Chữa Suy Thận Bằng Cây Cỏ Mực
Cây cỏ mực được sử dụng trong nhiều bài thuốc Nam để chữa các bệnh khác nhau. Trong đó, cách chữa suy thận bằng cây cỏ mực được nhiều người đánh giá cao về tính an toàn, hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy, cỏ mực phát huy tối đa công dụng trong điều trị suy thận.
Công dụng của cây cỏ mực với bệnh suy thận
Cây cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi, kim lăng thảo hay hạn liên thảo. Cây mọc thành từng búi lớn ở ven đường, ao, hồ,… trên khắp nẻo đường nước ta. Từ xa xưa, cây cỏ mực được lưu truyền có công dụng chữa nhiều bệnh như: Tốt cho gan, chống nhiễm trùng, giảm đau khớp, tăng cường thị lực, phòng bệnh tim mạch, chữa viêm họng.
Suy thận là căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng thận mất chức năng đào thải cặn bã. Bài thuốc Đông y sử dụng cỏ mực chữa suy thận khá hiệu quả, giúp loại bỏ nhanh chóng các nguyên nhân gây ra suy thận. Vì loại thảo dược này có tính hàn, giúp thanh nhiệt, bồi thận âm và ổn định chức năng của thận.
Chữa suy thận bằng cây cỏ mực vừa an toàn lại lành tính. Sử dụng cỏ mực có tác dụng đẩy lùi các chứng bệnh, ngăn chặn biến chứng do suy thận gây ra. Thực tế, cây cỏ mực đã được nhiều người sử dụng để chữa suy thận và hiệu quả mang lại khá tích cực..
Các bài thuốc chữa suy thận bằng cây cỏ mực
Cây cỏ mực có tính hàn, vị ngọt chua, đặc biệt không có độc. Trong cây cỏ mực chứa các hoạt chất như ancaloit, caroten, tanin, tinh dầu, các loại vitamin. Những hoạt chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ chức năng thận hiệu quả. Cỏ mực được dùng kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa suy thận bằng cây cỏ mực hiệu nghiệm bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1: Nước cây cỏ mực
Bài thuốc này chỉ sử dụng cây cỏ mực phơi khô sau đó đem sắc nấu và uống hàng ngày. Tác dụng của bài thuốc này là cải thiện chức năng thận và các triệu chứng bệnh gây ra.
Nguyên liệu: Cây cỏ mực khô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cỏ mực, để cho ráo, sau đó cắt nhỏ rồi phơi khô.
- Lấy một nắm cỏ mực đã sấy hoặc phơi khô bỏ vào nồi với khoảng 2 bát nước, đun sôi trong 15 phút.
- Chắt lấy phần nước và để nguội uống.
Bài thuốc số 2: Chữa suy thận bằng cây cỏ mực và đỗ đen
Hạt đỗ đen chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Với tính hàn, vị ngọt, chứa nhiều nước nên đỗ đen giúp bổ thận, có tác dụng điều trị bệnh. Kết hợp đỗ đen và cỏ mực là cách chữa suy thận bằng thuốc Nam hiệu nghiệm.
Đối với người bệnh suy thận ở giai đoạn đầu, sử dụng bài thuốc kết hợp đỗ đen và cây cỏ mực làm tăng hiệu quả điều trị. Bài thuốc này không có ảnh hưởng xấu hay tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Nguyên liệu: Cỏ mực khô 30gr, đỗ đen rang cháy 40gr.
Cách thực hiện:
- Cỏ mực hái về đem rửa sạch, thái nhỏ, sấy hoặc phơi khô.
- Đỗ đen cho vào chảo rang cháy.
- Lấy 30gr cỏ mực khô, 40gr đỗ đen rang cháy, bỏ vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi 15 – 20 phút. Dùng uống hàng ngày như nước lọc.
- Uống hết đợt nước đầu, thêm nước mới tiếp tục đun 2 – 3 lần rồi thay thang mới
Lưu ý: Mỗi thang chỉ sử dụng trong 1 ngày.
