng đầu tiên.
  • Xét nghiệm công thức máu cấp và kiểm tra hình ảnh các vùng khớp điều trị qua CT, MRI, X-Quang nếu cần thiết.
  • Thực hiện sinh thiết gan hoặc làm các xét nghiệm về gan nếu thấy nghi ngờ bộ phận này bị tổn thương sau áp dụng phác đồ điều trị.
  • Trường hợp người bệnh có men gan cao gấp 3 lần liên tục trong các lần xét nghiệm thì cần ngưng sử dụng Methotrexat ngay lập tức.
  • Nếu như phát hiện xuất hiện tổn thương viêm khớp dạng thấp có xu hướng tổn thương ngoài khớp thì cần điều trị tích cực trong giai đoạn đầu và có thể cân nhắc dùng thuốc sinh học.

Những lưu ý trong quá trình áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Người bệnh cần lưu ý một số điều sau trong quá trình điều trị để đảm bảo phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp đạt hiệu quả cao nhất:
Cần thực hiện phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp của Bộ Y tế liên tục và lâu dài. Đồng thời người bệnh kết hợp với quá trình theo dõi thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc theo đơn cũ hoặc tăng giảm liều lượng mà chưa có sự cho phép của các chuyên gia. Bởi việc sử dụng không đúng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị và khiến triệu chứng trở nên nặng hơn.
  • Đồng thời kết hợp với chế độ tập luyện khoa học, nên tham gia thực hiện các bộ môn thể thao như yoga, đi bộ, đạp xe,… để hệ xương khớp được linh hoạt hơn.
  • Khi không biết rõ tình trạng bệnh lý của mình, bạn không nên tự ý sử dụng phác đồ điều trị của người khác, bởi mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị riêng phù hợp với thể trạng và cơ địa của mình.
  • Trong quá trình điều trị sử dụng thuốc hoặc các biện pháp hỗ trợ mà cơ thể có những biểu hiện lạ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… bệnh nhân cần nhanh chóng ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và xử lý kịp thời.
  • Người bệnh không tự ý kết hợp các loại thuốc được chỉ định với viên uống hoặc bài thuốc dân gian để tránh tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra.
  • Kết hợp phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp với việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bệnh nhân tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, D, canxi, kẽm để thúc đẩy phục hồi tổn thương. Ngoài ra cần tránh xa những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích, chất đạm,…
  • Xây dựng chế độ tập luyện hợp lý với tình trạng sức khoẻ hiện tại nhằm kiểm soát cân nặng thật tốt, tránh thừa cân, béo phì.
  • Trong thời gian điều trị bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, kết hợp dùng các dụng cụ hỗ trợ ổn định xương khớp như nẹp, nạng,…
  • Tránh việc thay đổi tư thế đột ngột hoặc mang vác vật nặng tạo nhiều áp lực lên các khớp đang bị tổn thương khiến bệnh thêm nặng hơn.

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh xương khớp phổ biến, mặc dù không gây ra nhiều nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng những biến chứng của nó có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều rắc rối về sức khỏe. Do đó, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp do Bộ Y tế đưa ra sẽ giúp bệnh được chữa khỏi nhanh hơn.

Array

Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top