Cách Ngâm Rượu Tỏi Chữa Bệnh Xương Khớp

Rượu tỏi là một phương pháp chữa bệnh xương khớp đơn giản, an toàn lại hiệu quả cao cho hầu hết mọi đối tượng. Chi tiết về cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.

Tỏi chữa đau xương khớp có tốt không?

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y hay các biện pháp phẫu thuật để chữa bệnh xương khớp thì sử dụng rượu tỏi cũng là phương án được nhiều người sử dụng.

Tỏi (tên khoa học Allium sativum) là thực vật thuộc họ Hành được dùng phổ biến để làm gia vị nấu ăn và nguyên liệu của nhiều bài thuốc chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa ung thư, kháng khuẩn, điều hòa kinh nguyệt, giảm huyết áp, nâng cao sức đề kháng.

Trong tỏi có những thành phần có tác dụng vô cùng tuyệt vời như:

  • Allicin: Có tác dụng như một chất kháng sinh do enzym alinase chuyển hóa allicin trong tỏi thành allicin. Allicin có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giảm cơn đau của bệnh viêm khớp vô cùng hiệu quả.
  • Selen: Đây là hoạt chất vi lượng cần thiết cho hoạt động sống của con người nhằm ngăn chặn những phản ứng chuyển hóa, ức chế phản ứng viêm.
  • Chất chống oxy hóa: Trong tỏi rất giàu các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa tổn thương, chống lão hóa xương,
  • Các chất calci, magie, sắt, kali, phospho: Các chất khoáng này cung cấp dinh dưỡng giúp xương cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Phytoncid: Phytoncid có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho khớp, giảm sưng đau.
  • Cholesterol: Trong tỏi còn có cholesterol có lợi giúp lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn trong cơ thể, điều hòa, nuôi dưỡng các mô khớp hoạt động dễ dàng hơn.
Rượu tỏi có nhiều hoạt chất có lợi cho bệnh xương khớp
Rượu tỏi có nhiều hoạt chất có lợi cho bệnh xương khớp

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp

Ngâm và sử dụng rượu tỏi là phương pháp phổ biến và đã có hiệu quả với nhiều người sử dụng. Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh cần chú ý từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến cũng như khâu bảo quản để đảm bảo chất lượng của rượu tỏi.

Chuẩn bị nguyên liệu

Các nguyên liệu cần thiết khi ngâm rượu tỏi gồm có:

  • 1 kg tỏi: Có thể sử dụng nhiều loại tỏi để ngâm rượu như tỏi ta, tỏi Lý Sơn… tuy nhiên khi mua người dùng cần chú ý chọn tỏi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng các loại tỏi không rõ nguồn gốc. Các củ tỏi được lựa chọn cần tươi ngon, tép to, chắc, không bị sâu hay úa vàng.
  • 2 lít rượu gạo có nồng độ cồn 40 – 42 độ: Khi ngâm rượu tỏi, người dùng nên sử dụng rượu trắng được ủ men theo cách truyền thông, sử dụng rượu nếp là tốt nhất. Ngâm tỏi trong rượu có nồng độ quá thấp sẽ khiến tỏi bị thối và các chất có lợi cho xương khớp không tiết ra được, từ đó rượu kém tác dụng.
  • Hũ/chai thủy tinh: Hũ hoặc chai thủy tinh dùng để chứa rượu tỏi cần được rửa sạch và phơi khô trước khi cho rượu tỏi vào. Chú ý không sử dụng lọ làm từ nhựa để tránh xuất hiện những chất độc hại.

Xem thêm: Top 12+ bài thuốc Nam trị viêm khớp hiệu nghiệm từ dân gian

Lựa chọn loại tỏi tự trồng là tốt nhất
Lựa chọn loại tỏi tự trồng là tốt nhất

Thực hiện và sử dụng

Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị nguyên liệu, bạn cần thực hiện theo cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp như sau:

  • Chế biến tỏi: Tỏi cần được tách thành từng tép, lột vỏ, rửa sạch với nước rồi phơi nắng đến khi ráo. Đem phần tỏi này giã dập hoặc cắt lát mỏng, như vậy thì chất allicin trong mới dễ dàng hòa tan vào rượu.
  • Ngâm rượu tỏi: Đổ các phần tỏi đã chuẩn bị ở trên vào bình, sau đó thêm rượu ngâm nguyên liệu. Công thức đã được nhiều người sử dụng là tỉ lệ 1 : 2 với 1 kg rượu thì ngâm với 2 lít rượu, đậy nắp bình thật chặt.
  • Bảo quản và sử dụng rượu tỏi: Bảo quản bình ngâm rượu tỏi ở nơi thoáng mát hoặc đem hạ thổ. Không để rượu ở nơi quá nóng và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thỉnh thoảng bạn nên lắc đều để rượu thấm sâu vào phần tỏi đang ngâm.

