Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Điều Trị Hiện Nay

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời. 

Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò là cơ quan chính của hệ tiết niệu, khi chức năng thận suy giảm sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.

Suy thận có nguy hiểm không là điều mà nhiều người quan tâm
Suy thận có nguy hiểm không là điều mà nhiều người quan tâm

Trong đó, hệ luỵ có thể nhìn thấy ngay là thận không làm tốt nhiệm vụ bài tiết chất thải. Từ đó khiến các chất này tồn đọng trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài càng lâu càng khiến cơ thể mệt mỏi, phù nề và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Như vậy, có thể nói bệnh suy thận rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Suy thận mạn tính trải qua 5 giai đoạn với các mức độ tổn thương thận khác nhau. Để trả lời câu hỏi: “Bệnh suy thận có nguy hiểm không”, cần hiểu rõ hơn các giai đoạn của bệnh.

Suy thận mạn tính giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, thận có dấu hiệu tổn thương nhẹ. Tuy nhiên, các chức năng lọc máu, đào thải của thận vẫn bình thường (mức lọc cầu thận ≥ 90 ml/phút. Chính vì vậy, nếu không khám sức khỏe định kỳ thì rất khó phát hiện bản thân đang bị suy thận cấp độ 1.

Suy thận giai đoạn 1 chưa có nhiều biểu hiện cụ thể
Suy thận giai đoạn 1 chưa có nhiều biểu hiện cụ thể

Nếu cơ thể có các dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt kéo dài, nước tiểu ít, có màu vàng đục hoặc chân tay phù nề thì nên đi thăm khám để phát hiện bệnh sớm. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nhằm làm giảm tiến độ phát triển của bệnh và hạn chế nguy cơ chuyển sang suy thận cấp.

Suy thận mạn tính giai đoạn 2

Suy thận giai đoạn 2 bắt đầu kéo theo tốc độ lọc cầu thận giảm xuống trong khoảng 60 – 89ml/phút. Cơ thể bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, phù nề ở mặt và chân rõ ràng hơn. Nước tiểu ngả màu vàng đục, xuất hiện bọt. Bệnh nhân bắt đầu mất cảm giác ăn uống ngon miệng và thường xuyên khát nước.

Bàn chân bị phù nề khi suy thận giai đoạn 2
Bàn chân bị phù nề khi suy thận giai đoạn 2

Suy thận mạn tính giai đoạn 3

Mức lọc cầu thận tiếp tục giảm xuống còn khoảng 30 đến 59ml/phút khi suy thận tiến triển đến giai đoạn 3. Các dấu hiệu suy thận nhiều hơn và rõ ràng hơn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi triền miên, thận giảm khả năng lọc nên tích nước gây sưng phù, nhất là ở vùng quanh mắt. Thường xuyên cảm thấy khó thở, đau lưng, thỉnh thoảng còn xuất hiện các cơn chuột rút.

Dấu hiệu khó thở khi suy thận giai đoạn 3
Dấu hiệu khó thở khi suy thận giai đoạn 3

Nhiều người thắc mắc bệnh suy thận ở cấp độ 3 có nguy hiểm không? Đến giai đoạn 3, ngoài việc thận tổn thương và yếu đi nhiều hơn, suy thận còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: Thiếu máu do tụt hồng cầu, tăng huyết áp hoặc một số bệnh về xương.

Chính vì vậy, suy thận độ 3 cực kỳ nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh sẽ chuyển nặng và có thể phải chạy thận để tiếp tục cuộc sống.

Suy thận mạn tính giai đoạn 4

Mức lọc cầu thận giảm mạnh chỉ còn 15-29 ml/phút. Lúc này, bên cạnh việc điều trị nhằm làm giảm mức độ tổn thương thận thì các phương pháp thay thế phần thận bị hư tổn như chạy thận, ghép thận,… sẽ được cân nhắc.

Chạy thận giai đoạn 4 được cân nhắc
Chạy thận giai đoạn 4 được cân nhắc

Khi được chẩn đoán suy thận giai đoạn 4, không ít người thắc mắc: “Bệnh suy thận có nguy hiểm không?”. Thực tế, suy thận giai đoạn 4 cực kỳ nguy hiểm vì thận đã bị tổn thương quá nặng. Kèm theo đó là các biến chứng tăng nặng như: Tiểu đường, phù phổi, suy tim,…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Suy thận giai đoạn cuối

Mức lọc cầu thận giai đoạn cuối chỉ còn dưới 15ml/phút. Nếu lượng ure trong máu tăng cao, bệnh nhân buộc phải điều trị bằng thận nhân tạo. Cơ thể bệnh nhân cực kỳ mệt mỏi, luôn trong tình trạng khó chịu. Các biểu hiện dễ thấy nhất bao gồm: Đi tiểu ít hoặc không thể đi tiểu, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, xương đau nhức, sụt giảm cân, hôi miệng, cơ thể ớn lạnh,…

Các đối tượng có nguy cơ mắc suy thận cấp độ 5 cao thường có tiền sử bị đái tháo đường, tiểu đường, thận đa nang,…

Suy thận có chữa được không?

