Bấm Huyệt Chữa Suy Thận

Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa suy thận giúp đấng mày râu lấy lại bản lĩnh. Phương pháp này dùng lực ngón tay áp tác động vào huyệt vị quan trọng, qua đó cải thiện chức năng hoạt động của thận. Theo đánh giá của nhiều người, đây là biện pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm đáng kể chi phí.

Bấm huyệt chữa suy thận là gì?

Bấm huyệt chữa suy thận là việc ứng dụng tinh hoa Đông y trị bệnh, không sử dụng thuốc. Phương pháp này sử dụng lực từ ngón tay cùng với kỹ thuật của bác sĩ, ấn vào các huyệt đạo có liên quan đến thận giúp bệnh nhân loại bỏ các dấu hiệu bị suy thận.

Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa suy thận
Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa suy thận

Lực từ ngón tay vừa đủ tác động lên huyệt đạo có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, làm giảm ứ trệ, dần dần biến mất các triệu chứng của suy thận. Tuy nhiên, bấm huyệt không phải là phương pháp có thể áp dụng độc lập. Vì vậy cần kết hợp với một số phương pháp khác để chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Ưu/Nhược điểm của phương pháp

Chữa suy thận bằng phương pháp bấm huyệt vừa an toàn và hiệu quả mang lại cao. Khi được thực hiện đúng kỹ thuật, kết hợp với các phương pháp khác sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ xuất hiện tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn.

Ưu điểm khi bấm huyệt chữa suy thận

Phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu có nhiều ưu điểm vượt trội. Nếu kiên trì và thực hiện đúng sẽ giúp phục hồi chức năng thận, nâng cao hiệu quả điều trị suy thận. Không những giúp cải thiện khả năng sinh lý mà còn tăng cường sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Hiệu quả nhanh chóng, ngay lần trị đầu tiên.
  • Không gây đau đớn, không gây tổn thương lên các bộ phận của cơ thể.
  • An toàn, không sử dụng thuốc, không gây ra tình trạng nhờn thuốc.
  • Nguy cơ tái phát thấp, ổn định khí huyết, kinh mạch, ngăn ngừa yếu tố xâm hại từ bên ngoài.
  • Nhờ đả thông kinh mạch mà người bệnh được thư giãn, giảm căng thẳng.
  • Hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh.
  • Tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của phương pháp bấm huyệt

Nếu tự thực hiện bấm huyệt tại nhà hoặc ở những cơ sở không có giấy phép, khả năng cao bị sai kỹ thuật. Thực hiện sai kỹ thuật không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà có thể để lại biến chứng.

Tác dụng phụ của phương pháp bấm huyệt có thể kể đến như:

  • Đau nhức ở vị trí bấm huyệt.
  • Xuất hiện vết bầm tím, sưng.
  • Có hiện tượng buồn nôn nhẹ.
Nếu thực hiện sai kỹ thuật, bấm huyệt có thể để lại biến chứng
Nếu thực hiện sai kỹ thuật, bấm huyệt có thể để lại biến chứng

Bấm huyệt chữa suy thận có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa suy thận là một lựa chọn tối ưu dành cho người bệnh. Đây là phương pháp dùng áp lực từ ngón tay tác động một lực vừa đủ vào những vị trí huyệt đạo, đả thông kinh mạch, giải phóng tình trạng gây ra suy thận.

Bấm huyệt đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của bác sĩ, kinh nghiệm và sự am hiểu về kinh mạch huyệt vị. Phương pháp này không sử dụng thuốc nên tính an toàn cao. Khi huyệt đạo được khai thông sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tinh thần người bệnh cũng tốt lên rất nhiều.

Nếu thực hiện đúng phương pháp sẽ hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả. Muốn có kết quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì, kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, vận động.

XEM THÊM:

Các huyệt đạo chữa suy thận, thận yếu

Một số triệu chứng do suy thận gây ra như tiểu đêm, mất ngủ, tóc bạc sớm, đau lưng, mỏi gối, yếu sinh lý… Nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ chuyển sang mãn tính, khó chữa khỏi. Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu ích.

Huyệt khí hải:

  • Vị trí: Cách rốn khoảng 1,5 cm.
  • Tác dụng: Ích nguyên, bổ thận, lưu thông khí huyết.

Huyệt thận du:

  • Vị trí: Nằm tại gai đốt sống số 2 ngang tầm 1.5 thốn.
  • Tác dụng: Điều trị chứng di tinh, mộng tinh, liệt dương, thận hư.

Huyệt dũng tuyền:

  • Vị trí: Ở bàn chân, ngay chỗ lõm cách 3/5 sau tính theo đường nối giữa gót chân với ngón chân thứ 2.
  • Tác dụng: Giúp phục hồi sức khỏe và điều hòa tâm lý của bệnh nhân.

Huyệt quan nguyên:

  • Vị trí: Dưới rốn khoảng 3 cm.
  • Tác dụng: Huyệt đạo khai thông giúp điều hoà khí huyết.

Huyệt Thái khê:

  • Vị trí: Gần mắt cá chân, ở vùng bờ lõm phía sau.
  • Tác dụng: Tăng cường chức năng thận, kiện gân cốt.