Bài thuốc số 3: Chữa suy thận bằng cây cỏ mực và đăng tâm thảo
Đăng tâm thảo có công dụng tăng cường, bồi bổ chức năng thận. Theo Đông y, đăng tâm thảo có vị ngọt, tính bình. Hoạt chất của cây tác động vào kinh can và thận nên có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ độc tố và chất thải. Kết hợp giữa cây cỏ mực và Đăng tâm thảo vừa an toàn, lành tính, điều trị suy thận hiệu quả.
Nguyên liệu: Cỏ mực khô 20gr, đăng tâm thảo sao vàng 20gr.
Cách thực hiện:
- Cỏ mực hái về đem rửa sạch, thái nhỏ, sấy hoặc phơi khô.
- Đăng tâm thảo rửa sạch, đem đi sao vàng,
- Lấy cỏ mực, đăng tâm thảo mỗi loại 20gr đun sôi với 300ml nước cho đến khi còn nửa bát. Uống làm 2 lần trong ngày.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bài thuốc số 4: Cỏ mực + Cây nổ + Quýt gai + Cây muối
Cây nổ được biết đến có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Cây quýt gai là vị thuốc quan trọng trong điều trị thận hư. Cây muối được trồng nhiều ở miền Nam, có tác dụng hiệu quả trong chữa bệnh thận hư.
Nguyên liệu: Cỏ mực, cây nổ, cây quýt gai, cây muối mỗi loại 20gr.
Cách thực hiện:
- Cỏ mực, cây nổ, cây quýt gai, cây muối đem phơi khô.
- Lấy mỗi loại 20gr đem đun với 1,5 lít nước cho đến khi còn 60ml. Dùng uống dần trong ngày.
Lưu ý khi chữa suy thận bằng cây cỏ mực
Khi điều trị suy thận bằng cây cỏ mực người bệnh cần kiên trì, không nóng vội. Bệnh tình thuyên giảm nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người. Nên nhớ đặc tính của thuốc Nam là phát huy công dụng chậm. Bên cạnh đó, khi chữa suy thận bằng cây cỏ mực cần lưu ý một số vấn đề sau :
- Bài thuốc chỉ có hiệu quả với trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh nặng thì bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị, chứ không khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế chẩn đoán tình trạng bệnh.
- Sử dụng bài thuốc chữa suy thận bằng cây cỏ mực đều đặn hàng ngày, không bỏ giữa chừng. Bài thuốc từ cây cỏ mực có vị đắng, hơi khó uống. Mặc dù vậy, cần kiên trì sử dụng, uống đúng liều để đạt được hiệu quả mong muốn.
- Không lạm dụng uống quá nhiều nước sắc cỏ mực. Vì có thể tăng áp lực lòng mạch, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp trong suy thận mạn.
- Không được sử dụng cỏ mực để điều trị suy thận cho phụ nữ mang thai.
- Phải rửa sạch cây cỏ mực. Vì cây này mọc thấp, sống ở ven ao, hồ nên có nhiều bụi bẩn. Có thể ngâm cỏ mực với nước muối loãng để đảm bảo sức khỏe.
- Người đang bị bệnh tiêu chảy thì không được uống thuốc từ cây cỏ mực.
- Người bệnh nên kết hợp song song việc sử dụng cỏ mực với chế độ sinh hoạt,dinh dưỡng hợp lý. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu vitamin. Hạn chế thực phẩm natri, kali trong bữa ăn. Kiêng đồ cay nóng, dầu mỡ và các chất kích thích (rượu, bia).
- Tăng cường sức đề kháng, lưu thông máu bằng các hoạt động thể dục, thể thao. Rèn luyện thể chất qua các môn như đi bộ, bơi lội, yoga, dưỡng sinh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và tăng cường quá trình trao đổi chất.
Chữa suy thận bằng cây cỏ mực là phương pháp an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, còn tuỳ vào tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà thuốc có tác dụng nhanh hay chậm. Người bệnh nên đến cơ cơ sở y tế thăm khám và được chẩn đoán tình trạng bệnh. Đồng thời, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác, không được bỏ thuốc giữa chừng.
ArrayĐỪNG BỎ LỠ:
Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời. Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...
Xem chi tiếtKhám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...
Xem chi tiếtSuy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!