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh suy thận có nguy hiểm không” là có, nhất là ở những giai đoạn cuối. Tuỳ vào các giai đoạn mà bệnh suy thận có chữa được hay không. Suy thận diễn ra âm thầm và thường chỉ bộc phát dấu hiệu khi đã ở giai đoạn 2. Vì vậy, nếu không thường xuyên theo dõi những  thay đổi của cơ thể thì rất khó phát hiện.

Nếu phát hiện sớm, bệnh đang ở giai đoạn 1, 2 thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển biến xấu và ở sang giai đoạn nặng hơn thì buộc phải lọc máu, chạy thận để tiếp tục cuộc sống. Tùy vào sức đề kháng và mức độ bệnh của mỗi người mà thời gian trị bệnh cũng như tỷ lệ sống sót sẽ khác nhau.

Phương pháp điều trị suy thận hiện nay

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh suy thận có nguy hiểm không, các biện pháp điều trị bệnh cũng là nội dung người bệnh cần quan tâm. Hiện nay, cả Đông và Tây y đều có các phương pháp điều trị hiệu quả. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ khác nhau, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp phù hợp, kể cả việc kết hợp giữa Đông và Tây y lại với nhau.

Có nhiều phương pháp điều trị suy thận
Có nhiều phương pháp điều trị suy thận

Điều trị suy thận tại nhà bằng phương pháp dân gian

Với phương pháp điều trị suy thận tại nhà, người bệnh có thể dùng các bài thuốc dân gian rất dễ tìm. Các loại hạt hoặc cây thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như đậu đen, râu ngô, cỏ tranh,… hỗ trợ rất tốt trong điều trị các chứng liên quan đến thận.

Chữa suy thận tại nhà bằng đậu đen

Đậu đen có tác dụng rất tốt trong giải nhiệt, giải độc cơ thể. Trong hạt đậu đen chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như lipid, protein,… và các axit amin giúp thanh lọc máu như: Lysine, methionine, phenylalanine, tryptophan,…  Chính vì vậy, sử dụng đậu đen hàng ngày hỗ trợ đắc lực trong điều trị cho người bị các chứng thận suy.

Đậu đen có nhiều tác dụng trong việc chữa suy thận
Đậu đen có nhiều tác dụng trong việc chữa suy thận
  • Nguyên liệu: 100 gram đậu đen, 15 gram cỏ tranh, 1 lít nước lọc.
  • Cách thực hiện: Đổ nước lọc vào đậu đen và cỏ tranh. Đem đun nhỏ lửa cho ra chất. Sau đó, chắt nước ra sử dụng thay nước uống hàng ngày.

Bài thuốc chữa suy thận bằng râu ngô

Râu ngô có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, trong đó có suy thận. Với vị ngọt, tính bình, râu ngô vừa dễ uống lại giúp giải nhiệt cơ thể hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 100 gram dâu ngô, 40 gram cây sài đất, 50 gram ý dĩ, 50 gram rau má, 50 gram lá mã đề, 6 chén nước lọc.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ các nguyên liệu cùng 6 chén nước lọc sắc lửa liu riu trong khoảng 15-20 phút. Sau đó, chờ nước nguội thì sử dụng thay cho nước lọc, uống hàng ngày.

Bài thuốc từ cây nổ (cây sâm đất) chữa thận hư

Cây nổ là một dược liệu quý trong hỗ trợ điều trị thận hư, sỏi thận. Cây nổ có vị đắng, tính lạnh, giúp mát gan, lợi tiểu,…

  • Chuẩn bị: cây nổ, cây quýt gai, cây muối, cây mực mỗi thứ 30 gram; 2 lít nước lọc.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên đi phơi khô, sau đó rửa sạch và sắc với 2 lít nước. Đun đến khi nước còn một nửa thì dừng lại. Dùng nước này uống hàng ngày, liên tục trong vòng 1 tháng.

Điều trị suy thận bằng Tây y

Có ba phương pháp chính để điều trị suy thận bằng Tây y. Bao gồm: Ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là phương pháp sử dụng máy chạy thận để lọc máu ở bên ngoài cơ thể. Phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh nhân ở các giai đoạn cuối. Máu từ cơ thể bệnh nhân chạy qua hệ thống lọc sạch máu bên ngoài. Sau khi máu được lọc sạch sẽ được đưa trở lại cơ thể của người bệnh.