Với cách ngâm này, rượu tỏi có thể sử dụng sau 14 ngày. Rượu ngâm thành công có màu vàng nghệ và ngửi thấy mùi thơm đặc trưng.

Rượu tỏi ngâm khoảng 15 ngày là có thể sử dụng
Rượu tỏi ngâm khoảng 15 ngày là có thể sử dụng

Cách dùng rượu tỏi: Lấy một ít rượu thoa vào vùng xương khớp bị tổn thương rồi xoa bóp, massage nhẹ nhàng. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ có kết quả nhanh chóng.

Đây là phương pháp được đánh giá tốt nhất trong các biện pháp dân gian điều trị viêm xương khớp do rượu tỏi có thể kích thích lưu thông máu, thư giãn xương khớp, giảm đau,…

Lưu ý khi sử dụng tỏi chữa viêm khớp

Chữa bệnh xương khớp bằng cách sử dụng rượu tỏi là phương pháp được nhiều người sử dụng, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần lưu ý:

  • Tỏi có thể kích ứng da ở người có da nhạy cảm, nếu bạn có làn da mỏng, nhạy cảm, dễ kích ứng có thể sử dụng thêm bông thấm, khăn mỏng.
  • Không cho trực tiếp rượu tỏi lên vùng da có vết thương hở và vùng da trầy xước.
  • Bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ từ sớm để nếu có ý định sử dụng rượu tỏi trong thời gian dài để được tư vấn kỹ nhất.
  • Nếu bạn có những dấu hiệu bất thường như dị ứng, mẩn ngứa thì cần ngừng sử dụng ngay lập tức
  • Không sử dụng rượu tỏi cho bệnh nhân đang dùng thuốc đông máu, bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật vì tỏi làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Không sử dụng rượu tỏi cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Người bệnh xương khớp nên kết hợp dùng rượu tỏi với các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc Tây y, Đông y… theo chỉ định của bác sĩ.

Từ xưa đến nay, bệnh nhân thường lựa chọn các giải pháp điều trị đau khớp gối bằng các mẹo thuốc dân gian nhờ tính an toàn mà nó mang lại. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng mẹo dân gian này sẽ chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh còn nhẹ, cơ địa phù hợp. Vì vậy, nếu người bệnh muốn chữa dứt điểm, ngăn ngừa bệnh tái phát thì nên chủ động tìm đến các đơn vị bệnh viện uy tín thăm khám. 

Đừng bỏ lỡ:

Câu hỏi thường gặp
Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở y tế từ công lập đến tư nhân đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây khám phá top 7 địa chỉ uy tín, chất lượng hiện nay nhé! Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu Hà Nội? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm đau tại...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Phản Ứng Có Hết Không

Viêm khớp phản ứng có hết không là mối lo của rất nhiều người bệnh. Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về xương khớp xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn và có khả năng tái phát. Bệnh lý này có hết hay không phụ thuộc vào thể trạng cũng như yếu tố di truyền của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ thông tin này. Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Viêm khớp phản ứng là bệnh viêm khớp thứ phát, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn ở những vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Có Nên Tập Thể Dục

Đau khớp là bệnh lý phổ biến thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân suy giảm hoặc mất khả năng vận động hoàn toàn. Một trong những thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm là đau khớp có nên tập thể dục không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về luyện tập thể dục cho người bị đau xương khớp ở trên.  Người bị đau khớp có nên tập thể dục hay không? Đau khớp là tình trạng sụn khớp ở vị trí...

Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là bộ môn thể thao phù hợp với những người bị đau nhức xương khớp tuy nhiên bệnh nhân phải nắm rõ được kỹ thuật cũng như thật cẩn trọng trong quá trình luyện tập. Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không? Khớp háng là một trong những khớp xương lớn nhất trên cơ thể con người, chính vì vậy mà nó thường dễ dàng gặp nhiều vấn đề như đau...

Xem chi tiết
Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không

Việc mắc bệnh lý về xương khớp khiến nhiều người e ngại, cân nhắc khi thực hiện các hoạt động thể thao. Cũng chính bởi điều này khiến viêm khớp gối có nên đi bộ không trở thành một trong những thắc mắc của nhiều người. Vậy, đáp án của vấn đề này là gì và có cách đi bộ phù hợp cho người mắc viêm khớp gối hay không? [caption id="attachment_5431" align="aligncenter" width="768"] Viêm khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của rất nhiều người[/caption] Viêm khớp gối có nên đi bộ không? Khi mắc bệnh...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

[Cập nhật] Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ...
Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Đau khớp vai khi tập gym có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do tập sai tư...
Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì? Biện pháp khắc phục

Đau đầu gối khi xuống cầu thang gây nhiều phiền toái lên chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người...
Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Vì sao bị đau khớp háng khi tập yoga? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp háng khi tập yoga không phải là tình trạng hiếm gặp, thường bắt nguồn từ việc sai tư...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top