Huyệt Đại trường du:

  • Vị trí: Cách đốt xương sống thứ 16 1,5 thốn, huyệt có 2 vị trí ở 2 bên cột sống,
  • Tác dụng: Chữa chứng táo bón, ỉa chảy, liệt chi dưới,…
Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định các huyệt đạo khác nhau
Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định các huyệt đạo khác nhau

Huyệt Quang nguyên du:

  • Vị trí: Dưới đốt sống thứ 17, đo ngang khoảng 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Chữa đau lưng do thận yếu.

Huyệt Tiểu trường du:

  • Vị trí: Dưới gai đốt sống thứ 18, đo ngang khoảng 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Chữa chứng đái buốt, đái rắt, đái dầm, trĩ,…

Huyệt Bàng quang du:

  • Vị trí: Dưới đốt sống thứ 19, đo ngang 1,5 tấc.
  • Tác dụng: Chữa đau sưng đường sinh dục, táo bón,…

Huyệt Thứ liêu:

  • Vị trí: Giữa chỗ lõm giáp xương sống, ở lỗ hổng thứ 2.
  • Tác dụng: Chữa bệnh do thận yếu gây nên như liệt dương, di tinh, mộng tinh, đau lưng.

Huyệt Hội dương:

  • Vị trí: Nằm hai bên xương cụt.
  • Tác dụng: Trị các chứng bệnh do suy thận và ỉa chảy, trĩ, liệt dương,…

Huyệt Thừa phù:

  • Vị trí: Giữa nếp gấp mông.
  • Tác dụng: Chữa bệnh đau hông các dây thần kinh xung quanh.

Các bước bấm huyệt

Quy trình bấm huyệt chữa suy thận sẽ gồm 5 bước, bệnh nhân nên thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Bước 1: Thăm khám lâm sàng thông qua một số câu hỏi, bắt mạch và chẩn đoán.
  • Bước 2: Kết luận về tình trạng bệnh, bác sĩ đưa ra phác đồ cụ thể để tư vấn cho bệnh nhân.
  • Bước 3: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm thả lỏng cơ thể theo tư thế phù hợp. Sau đó bác sĩ tiến hành vệ sinh, sát khuẩn vùng da bấm huyệt. Xoa bóp vùng da chuẩn bị bấm huyệt. Định vị vị trí các huyệt đạo và thực hiện bấm huyệt.
  • Bước 4: Bệnh nhân nằm theo dõi sức khoẻ.
  • Bước 5: Kiểm tra tình trạng hiện tại, hẹn lịch khám lại.
Bấm huyệt chữa suy thận: Phương pháp thực hiện và lưu ý
Bấm huyệt chữa suy thận: Phương pháp thực hiện và lưu ý

Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa suy thận

Phương pháp bấm huyệt không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn suy thận kinh niên. Hơn nữa, thận là cơ quan quan trọng điều hoà nhiều hoạt động của cơ thể nên khi thực hiện bấm huyệt cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên kết hợp với việc xoa bóp để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giải phóng ứ trệ vùng tổn thương.
  • Trong trường hợp cần thiết có thể châm cứu, nhưng cần có sự cho phép của bác sĩ.
  • Kết hợp sử dụng thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc, chế độ dinh dưỡng phù hợp để có kết quả tốt nhất.
  • Xác định đúng vị trí huyệt đạo, cắt móng tay 2mm để tránh tổn thương lên da và mô mềm.
  • Chỉ bấm huyệt khi người bệnh có tâm lý ổn định.
  • Để đảm bảo an toàn và thực hiện đúng phương pháp, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Tăng cường hoạt động thể chất như chạy bộ, tập gym,… để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị.
  • Những người không nên bấm huyệt: Phụ nữ mang thai, bệnh nhân đông máu, người có vết thương hở, người bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm vòi trứng vỡ…

Mặc dù bấm huyệt chữa suy thận, thận yếu rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng. Vì vậy, bạn cần có sự thăm khám, trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện để tránh rủi ro. Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể điều chỉnh, kết hợp nhiều huyệt đạo cùng lúc để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Suy Thận Có Nguy Hiểm Không

Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và các diễn biến của bệnh. Đối với những người đang có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận, việc đầu tiên nên làm là thực hiện các xét nghiệm thận để có phác đồ điều trị kịp thời.  Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Các giai đoạn của bệnh Bệnh suy thận có nguy hiểm không là câu hỏi rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vai trò...

Xem chi tiết
Khám Suy Thận Ở Đâu

Khám suy thận ở đâu tốt nhất là vấn đề mà nhiều người bệnh cực kỳ quan tâm. Bởi chỉ khi được kiểm tra và điều trị chất lượng thì bệnh mới nhanh chóng được giải quyết, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay danh sách địa chỉ khám suy thận dưới đây. Những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ thăm khám suy thận Suy thận được hiểu là tình trạng thận suy giảm chức năng hoạt động. Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người...

Xem chi tiết
Suy Thận Có Con Được Không

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế, các chuyên gia khẳng định, tuỳ vào mức độ bệnh và thời điểm mang thai mà người suy thận vẫn có khả năng sinh con bình thường. Suy thận có con được không? Suy thận có con được không luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người làm cha mẹ đang mắc căn bệnh này. Khi bị suy thận, chức năng lọc của thận sẽ bị suy giảm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Cả nam...

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Thiếu máu trong suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thiếu Máu Trong Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Thiếu máu trong suy thận mạn là biểu hiện phổ biến mà người bệnh gặp phải. Tình trạng này cho...
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình chạy thận của Bộ Y tế

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top