Quá trình lọc máu mất tầm 4 tiếng và một tuần người bệnh phải lọc máu 3 lần để duy trì sự sống. Ưu điểm của phương pháp này là các chất cặn bã trong máu được đào thải sạch sẽ. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải đi đến bệnh viện thường xuyên và phải tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Phương pháp ghép thận

Ghép thận là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị đối với các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối khi các phương pháp chạy thận và lọc màng bụng không còn hiệu quả.

Để ghép thận có thể thực hiện được, bác sĩ sẽ ghép một quả thận khỏe mạnh từ người hiến thận thay cho quả thận đã hư vào cơ thể bệnh nhân. Thận được hiến tặng có thể có cùng huyết thống hoặc không.

Phương pháp ghép thận đòi hỏi yêu cầu cực cao
Phương pháp ghép thận đòi hỏi yêu cầu cực cao

Phương pháp này có nhiều ưu điểm như giúp cơ thể bệnh nhân phục hồi các chức năng thận nhanh chóng, có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường với quả thận thật.

Tuy nhiên, phương pháp này rất khó thực hiện vì tìm được người hiến thận tương thích với cơ thể bệnh nhân là cực kỳ khó. Bệnh nhân sau khi được ghép thận cũng phải sử dụng thuốc kháng sinh chống thải ghép cả đời. Ngoài ra, chi phí phẫu thuật cao cũng khiến nhiều người không đủ điều kiện để thực hiện.

Phương pháp lọc màng bụng

Chữa suy thận bằng phương pháp lọc màng bụng giúp bệnh nhân không cần phải đến bệnh viện thường xuyên. Thao tác và quy trình thực hiện cũng đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Phương pháp lọc màng bụng
Phương pháp lọc màng bụng

Thay vì dùng một hệ thống màng lọc nhân tạo thì phương pháp lọc màng bụng sẽ sử dụng luôn lớp màng lót trong ổ bụng để làm màng lọc máu. Qua màng lọc tự nhiên này, các chất như ure, kali có nồng độ cao sẽ khuếch tán.

Trước khi được điều trị suy thận tại nhà, bệnh nhân vẫn phải thực hiện đặt ống thông trong phòng mổ. Để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh phải thực hiện đúng các bước theo hướng dẫn.

Biện pháp phòng tránh suy thận hiệu quả

Bệnh suy thận có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào từng giai đoạn và phương pháp điều trị. Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn suy thận. Vì vậy, bạn nên có các biện pháp cần thiết để phòng ngừa căn bệnh này.

Kiểm soát tốt các yếu tố dễ dẫn đến suy thận

Suy thận dễ mắc hơn ở những người có các bệnh lý nền như: Sỏi thận, viêm cầu thận, sỏi mật,… Vì vậy, việc điều trị dứt điểm các căn bệnh này sẽ giúp thận phục hồi chức năng và giảm thiểu nguy cơ suy thận.

Ngoài ra, những người mắc tiểu đường, tăng huyết áp cũng có nguy cơ mắc suy thận cao hơn. Vì vậy, cần kiểm soát để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Lối sống khoa học, tích cực

Thực hiện lối sống khoa học, tích cực không chỉ giúp phòng chống suy thận mà còn giúp bạn nâng cao chất lượng sống. Do vậy, nên tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút để cơ thể có thời gian vận động. Nhất là với nhân viên văn phòng, người bị béo phì,… thường xuyên phải ngồi nhiều.

Tập Yoga nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khoẻ cho người suy thận
Tập Yoga nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khoẻ cho người suy thận

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể tăng sức đề kháng mà còn cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh nên:

  • Bổ sung các loại rau xanh, củ quả, các loại hạt trong bữa ăn hàng ngày.
  • Hạn chế nạp các thực phẩm mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ chiên nướng,…
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, có gas, thuốc lá, chất kích thích khác,…
  • Nêm nếm lượng muối phù hợp, không ăn quá mặn. Thói quen ăn mặn sẽ khiến thận phải làm việc quá sức để đào thải ra ngoài và còn khiến cơ thể bị tích nước.

Những thông tin trên đã phần nào cung cấp các thông tin cho câu hỏi: “Bệnh suy thận có nguy hiểm không?”. Tuy có nhiều phương pháp điều trị nhưng hầu hết đều không thể trị dứt điểm nếu phát hiện suy thận ở giai đoạn nặng. Nếu nghi ngờ bản thân gặp các dấu hiệu của suy thận, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán.

ĐỪNG BỎ LỠ: 

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? Phương pháp điều trị và phòng ngừa

Suy thận gây tăng huyết áp là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Theo thống kê, thế giới hiện...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top